Khu công nghệ thông tin tập trung cầu giấy ở đâu

Mã số thuế: 0103240395 Địa chỉ: Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Đại diện pháp luật: Vũ Ngọc Kỳ Trạng thái: Đang hoạt động

CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THT

Mã số thuế: 0110013996 - Đại diện pháp luật: Phạm Hoàng Tùng
Địa chỉ: Số 1A, ngách 23, ngõ 38, đường Xuân La, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH GENT STEAK

Mã số thuế: 0110013883 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Tuấn Anh
Địa chỉ: Số 79, Đường Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN VINFA

Mã số thuế: 0110014171 - Đại diện pháp luật: Trần Kiên Cường
Địa chỉ: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, KĐT sinh thái Vinhomes Riverside, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH MTK SMILE

Mã số thuế: 0110014005 - Đại diện pháp luật: Đỗ Văn Đồng
Địa chỉ: Số 160 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH ROYAL WINE

Mã số thuế: 0110014037 - Đại diện pháp luật: Hoàng Văn Thắm
Địa chỉ: Số 15, Ngách 39, Ngõ 29 Phố Khương Hạ, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH SUGARMENT

Mã số thuế: 0110014044 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Địa chỉ: Số 36 ngõ 211 Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH D2TECH

Mã số thuế: 0110014012 - Đại diện pháp luật: Trần Công Đức
Địa chỉ: Số 149 Chính Kinh, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy vừa chính thức được trao Giấy chứng nhận là “Khu Công nghệ thông tin tập trung” đầu tiên tại Hà Nội.

Tại lễ trao giấy phép hôm nay, 8/10, Bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, việc Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là đây khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung đầu tiên tại Hà Nội và thứ 3 tại Việt Nam sẽ giúp quy tụ các doanh nghiệp CNTT thành khối liên kết hỗ trợ vì sự phát triển chung của ngành CNTT Hà Nội, tạo ra một điểm thu hút các đối tác nước ngoài đến làm việc tại Hà Nội

Khu CNTT tập trung Cầu Giấy có tiền thân là Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy, được thành lập theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 3/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ, quy mô 8,35 ha được chia thành 3 khu riêng biệt với mục tiêu đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận Cầu Giấy, thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Qua 12 năm hình thành và phát triển, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy đã trở thành một khu tổ hợp văn phòng với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng hiện đại. Toàn khu có 29/36 tòa nhà đã xây dựng hoàn chỉnh và đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, thu hút 235 doanh nghiệp tới thuê địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây. 

Nhiều doanh nghiệp CNTT lớn như FPT, CMC, Viettel, MISA, Hài Hòa, Elcom,… hoạt động trong khu với số lượng lao động liên quan đến lĩnh vực CNTT lên tới hơn 10.000 người, chiếm hơn 61% tổng số lao động.

Hà Nội đang tăng tốc độ thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của Thủ đô.  Nằm trong chiến lược này, Ngày 28/8/2013, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông VN đã quyết định công nhận cụm Tiểu thủ công nghiệp nhỏ Cầu Giấy thành Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy-Hà Nội, với diện tích 8,35ha. Đây là KCN đầu tiên của Hà Nội trong lĩnh vực CNTT. Như vậy, Việt Nam đã có 3 khu CNTT tập trung đó là: KCN phần mền Quang Trung (Tp. Hồ Chí Minh), Khu CNTT Đà Nẵng và Khu CNTT tập trung Quận Cầu Giấy - Hà Nội.  Để tìm hiểu thông tin về KCN này, phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với Trưởng Ban quản lý KCN - Ông Vũ Ngọc Kỳ. Lê Hiền thực hiện.

Khi DN đầu tư và Khu CNTT Quận Cầu Giấy thì sẽ có những ưu đãi gì, thưa ông?

Đây là Khu CNTT đầu tiên của Hà Nội. Chính vì vậy, lãnh đạo TP rất quan tâm đến việc thu hút nhà đầu tư vào KCN này. Các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT sẽ được hưởng các ưu đãi như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất (50% theo điều 21,22 của Nghị định 154 CP)... đồng thời có lợi về mặt thương hiệu khi giao dịch với đối tác nước ngoài. Ngoài ra, vì đây là mô hình mới của Thủ đô Hà Nội nằm trên địa bàn Quận Cầu Giấy nên thành phố sẽ tạo điều kiện về thủ tục cải cách hành chính thuận lợi nhất với nhà đâu tư khi kinh doanh tại KCN. Trong quá trình hoạt động thực tiễn sẽ phối hợp với nhiều sở, ngành của Hà Nội nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư vào KCN. Mới đây, trong buổi làm việc với UBND Thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT- TT Nguyễn Bắc Son còn đốc thúc Hà Nội cần khẩn trương hoàn thiện các văn bản, thủ tục có liên quan theo hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Khu công nghệ thông tin tập trung cầu giấy ở đâu

Sau 1 năm đi vào hoạt động, tình hình thu hút đầu tư vào Khu CNTT tập trung như thế nào thưa ông?

