Kiểm tra và đánh giá môn Khoa học

Năm học 2021-2022, lần đầu tiên trong chương trình lớp 6 xuất hiện môn học tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Chương trình mới, môn học mới buộc các nhà trường phải đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh.

3 giáo viên dạy song song 1 môn tích hợp

Thầy Nguyễn Trọng Họa - Hiệu trưởng Trường THCS Hải Bối [Đông Anh, Hà Nội] chia sẻ, hiện nay, giáo viên đang trong quá trình tập huấn, đào tạo nên chưa thể đồng bộ và đáp ứng theo yêu cầu của sách giáo khoa mới là 1 giáo viên dạy 1 môn tích hợp. Vì vậy, với môn Khoa học tự nhiên [KHTN] - tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, nhà trường phân công 3 thầy cô chịu trách nhiệm giảng dạy song song.

Tương tự, tại trường THCS Nam Trung Yên [Cầu Giấy, Hà Nội], hình thức 3 giáo viên cùng dạy 1 môn tích hợp cũng đang được áp dụng. Ban giám hiệu nhà trường cho biết, bên cạnh giảng dạy, giáo viên hiện đang tích cực tham gia bồi dưỡng, hướng tới 1 người có thể đảm đương cả môn học.

Nhận xét về chương trình môn KHTN lớp 6, cô Trương Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng nhà trường - cho rằng, nội dung kiến thức đượcxây dựng theo hướng "Học để biết và biết để vận dụng", đòi hỏi các con tự học, xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. Do đó, giáo viên cũng phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, hướng dẫn các con chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi trước, đến lớp các con thảo luận và hình thành kiến thức mới dễ dàng.

"Qua các buổi dự giờ thường xuyên của ban giám hiệu thì tôi thấy các con lớp 6 chỉ bỡ ngỡ trong 1 tuần đầu làm quen với kiến thức và giáo viên. Đến tuần thứ 2 các con đã bắt nhịp rất tốt", Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên nhận xét.

Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá

Chương trình mới, SGK mới, môn học mới khiến không ít trường gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai. Đặc biệt, khâu khó khăn nhất vẫn là việc kiểm tra và đánh giá học sinh khi có tới 3 cô cùng dạy 1 môn học.

Chia sẻ về quy trình kiểm tra, đánh giá năng lực đối với môn KHTN lớp 6, cô Đỗ Thị Thanh Tuyền, giáo viên Trường THCS An Khánh [Hoài Đức, Hà Nội] cho biết, bài kiểm tra sẽ được thiết kế dưới dạng bài thi tổ hợp nội dung, kiến thức của 3 phân môn Hóa học, Sinh học và Vật lí.

Tuần này nhà chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra 15 phút. Nội dung kiểm tra mỗi thầy cô sẽ đưa và chúng tôi chọn lọc ra các câu hỏi, xây dựng đề thi theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Sau đó, dựa vào kết quả của học trò, chúng tôi sẽ đánh giá mức độ phù hợp của đề thi và có sự điều chỉnh tương ứng, cô Tuyền thông tin.

Còn tại trường THCS Nam Trung Yên [Cầu Giấy, Hà Nội], theo lãnh đạo nhà trường, việc kiểm tra, đánh giá đối với môn KHTN được thực hiện theo cách:Với bài kiểm tra thường xuyên, khối lượng kiến thức phân môn Sinh nhiều nhất nên sẽ có 2 bài. 2 phân môn Hóa, Lí gần như tương đương nên mỗi môn sẽ có 1 bài kiểm tra.

Đối với kiểm tra định kỳ [bao gồm bài kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ và cuối kỳ], các cô phải bàn bạc và thống nhất với nhau, xây dựng bài kiểm tra đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và phân chia theo tỉ lệ % để lượng kiến thức kiểm tra phù hợp với nội dung bài dạy. Bài kiểm tra này là bài trắc nghiệm và sẽ chấm điểm bằng máy".

Đối với môn KHTN lớp 6, 3 cô cùng dạy 1 môn học nhưng theo học bạ, chỉ có duy nhất 1 giáo viên phụ trách vào điểm. Do đó, việc lựa chọn giáo viên nào vào điểm, đánh giá là điều được các trường học quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúng tôi căn cứ vào tỉ lệ tiết dạy của các cô cũng như điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn giáo viên phụ trách vào điểm, nhận xét học trò. Ví dụ học kỳ 1 sẽ là giáo viên dạy phân môn Sinh phụ trách vào điểm học bạ, cô Trương Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên cho biết.

Tương tự, tại Trường THCS Hải Bối [Đông Anh, Hà Nội], ban giám hiệu sẽ cử 1 trong 3 giáo viên giảng dạy môn KHTN chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên sẽ họp tổ chuyên môn, bàn bạc và phân công nhiệm vụ cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề