Khủng hoảng lương thực là gì

Khủng hoảng lương thực - "quả bom xã hội" thời hậu Covid-19

Đăng ngày: 01/05/2020 - 11:06

Khủng hoảng lương thực là gì
Hàng triệu người dân châu Phi thường xuyên thiếu thực phẩm. Ảnh: AP

Theo báo cáo của LHQ, gần 40% dân số thế giới (khoảng ba tỷ người) không đủ tiền để có được các chế độ ăn lành mạnh. Tỷ lệ người đói, suy dinh dưỡng và béo phì đều gia tăng. Tác động kinh tế do dịch Covid-19 gây ra khiến tình hình vốn đã xấu càng trở nên tồi tệ.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng lan rộng

Đại dịch đẩy thêm 140 triệu người vào cảnh không thể tiếp cận những thực phẩm thiết yếu. Ngoài ra, cách thức sản xuất, tiêu thụ và lãng phí thực phẩm của con người cũng đang gây hậu quả cho Trái đất, cũng như đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và môi trường, khiến thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2020, thế giới có gần 2,37 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực, tăng 320 triệu người chỉ trong vòng một năm. Trong khi đó, Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực (GNAFC) cho biết, số người bị mất an ninh lương thực và cần hỗ trợ khẩn cấp cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua. Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của LHQ (FAO) công bố cuối năm 2020 cho thấy, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tập trung tới hơn một nửa trong số 688 triệu người trên toàn cầu bịsuy dinh dưỡng.

Đặc biệt, tại Nam Á, do dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, số người rơi vào tình cảnh đói ăn dự kiến sẽ tăng lên 330 triệu trong vòng 10 năm tới. Khoảng 155 triệu người trên thế giới thường xuyên thiếu thốn thực phẩm, trong đó người dân châu Phi chiếm tới hai phần ba. Tuy nhiên, các khu vực khác trên thế giới cũng không miễn nhiễm, với Yemen, Afghanistan, Syria và Haiti nằm trong số 10 quốc gia bị khủng hoảng nặng nề nhất. Ngoài ra, có ítnhất 28 triệu người nữa đang đứng trước ngưỡng khẩn cấp của khủng hoảng lương thực, có nghĩa là họ chỉ cách nạn đói một ranh giới mong manh.

FAO cảnh báo, 8,7% dân số khu vực Trung Mỹ, khoảng 15,2 triệu người, đang trong tình trạng thiếu ăn hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận lương thực. FAO cũng chỉ ra rằng 65,7 triệu người, chiếm 37,4% tổng dân số của khu vực Trung Mỹ, rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng. Tại khu vực thuộc Hệ thống hội nhập Trung Mỹ (SICA), bao gồm Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Belize và CH Dominica, 13,1% dân số (ước khoảng 23,1 triệu người) đang phải sống trong tình trạng không bảođảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quan chức của FAO phụ trách dinh dưỡng tại khu vực Mỹ latin và Caribe, ông Israel Rios đánh giá, tình trạng này là hệ quả của việc người dân thiếu nguồn lực tài chính, khiến họ phải đối mặt nhiều thách thức để có đủ thực phẩm và bảo đảm dinh dưỡng. Do đó, suy dinh dưỡng mãn tính hoặc chậm phát triển ở trẻ em dưới 5 tuổi ảnh hưởng đến 13% trẻ em ở Trung Mỹ (khoảng hai triệu trẻ) và khoảng 100.000 trẻ vị thành niên nhẹ cân hoặc thiếu chiều cao so mức tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý là tình trạng thừa cân ngày càng gia tăng với gần một triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân và trong các trường học có từ 20 - 40% trẻ em có cân nặng trên mức trung bình.

Theo ông Israel Rios, kịch bản về nạn đói, trẻ em suy dinh dưỡng, mất an ninh lương thực hoặc thừa cân và béo phì là các yếu tố chính làm gia tăng tình trạng bệnh tật, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong.

Xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Trong thông điệp nhân Ngày Lương thực thế giới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nước xây dựng các hệ thống lương thực bền vững, nhằm bảo đảm an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo ông, chủ đề của Ngày Lương thực thế giới 2021 là “Hành động hôm nay, tương lai ngày mai - Cải thiện sản xuất, dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống” đã phản ánh rõ rằng, sức mạnh hành động để thay đổi thực trạng nằm trong tay chính con người.

Tổng Thư ký Guterres khẳng định, con người có thể thay đổi cách thức tiêu thụ thực phẩm và lựa chọn những chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn cho bản thân và cho Trái đất. Ông kêu gọi tất cả cùng cam kết hành động để các hệ thống lương thực trên thế giới có thể đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, mang lại hiệu quả dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người.

Lời kêu gọi bảo đảm an ninh lương thực bền vững càng trở nên cấp thiết hơn, khi các chuyên gia dự báo ngành nông nghiệp thế giới phải tăng 60% năng suất mới đủ nuôi sống dân số ước tính tăng lên 9,3 tỷ người vào năm 2050. Bài toán đặt ra hiện nay là làm thế nào để cung cấp đủ lương thực với giá cả phải chăng cho mọi người, đặc biệt khi thế giới đang cùng lúc phải hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19, xung đột và biến đổi khí hậu.

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Mục lục

  • 1 Phạm vi
  • 2 Tiêu chí
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích

Phạm viSửa đổi

Theo cách hiểu của thế giới qua nhiều lần bổ sung, phát triển thì có một số cách hiểu như:

  • An ninh lương thực là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả, theo đó,an ninh lương thực không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.[3]
  • Đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần
  • Tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động
  • An ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, hộ gia đình, khu vực và toàn cầu khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực còn hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là an ninh lương thực của đất nước phải chuyển dịch từ khả năng chỉ có lúa gạo sang các vấn đề toàn diện hơn là an ninh và cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như khả năng cung ứng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.[8]

Bất ổn an ninh lương thực toàn cầu: Mối lo ngày càng gia tăng

Quỳnh Dương

Đánh giá tác giả:

06:32 thứ bảy ngày 04/12/2021

Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết

Mất an ninh lương thực tại Brazil: Cần sự sẻ chia của cộng đồng quốc tế

(HNM) - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 2-12 cho biết, giá lương thực thế giới đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Thông tin này một lần nữa làm dấy lên mối lo về sự bất ổn an ninh lương thực toàn cầu trong lúc đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp vì sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Tỷ lệ đói nghèo tại những khu vực khó khăn như châu Phi, Mỹ Latinh sẽ ngày càng gia tăng.

Khủng hoảng lương thực là gì

Người dân nhiều nước châu Phi phải sống bằng nguồn lương thực cứu trợ.

Theo hãng tin Reuters, chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 11-2021 đã tăng 3,1% so với tháng trước và cao hơn 23,2% so với mức của năm 2020. Giá lúa mì chạm mức cao nhất kể từ tháng 5-2011. Giá sữa cũng có mức tăng hằng tháng lớn nhất là 3,4%. Trong khi đó, giá đường toàn cầu tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu phân tích của nhiều tập đoàn kinh tế, nguyên nhân giá lương thực, thực phẩm tăng phi mã là do cuộc khủng hoảng năng lượng ở nhiều quốc gia đẩy chi phí sản xuất nông nghiệp lên cao.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, giá lương thực tăng ảnh hưởng lớn đối với người dân tại các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, do chi cho lương thực chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu hộ gia đình. Theo báo cáo gần đây nhất của Liên hợp quốc, nạn đói vẫn đang hoành hành ở 43 quốc gia, vì các điều kiện thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra đã làm giảm mức dự trữ lương thực của những nước này. Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Sudan là 5 quốc gia đang bị khủng hoảng lớn và cần được hỗ trợ nhất. Riêng Afghanistan, hơn 24 triệu người dân cần được viện trợ. Số người cần cứu trợ đã gia tăng đáng kể do những bất ổn về chính trị, khủng hoảng về kinh tế và sản lượng lương thực sụt giảm do đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 27 năm trở lại đây. Còn Ethiopia là quốc gia có tình trạng báo động nhất về nhu cầu cần hỗ trợ. Hiện có 26 triệu người cần được giúp đỡ và 9 triệu người phụ thuộc vào trợ cấp lương thực.

