Kiên Giang có bao nhiêu?

Kiên Giang có bao nhiêu huyện, đi du lịch Kiên Giang có gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi, mời bạn đọc tham khảo.

Nội dung tóm tắt

Kiên Giang có bao nhiêu huyện và thành phố

Kiên Giang được khai từ năm 1757 bởi Mạc Thiên Tích. Ban đầu nơi đây chỉ là tên địa danh nhỏ của vùng Rạch Giá thuộc trấn Hà Tiên. Sau nhiều lần thành lập, sáp nhập khác nhau, đến năm 1976 tỉnh Kiên Giang mới được tái lập và duy trì đến ngày nay.

Hiện tại tỉnh Kiên Giang có 2 thành phố và 13 huyện. Trong đó có 144 đơn vị hành chính cấp xã: 10 thị trấn, 18 phường và 116 xã (Theo Tổng cục thống kê Việt Nam).

  • Thành phố Rạch Giá
  • Thành phố Hà Tiên
  • Huyện Kiên Lương
  • Huyện Hòn Đất
  • Huyện Tân Hiệp
  • Huyện Châu Thành
  • Huyện Giồng Riềng
  • Huyện Gò Quao
  • Huyện An Biên
  • Huyện An Minh
  • Huyện Vĩnh Thuận
  • Thành phố Phú Quốc
  • Huyện Kiên Hải
  • Huyện U Minh Thượng
  • Huyện Giang Thành
Kiên Giang có bao nhiêu?
Kiên Giang có bao nhiêu huyện

Xem thêm: Ninh Thuận thuộc miền nào?

Kiên Giang diện tích có 6.348,8 km2, với dân số là 1.723.067 người (Năm 2019) đứng thứ 15 về dân số ở Nước Ta. GRDP năm 2019 là 87.284 tỉ đồng .
Tỉnh Kiên Giang có biên giới biển giáp với vịnh Thái Lan, có biên giới đường đi bộ giáp với Campuchia và 5 tỉnh, thành phố là An Giang, Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu và Cà Mau.

Du lịch Kiên Giang đi đâu

Kiên Giang được biết đến là một địa danh du lịch biển khá nổi tiếng ở miền Nam, Có thể nói, Kiên Giang là nơi hội tụ đất trời với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt diệu. Đến với Kiên Giang, khách du lịch muốn núi, có núi, muốn biển có biển, muốn rừng, có rừng.

Kiên Giang có bao nhiêu?
Kiên Giang có nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách

Xem thêm: Đặc điểm nho không hạt Ninh Thuận

Trong đó, không thể không kể tới những điểm du lịch vô cùng nổi tiếng như:

  • Phú Quốc: Có thể nói đây là một trong những địa điểm vui chơi, giải trí nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Từ Rạch Giá, Hà Tiên,… du khách có thể đi tàu, phà đến hòn đảo ngọc Phú Quốc để thăm thú và tận hưởng phong cảnh hữu tình nơi đây.
  • Vườn Quốc gia U Minh Thượng: Đây là một phần thuộc Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng hơi thở của thiên nhiên với những nét hoang sơ và mộc mạc nhất. 
  • Huyện đảo Kiên Hải và các vùng phụ cận: Khách du lịch sẽ được trực tiếp trải nghiệm đời sống ngư dân vùng biển chân chất với các nghề truyền thống như làm nước mắm, đi biển, chế biến thủy hải sản,… và những nét văn hóa đặc sắc của họ. 
  • Mũi Nai Kiên Giang: Bãi biển Mũi Nai cách trung tâm Hà Tiên chừng 5km, nằm trong vịnh Thái Lan của phường Pháo Đài. Đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi,  tắm biển với hai bãi tắm đẹp nổi tiếng là bãi Nô và bãi Bằng. Không chỉ được đắm mình trong làn nước mát, đến với Mũi Nai du khách còn được ngắm nhìn thành phố Hà Tiên từ trên cao với lầu Vọng Cảnh trên đỉnh Tà Pang ở độ cao 128m. 