 Khu CNTT tập trung Quận Cầu Giấy đã trở thành một khu tổ hợp văn phòng với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Hiện với quy mô 8,35 ha. Được chia thành từng khu riêng biệt. Khu CNTT Cầu Giấy có 36 tòa nhà văn phòng, thu hút 285 DN tới thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh. Trong đó có 85 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Nhiều DN CNTT lớn như FPT, CMC, Viettel, Elcom… hoạt động trong khu với số lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT hơn 8.000 người. Cùng với Khu phầm mềm Quang Trung tại Thành Phố HCM, khu phần mềm Đà Nẵng,khu  CNTT tập trung Quận Cầu Giấy sẽ trở thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam.  Có thể nói, đây sẽ là mô hình thành công của Hà Nội trong việc thu hút chất xám của cả nước, đồng thời đóng góp lớn cho thu ngân sách của Thành phố. Tới đây, Hà Nội sẽ mở rộng thêm 3 khu nữa tại các quận, huyện khác trên địa bàn TP.

Đâu là định hướng thu hút đầu tư vào Khu CNTT tập trung Quận Cầu Giấy thời gian tới?

Khu CNTT tập trung quận Cầu Giấy tiếp tục thực hiện lộ trình mở rộng và thu hút các DN trong ngành CNTT… Dự kiến trong khoảng 5 năm tới phấn đấu tỷ trọng DN công nghệ thông tin  và lĩnh vực liên quan phụ trợ có hoạt động trong Khu đạt khoảng 80% số DN. Tiếp tục nâng tỷ trọng nhân lực CNTT lên đạt 70%-80% số lao động. Tiến tới hình thành mạng lưới DN hỗ trợ, phát triển các sản phẩm phụ trợ tại các khu vực lân cận hình thành mạng lưới phát triển trong Quận Cầu Giấy.

Hà Nội đang tập trung thu hút đầu tư Nhật Bản, hy vọng là thời gian tới chúng tôi sẽ thúc đẩy kênh tuyên truyền, quảng bá Khu CNTT  tới thị trường Nhật và sẽ đón làn sóng đầu tư từ thị trường Nhật mạnh hơn nữa.

Để tăng tốc phát triển Khu CNTT tập trung Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cần có những hỗ trợ gì nữa?

Trong buổi làm việc với TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT- TT đã có những khuyến nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư cũng như hoàn thiện bố máy bộ tổ chức của BQL Khu CNTT tập trung Quận Cầu Giấy.

Thực tế, chúng tôi đã được sự chỉ đạo sát sao, hỗ trợ kịp thời giải quyết những vướng mắc của Ban Lãnh đạo Quận Cầu Giấy, sở TTTT và các sở ban ngành của Thành phố nên mặc dù mới hoạt động nhưng hiệu quả của KCN này đã thấy rõ. Cùng với Giáo dục thì Khu CNTT tập trung  này đã đưa Quận Cầu Giấy là mốc son góp phần làm sáng bức tranh kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Tin vui là Thành phố vừa quyết định đầu tư 30 tỷ đồng để nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy. Thành phố cũng đang yêu cầu các sở, ngành tập trung nghiên cứu các cơ chế chính sách, cũng như mô hình hợp lý đối với Khu công nghệ thông tin tập trung đầu tiên của Thủ đô, giao sở TT và TT làm đầu mối

Đến năm 2015, Hà Nội xác định sẽ đưa lĩnh vực công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Khu công nghệ thông tin tập trung cầu giấy ở đâu
Các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin sẽ được hưởng lợi khi nằm trong khu công nghệ thông tin tập trung.

Đây là Khu công nghệ thông tin tập trung thứ 3 của cả nước được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận sau Công viên phần mềm Quang Trung (TP HCM), khu Công viên phần mềm Đà Nẵng (TP Đã Nẵng) và là khu đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành Giấy chứng nhận Khu Công nghệ thông tin tập trung số 01/2013/GCN-BTTTT. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư và hoạt động trong Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy (Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy, Hà Nội) được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với khu công nghệ cao.

Quảng cáo

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay sẽ phối hợp với UBND quận Cầu Giấy và các sở, ngành liên quan bàn phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp và tham mưu cho UBND thành phố chính sách hỗ trợ riêng với khu vực này. Doanh nghiệp, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ hưởng lợi ích về mặt thương hiệu, tạo được tin cậy và ấn tượng tốt khi giao dịch với đối tác nước ngoài nhờ quyết định công nhận này.

Quảng cáo

Tác giả của ý tưởng đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông để công nhận Khu công nghệ thông tin tập trung cho Hà Nội là ông Tô Văn Động, nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Nội. Hiện ông Động giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội (VH TT & DL).

Trao đổi với VnExpress.net, ông Tô Văn Động cho biết ý tưởng này xuất hiện khi cá nhân ông thấy 2 thành phố lớn khác là TP HCM và Đà Nẵng có khu công nghệ thông tin tập trung mà thủ đô lại chưa. "Khu công nghiệp Cầu Giấy có đủ điều kiện để được công nhận nên sau khi nhậm chức 3 tháng, tôi đã xin ý kiến Sở và cùng với quận Cầu Giấy để làm hồ sơ, hoàn tất thủ tục xin Bộ", ông nói. Cựu lãnh đạo Sở TT-TT nhận định tương lai khu vực này sẽ còn phát triển hơn nữa, cải tạo cảnh quan môi trường cũng như thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tham gia.

Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy có quy mô 8,35ha, thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được thành lập từ ngày 31/7/2001. Hiện Cụm có 36 doanh nghiệp đầu tư xây dựng các tòa nhà, văn phòng. Trong đó, 29 doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh và đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Tại đây cũng hình thành các tòa nhà công nghệ thông tin và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như Viettel, FPT, Hài Hòa, Elcom, Misa… với nhân lực chiếm 61,66% tổng số lao động toàn cụm.

Anh Quân