Cũng trong một báo cáo vừa được WB công bố, số người không có đủ lương thực tại khu vực Mỹ Latinh đã tăng từ 13,8 triệu người lên 59,7 triệu người. Nguyên nhân là vì đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường việc làm, khiến nhiều người lâm vào cảnh đói nghèo. Trước đại dịch, tỷ lệ người thiếu ăn tại khu vực này là 7%. Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của WB nhận định, thách thức lớn đối với Mỹ Latinh trong những năm tới sẽ là tái thiết nền kinh tế trong bối cảnh các hạn chế tài khóa, đồng thời khuyến cáo chính phủ các quốc gia trong khu vực tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học và cơ sở hạ tầng, cũng như đổi mới hệ thống năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Tác động của dịch Covid-19 đối với lĩnh vực nông nghiệp là rất rộng, gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, trong đó có điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần… Trong khi đó, nông nghiệp vẫn là thành tố quan trọng, đáng tin cậy trong nền kinh tế và ổn định toàn cầu.

Giới chuyên gia dự báo, ngành Nông nghiệp thế giới phải tăng 60% năng suất mới đủ nuôi sống dân số ước tính đạt 9,3 tỷ người vào năm 2050. Chính vì vậy, an ninh lương thực toàn cầu cũng là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hàng loạt hội nghị quốc tế suốt thời gian qua.

Hiện, những nguồn tài trợ truyền thống, vốn là “phao cứu sinh” cho các nước nghèo đang “quá tải”. Chi phí để ngăn chặn nạn đói toàn cầu từ nay đến năm 2030 ước tính ở mức 45 tỷ USD. Nếu không hành động nhanh chóng, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, gây hậu quả dài hạn đối với hàng trăm triệu người lớn và trẻ em.

Bất ổn an ninh lương thực toàn cầu: Mối lo ngày càng gia tăng Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu

Khủng hoảng lương thực là gì
Tin liên quan Mất an ninh lương thực tại Brazil: Cần sự sẻ chia của cộng đồng quốc tế

(HNM) - Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 đang gây ra mối đe dọa cho nhiều người dân Brazil, đó là nạn đói và mất an ninh lương thực …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết

Từ khóa: an ninh lương thực thiếu lương thực mối lo ngày càng gia tăng

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nỗi lo được cảnh báo

Quỳnh Dương

Đánh giá tác giả:

06:51 chủ nhật ngày 04/07/2021

Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết

Giá lương thực thế giới cao nhất trong gần 1 thập kỷ Gần 3 triệu người Somalia đối mặt với khủng hoảng lương thực Nỗi lo khủng hoảng lương thực vẫn tiếp diễn trong năm 2021

(HNM) - Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 còn là nguyên nhân làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp. Mới đây, Liên hợp quốc cảnh báo, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, gây hậu quả dài hạn đối với hàng trăm triệu người.

Khủng hoảng lương thực là gì

Người dân ở nhiều quốc gia nghèo đang phải dựa vào nguồn cứu trợ lương thực để vượt qua đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số giá mặt hàng lương thực (ACPI) trong tháng 6 vừa qua đứng ở mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng 35% so với thời điểm tháng 1-2021. Hai loại ngũ cốc có lượng tiêu thụ lớn là ngô có giá tăng cao hơn 66,7% và lúa mì là 23%. Thực tế này phản ánh một phần nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng bên cạnh đó là những lo ngại về bất ổn thời tiết dẫn đến năng suất mùa vụ giảm, các điều kiện kinh tế vĩ mô kém lạc quan, cùng với đứt gãy chuỗi cung nông sản do đại dịch gây ra. Giá lương thực tăng ảnh hưởng lớn đối với người dântại các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, do chi cho lương thực chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu hộ gia đình.

Theo dự báo mới nhất của Liên hợp quốc, tác động củađại dịch Covid-19 đối với ngành Nông nghiệp rất rộng, gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Điều này tạo ra điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần… Nguy cơ mất an ninh lương thực hiển hiện rõ nhất tại các nước có giá bán lẻ cao hơn, nhưng thu nhập lại giảm vì dịch bệnh. Thế giới có thể có thêm 132 triệu người rơi vào tình cảnh thiếu đói bên cạnh 690 triệu người đã thuộc diện này từ trước đó. Đồng thời, sẽ có khoảng 135 triệu người phải chịu ảnh hưởng từ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Bên cạnh đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Trong một phát biểu gần đây, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh tình trạng xung đột và nạn đói đang tác động lẫn nhau. Ông thúc giục các nhà lãnh đạo nhanh chóng tìm biện pháp để chấm dứt vòng luẩn quẩn này.

Hơn thế nữa, tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đang đặt thêm gánh nặng cho ngành Nông nghiệp. Nửa đầu năm 2021, nhiều nơi trên thế giới đã phải trải qua những trạng thái thời tiết khắc nghiệt bất thường. Biến đổi khí hậu đã góp phần tạo ra các cơn bão và hình thái thời tiết cực đoan ở nhiều khu vực trên thế giới, như mưa lớn ở Đông Nam Á, thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ, băng giá ở châu Âu... Từ đó ảnh hưởng lớn đến thời gian gieo trồng và năng suất các sảnphẩm nông nghiệp. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho biết, hơn 31 triệu người ở khu vực Tây và Trung Phi có thể bị đói trong thời điểm giao mùa, từ tháng 6 đến tháng 8-2021. Con số này cao hơn năm ngoái trên 30% và ở mức cao nhất trong gần 10 năm qua.

An ninh lương thực luôn là một trong những yếu tố sống còn đối với sự thành bại của việc thực thi các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Đây cũng là "chìa khóa" quan trọng quyết định xu hướng tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi nông nghiệp tại một số quốc gia, là tiền đề để những quốc gia này hội nhập hiệu quả hơn vào thị trường khu vực và quốc tế.

Trong bối cảnh nhiều dự báo cho rằng, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 còn có thể kéo dài sang năm 2022, các nhà lãnh đạo trên thế giới đang khẩn trương kêu gọi một sự hợp tác toàn cầu nhằm thay đổi mạnh mẽ hệ thống lương thực - nông nghiệp. Nếu không có giải pháp kịp thời, các cuộc khủng hoảng lương thực sẽ gia tăng ở mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nỗi lo được cảnh báo Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu

Khủng hoảng lương thực là gì
Tin liên quan Giá lương thực thế giới cao nhất trong gần 1 thập kỷ

(HNMO) -Trong tháng 5, giá lương thực thế giới tăng cao nhất kể từ tháng 9-2011, đồng thời, đánh dấu tháng tăng thứ 12 liên tiếp.

Khủng hoảng lương thực là gì
Tin liên quan Gần 3 triệu người Somalia đối mặt với khủng hoảng lương thực

(HNMO) -Tình trạng hạn hán và thiếu mưa đang đẩy hơn 2,73 triệu người ở Somalia đến mức khủng hoảng do mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Khủng hoảng lương thực là gì
Tin liên quan Nỗi lo khủng hoảng lương thực vẫn tiếp diễn trong năm 2021

(HNMO) - Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực (GNAFC), đã có thêm gần 20 triệu người phải đối mặt với khủng hoảng …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết

Từ khóa: Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu khủng hoảng lương thực toàn cầu lương thực toàn cầu