  • Thạch Động: Địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hà Tiên. Là một ngọn núi đá vôi sừng sững giữa trời với chiều cao lên tới 90m, bên dưới là một hệ thống hang động với những nhũ đá đa dạng hình thù. 

Trên đây là một số thông tin chi tiết giải đáp cho những thắc mắc Kiên Giang có bao nhiêu huyện. Với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở trên các bạn đừng bỏ qua khi ghé đến Kiên Giang.

Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, có diện tích tự nhiên 6346,3 km2 (có diện tích tự nhiên lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2.

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống

Kiên Giang có dân số năm 2008 là 1.727,6 ngàn người với mật độ dân số 272 người/km2. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

Đất đai ở Kiên Giang được chia thành 4 vùng chính là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và huyện Gò Quao), vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 629.905 ha, trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp, bình quân một hộ hơn 1 ha đất trồng lúa. Đất lâm nghiệp có 120.027 ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời toàn tỉnh còn quỹ đất chưa sử dụng gần 50.000 ha. Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Kiên Giang không có nhiều rừng, nên trữ lượng gỗ ở đây không lớn như các tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ nhưng rừng ở đây lại có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn huyện có rừng đặc dụng ở Phú Quốc, rừng bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử U Minh, rừng phòng hộ ven biển. Dự kiến năm 2005, toàn tỉnh có 138.900 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 81.400 ha, rừng sản xuất 57.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%.

Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác: Nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét), nhóm kim loại, đặc biệt là nhóm khoáng sản phi kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, than bùn có trữ lượng lớn.

Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra nhưng hang động và những danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm.

Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn, phân bổ tập trung ở U Minh Thượng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như đất sét để sản xuất xi măng, đất sét làm gạch ngói, gốm sứ.

Nguồn nước mặt của tỉnh Kiên Giang khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.

Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng./.

1.Danh lam thắng cảnh:

-Về du lịch văn hóa - lịch sử

+ Nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang) là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Từ một nhà tù với quy mô gần 500 nhà giam, đến nay chỉ còn lại 4 nhà nguyên gốc cùng một số cổng chào, bộ khung cửa nhà thờ và các nền đá… Nhiều khách tham quan đã đến thăm khu di tích lịch sử này – nơi một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Những năm qua, tỉnh đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình, hiện nay các hạng mục này được hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan, mỗi năm đã có hàng trăm ngàn lượt người đến thăm di tích.

Từ thời thực dân Pháp tiếp đến thời Mỹ-Ngụy, Nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Đây là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự do đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách dã man. Quản tù là những tên khát máu hành hạ tra tấn tù binh, vì thế hơn 4.000 người đã hy sinh trong tù. Với ý chí kiên cường, dũng cảm, mưu trí, anh em tù binh đã đối phó lại chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hóa hàng ngũ địch, diệt ác ôn, tổ chức nhiều cuộc vượt ngục .vv… Nhà tù Phú Quốc thực sự là một bằng chứng xác thực ghi dấu tội ác vô cùng dã man của bọn xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.

+ Dương Đông

Kiên Giang có bao nhiêu?

Cảng Dương Đông

Dương Đông là cảng cá lớn, tại trung tâm phía tây đảo Phú Quốc, cách thành phố Rạch Giá 120km.   Dương Đông có nhiều cảnh đẹp, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Dinh Cậu, một đền thờ bắt nguồn từ đức tin của người dân đảo Phú Quốc. Dinh Cậu được xây dựng năm 1937 thờ Cậu, vị thần có uy quyền trị vì sông nước, để mong che chở cứu giúp các thuyền bè khi gặp sóng to, gió lớn.

Kiên Giang có bao nhiêu?

Dinh Cậu – Phú Quốc

- Về du lịch sinh thái:

Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc…

+ Danh thắng: Châu Nham Sơn

Châu Nham Sơn thật ra là tên cổ của núi Đá Dựng. Cái tên Đá Dựng là cách gọi địa danh thông qua đặc điểm của nơi đó ở vùng đất Nam Bộ. Đây là ngọn núi đá vôi hình thang cân (đỉnh núi bằng song song với chân núi), có dốc đá dựng đứng. Vì vậy gọi là Đá dựng để phân biệt với những ngọn núi xung quanh. Gọi dần thành quen và trở thành tên chính thức sau này. Đá Dựng có chiều cao 83m. Đá Dựng thật sự là một tuyệt tác mà thiên nhiên đã tạo nên để trang điểm cho Hà Tiên thêm đẹp. Do bị tác động của thiên nhiên, nhất là bị xâm thực nên trong lòng núi có vô số hang động. Có hang sâu, hang cạn, hang rộng, hang hẹp. Cũng có hang ở dưới chân núi và hang ở lưng chừng núi. Nhưng hầu như hang nào cũng đẹp, một nét đẹp đặc trưng chỉ có ở núi đá vôi với rất nhiều thạch nhũ thiên hình, vạn trạng. Nổi tiếng nhất ở đây là các hang Bà Chuá Xứ với tập hợp nhiều hang thông thương với nhau, hang Trống (hay Trống Ngực). Còn hang Lầu Chuông thì có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông. Ở hang khác thì có thứ thạch nhũ gõ vào lại nghe như tiếng đàn đá trầm bổng vọng về từ ngàn xưa,…

Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, Châu Nham Sơn – Đá Dựng còn mang trong lòng nó một pho truyền thuyết ly kỳ về câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông và những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của con người Hà Tiên.

Châu Nham có nghĩa là “Núi Ngọc”. Sở dĩ Đá dựng có tên như vậy là vì đây là nơi lánh nạn của người trấn Hà Tiên xưa khi có biến. Ngày nay, Đá Dựng đã được nối liền với quốc lộ 80 bằng một con đường thẳng tắp, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan.

- Đảo Phú Quốc:

Kiên Giang có bao nhiêu?

Đảo Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.

Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha.

Kiên Giang có bao nhiêu?

Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.

Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện phát triển du lịch.

+ Thắng cảnh Hòn Chông – Kiên Lương:

Kiên Giang có bao nhiêu?

Bãi biển Hòn Chông – Kiên Lương

Khu du lịch Hòn Chông là một quần thể các di tích, danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình. Vùng đất này hiền hòa, thơ mộng với nhấp nhô đồi núi, với hang động huyền ảo, bãi biển êm đềm, hải đảo đáng yêu, lăng tẩm, chùa chiền trầm mặc. Từ xưa, nơi đây đã có tiếng là đất Phật, người hiền; có rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn nhưng có ba điểm tham quan chính là Chùa Hang, Hòn Phụ Tử và Bãi Dương…

Danh Lam Cổ Tự Chùa Hang

- Chùa Hang là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong ruột núi đá thâm u, mờ ảo. Chùa có tên chữ là Hải Sơn Tự. Địa thế núi Hải Sơn nằm sát bờ, sóng biển đập vào chân núi quanh năm. Núi cao chót vót, vách dựng đứng, sừng sững như một hải vọng đài.

Trước sân chùa thờ tượng Phật Di Lặc bằng đá Non Nước (Đà Nẵng) nặng tới 22 tấn. Ngẩng nhìn lên không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ thụ đứng cheo leo, buông ra giữa khoảng không những chùm rễ dài lơ lửng. Chánh điện nằm gọn trong lòng núi với một động đá vôi hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc –Tây Nam chiều dài hơn 50 mét, cửa động sau nhìn thông ra biển. Đây là hang động thiên nhiên trong ngọn núi đá vôi bị nước biển xâm thực cách đây hàng ngàn năm nên hết sức độc đáo. Căn cứ vào diêm hào và vỏ sò hến ở các khe đá trên đỉnh núi người ta phỏng đoán vài vạn năm trước, núi Chùa Hang nằm dưới mực nước biển.

Động có nhiều thạch nhũ muôn hình, muôn vẻ, khi ta gõ vào các thạch nhũ thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông. Vì vậy người ta gọi là đá chuông. Trong động là Hang Kim Cương có đường lên trời, còn Hang Phật Ngủ thì nửa tối nửa sáng với tảng đá hình Phật nằm. Động sâu thăm thẳm, những tượng Phật lung linh ẩn hiện tạo nên cảm giác tôn nghiêm huyền bí. Từ chánh điện có đường hang thông ra bờ biển, chỗ hẹp nhất cũng vừa khoảng 3-4 người đi lọt. Đường hang nhỏ và thẳng. Đi khoảng mươi mười lăm phút theo lòng hang ngoằn ngoèo trong ruột núi, cuối cùng bạn sẽ nghe những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, oà ra trước mặt là một khoảng sáng. Cửa hang phía sau này nằm sát biển. Du khách tiếp tục đi thẳng khoảng 60 mét thì đến biển, nhìn thấy Hòn Phụ Tử, chân bước trên bờ cát mịn, đến gần với thiên nhiên và hít thở không khí trong lành. Hàng năm Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch.

- Hòn Phụ Tử

Kiên Giang có bao nhiêu?

Hòn Phụ Tử

Từ Chùa Hang có thể ra thăm Hòn Phụ Tử bằng tàu du lịch. Hòn Phụ Tử là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hòn lớn cao chừng 33,6 mét được hình dung là cha và khối đá nhỏ hơn chừng 32,9 mét là con. Hai khối đá nối với nhau bằng một bệ đá cao hơn mặt nước biển khoảng 5 mét.

Hai bên Hòn Phụ Tử là hai đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Nhìn ra xa hơn là đảo xanh nhấp nhô trên biển bạc bao la ngút tận chân trời. Núi Phụ Tử và Chùa Hang tạo thành eo biển nhỏ ghe tàu đi lại dễ dàng để vào neo đậu. Nước biển trong xanh ngăn ngắt không thua kém vẻ đẹp biển miền Trung. Phong cảnh trời biển thật bao la hùng vĩ. Thiên nhiên khéo tạo cho Kiên Giang một cảnh quan kỳ thú, chẳng vậy mà có người ví phong cảnh Hòn Chông là “Vịnh Hạ Long của Phương Nam”. Chắc hẳn du khách đến đây sẽ không thể quên được cảnh đẹp non nước hữu tình. Hòn Phụ Tử đẹp và hấp dẫn hơn bởi vì nó còn gắn liền với nhiều truyền thuyết mang tính nhân văn, có truyền thuyết rất đẹp và xúc động về tình cha con... Sự kiện Hòn Phụ bị đổ ngày 9.8.2006 đã làm biến đổi một trong những thắng cảnh Quốc gia nổi tiếng ở phương Nam, làm cho chúng ta không khỏi nuối tiếc.

- Thắng cảnh Bãi Dương

Bãi Dương nằm trong quần thể danh thắng Hòn Chông, là một bãi biển đẹp, có sức quyến rũ du khách đến tắm biển, nghỉ ngơi rất thú vị. Bờ biển Bãi Dương chạy dài khoảng hai cây số, một nửa bãi có hàng cây dương xanh và nửa bãi kia thì có loài cây dầu cổ thụ nên người địa phương gọi khu vực này là Bãi Dương và Bãi Dầu. Phía trước Bãi Dương có đảo Kiến Vàng cách bờ khoảng 500 mét án ngữ trước mặt. Bãi Dương và Bãi Dầu chạy theo hình vòng cung ôm lấy biển, bãi cát trắng mịn màng nằm giữa hai màu xanh, nước biển xanh lơ và hàng cây hai bên rì rầm trong gió biển. Bãi tắm là bãi cát mịn màng không hề pha sỏi đá. Nước biển trong xanh. Đây là vùng biển nông, sóng nhỏ. Bãi tắm kín đáo bởi hàng cây và rừng cây tạp như bức rèm ngăn cách với đường xe chạy. Bãi biển dài nên rất thoáng đãng.

+ Vườn quốc gia U Minh Thượng

Kiên Giang có bao nhiêu?

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một vườn quốc gia của Việt Nam, được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành vườn quốc gia. Với diện tích 21.107 ha, nằm trên 2 xã An Minh Bắc, huyện An Minh và An Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 50km về phía Tây Nam, U Minh Thượng là một trong những vùng đất ngập nước với diện tích rừng quý hiếm nhất Đông Nam Á, đồng thời là khu bảo tồn sinh quyển thế giới. Có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, gồm 252 loài thực vật có mạch thuộc 84 họ; trong đó có 8 loài rất hiếm như mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan, mật cật, bí kỳ nam... và cũng là nơi duy nhất còn lại hệ thực vật của rừng nguyên sinh: Đó là ưu hợp rừng tràm hỗn giao của rừng tràm trên đất than bùn.

Kiên Giang có bao nhiêu?

Đường vào U Minh Thượng

U Minh Thượng có 186 loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ, chiếm 16,6% so với 828 loài ghi nhận tại Việt Nam. Trong đó có 12 loài có giá trị bảo tồn, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: bồ nông chân xám, điên điển, quắm đầu đen, giang sen, gà đẫy, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, đại bàng đen... và 32 loài thú thuộc 7 họ, có 7 loài dơi... trong đó có 5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, sóc lửa... Hiện nay rừng quốc gia U Minh Thượng đã trở thành một khu du lịch sinh thái nổi tiếng khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

2.Lễ hội truyền thống:

Kiên Giang là mảnh đất đa dạng về địa hình và phong phú về di sản văn hóa. Hàng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội của người Kinh, người Hoa và người Khmer. Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu:

- Lễ Đôn-Ta của người Khmer Nam Bộ

Lễ Đôn-ta là một trong ba lễ truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ này còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ Đôn-ta được tổ chức trong suốt ba ngày, từ ngày 29-8 cho đến mùng 1-9 âm lịch hàng năm...

Trong ba ngày Đôn-ta có nhiều họat động tín ngưỡng, tôn giáo và các họat động khác biểu hiện phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào Khmer Nam bộ.

Một những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer là sự gắn liền giữa các họat động tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật,… với ngôi chùa tại các sóc (khu dân cư có đông đồng bào Khmer tập trung sinh sống). Có thể khẳng định, ngôi chùa là một thiết chế không thể thiếu trong đời sống văn hóa-tinh thần của đồng bào Khmer.

Lễ Đôn-ta và nói chung là các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước. Cho đến nay, đồng bào Khmer ở Kiên Giang cũng như khắp vùng châu thổ sông Cửu Long vẫn sống chủ yếu bằng nghề canh tác lúa nước. Chính vì vậy, những yếu tố tạo thành môi trường của nền văn hóa này vẫn được duy trì, tạo điều kiện cho những giá trị đặc trưng của văn hóa Khmer tiếp tục phát triển.

- Lễ hội Nguyễn Trung Trực

Là lễ hội có qui mô lớn được tổ chức hàng năm vào các ngày 26,27,28 tháng 8 âm lịch. Lễ hội thu hút đông nhân dân trong khu vực về dâng hương tưởng nhớ đến anh hùng của dân tộc. Lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm có rước sắc thần, lễ dâng hương, lễ cúng tế tại đình. Phần hội gồm họat động văn hóa-nghệ thuật và những trò chơi đặc sắc.

- Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên

Lễ hội được tổ chức vào Tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng hàng năm, Tại Lăng Mạc Cửu, thị xã Hà Tiên. Tao Đàn Chiêu Anh Các là một hình thức sinh hoạt câu lạc bộ văn thơ, được hình thành từ năm 1736, do Sĩ Lâm Mạc Thiên Tích thành lập, gồm có các hoạt động: sáng tác, xướng họa, bình phẩm thơ văn. Trong đó có tác phẩm tuyệt tác là tập thơ “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh” bằng chữ Nôm.

- Lễ giỗ 4 nhà sư liệt sĩ

Lễ giỗ 4 vị sư liệt sĩ vào ngày 10 tháng 6 dương lịch hàng năm. Tại tháp 4 sư, nằm ở xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là 4 vị người Khmer: Danh Hùng, Danh Hom, Danh Tấp, Danh Hoi, đã hy sinh anh dũng trong cuộc biểu tình, chống Mỹ và bọn tay sai vào năm 1974 tại Rạch Giá. Đây là lễ hội truyền thống cách mạng lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.

- Lễ mừng năm mới (Lễ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer)

Lễ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer gọi là lễ chịu tuổi tức là Tết của người Khmer. Được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như: lễ rước Mahaskan (đại dịch thiên văn), lễ dâng hương hoa quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Bên cạnh đó lễ hội có những trò chơi dân gian như: bịt mắt dập nồi, thả vịt trên sông, thả thuyền rược bắt, múa hát room-vông suốt trong ba ngày lễ.

- Lễ Oóc-om-bok

Lễ hội Ok om bok còn gọi là lễ cúng trăng. Được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vật cúng trong lễ hội là cốm dẹp, khoai, đậu, dừa,... Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ khi mặt trăng lên tới đỉnh là mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng như là một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Lễ Phật đản

Lễ Phật đản của hệ phái Nam tông là lễ tam hợp, có ý nghĩa kỷ niệm 3 ngày trọng đại nhất của đức Phật thích Ca Mâu Ni. Ba ngày ấy là kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày đức Phật thành đạo và ngày đức Phật nhập niết bàn. Trong Phật giáo Nam tông Khmer, lễ Phật đản là một lễ rất quan trọng. Lễ được tổ chức một ngày để nghe các vị sư đọc kinh, nghe thuyết pháp giảng đạo.

- Lễ vía các vị thần

Người Hoa thường tụ họp trong từng bang. Các bang này gồm những người có cùng quê quán, dân tộc như: bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông,... Mỗi bang đều xây dựng chùa thờ một vị thần của quê hương mình. Bang Quảng Đông thờ nữ thần Thiên Hậu, bang Triều Châu thờ Bắc Đế, bang Phúc Kiến thờ Ông Bổn. Mỗi vị có ngày vía khác nhau, vào ngày vía thần bang mình, từng bang tổ chức cúng tế ngay trong chùa của bang và mời các bang khác đến tham dự. Lễ vía các vị thần là dịp để người đồng hương gặp gỡ sau một năm làm ăn vất vả.

- Lễ Kỳ yên

Còn gọi là lễ cầu an, được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm ở các chùa. Lễ diễn ra trong ba ngày với nhiều lễ nghi cổ truyền như: Hát bội, trò chơi dân gian, thi tìm hiểu danh lam thắng cảnh,... Kết thúc lễ hội là nghi lễ “tống ôn” với ý nghĩa tống khứ những điều xấu, điều xui rũi đi xa để mọi người được hưởng lấy những sự tốt đẹp và sự may mắn trong một năm.

3.Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

- Nấm tràm: đặc sản đảo ngọc

Kiên Giang có bao nhiêu?

Nấm tràm

Nằm ở cực Nam của đất nước, Phú Quốc được tôn vinh là Đảo Ngọc phương Nam. Với biết bao phong cảnh tuyệt đẹp còn nguyên sơ, những đặc sản độc đáo như nước mắm, hồ tiêu… và nấm tràm là một trong những đặc sản độc đáo. Từ dãy núi Hàm Ninh, con sông Cửa Cạn chạy qua vùng trũng hình thành nên những rừng tràm phía Bắc đảo. Nhánh sông đổ ra phía Tây tại làng chài Cửa Cạn cũng là nơi có rừng tràm. Đây là những nơi nấm tràm phát triển mạnh. Những tai nấm căng tròn, màu nâu có viền màu trắng sữa. Các nhà hàng ở Phú Quốc thường trữ nấm trong tủ đông quanh năm để bán cho khách phương xa ra thăm đảo như một món ăn độc đáo của người dân bản địa. Các chợ ở huyện đảo nơi nào cũng bán cả thúng lớn nấm cho khách mua.

- Ngọc trai Phú Quốc

Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho Phú Quốc những cảnh quan đẹp, có điều kiện tốt để nuôi cấy ngọc trai. Bởi thế, ngọc trai Phú Quốc được xếp trong nhóm ngọc trai đẹp nhất thế giới. Có rất nhiều những gian hàng trưng bày và nuôi cấy ngọc trai khi du lịch đến hòn đảo này. Trong vài năm trở lại đây, người dân Phú Quốc đã nhanh chóng nắm bắt những kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai của Úc và Nhật Bản để đưa công nghệ nuôi cấy ngọc trên đảo thêm một bước tiến mới. Ngọc trai truyền thống có màu trắng sữa, một số quý hiếm có màu đen tuyền, hổ phách... Với công nghệ hiện đại, con người có thể “ép” trai ra những viên ngọc theo những hình thù, màu sắc theo ý muốn, như hình trái tim, giọt mưa, vuông, tam giác, hình thoi.... Ngọc trai Phú Quốc chỉ chiếm khoảng 20% thị trường ngọc trai trên đảo, ngọc trai tự nhiên lại càng hiếm.

- Đồi mồi

Đặc sản nổi tiếng nhất Hà Tiên xưa nay là đồi mồi và kỷ vật sản xuất từ đồi mồi. Sản phẩm đồi mồi bán ở khắp nơi, tại các điểm tham quan có nhiều món quà với giá rất rẻ, nhưng cũng có thứ trị giá lên đến cả bạc triệu. Theo Hán ngữ, đồi mồi có tên là Đại Mạo, Văn Giáp. Tên khoa học là Eretmochelgra Timliricata L. thuộc họ rùa biển, khá lớn với đường kính thân từ 60 đến 80 cm. Trên lưng đồi mồi có phủ lớp áo vảy cứng màu hung nâu, điểm thêm những đốm sáng óng ánh,lớp ngoài trơn láng. Có 13 vảy chính và 25 vảy ở rìa. Hàm trên quặp cong trùm lên hàm dưới. Rìa hàm cũng có nhiều răng nhỏ. Bốn chân đồi mồi cũng là bốn vây giống như bơi chèo. Ngón chân ẩn sâu trong vây, không có móng vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau, nhờ có bốn chân này mà đồi mồi đạp nước bơi lội nhanh lẹ. Đồi mồi già có vảy màu tươi sáng còn con non trẻ có vảy màu tro xám. Đồi mồi là linh vật dưới biển sâu được người xưa coi là vật quý đem lại điều tốt lành. Ngoài ra còn có thể trị bệnh cao huyết áp, trị đau đầu. Bên cạnh đó, từ ngày xưa, mỹ nghệ đồi mồi đã là thứ sản phẩm cao cấp chỉ dành riêng cho các bậc vương tước, còn thường dân chỉ dùng trang sức làm từ xương hoặc sừng. Việt Nam có nhiều nơi tổ chức nuôi đồi mồi như ở quần đảo Cát Bà, Nha Trang. Riêng ở Nam Bộ, trong tỉnh Kiên Giang thì có hai nơi là Hà Tiên và Phú Quốc.

- Khô cá bè trang:

Cá bè trang được đánh bắt ở khu vực biển Côn Đảo (Vũng Tàu - Côn Đảo) và biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ở Kiên Giang, khô cá mặn được làm từ cá sặt bướm, sặt rằn, lóc, rún, chai nhưng có lẽ ngon nhất là cá bè trang. Khô cá mặn của Kiên Giang là mặt hàng rất được ưa chuộng của du khách khắp nơi./.

Bản đồ hành chính Tỉnh Kiên giang

Kiên Giang với 14 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Rạch Giá ( thành lập theo Nghị định số 97/2005/NĐ-CP ngày 26/7/2005) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Rạch Giá), thị xã Hà Tiên và các huyện: An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng./.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội VIII và kế hoạch 5 năm 2006-2010 đề ra, kết quả đạt được như sau:

I. Lĩnh vực kinh tế:

1. Về tăng trưởng kinh tế:

Trong 5 năm (2006-2010) tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì được mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 11,6%, tăng hơn giai đoạn trước là 0,5%, (tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 là 11,1%), đây là một thành tựu to lớn, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh.

Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Tổng sản phẩmcủa tỉnh năm 2010 đạt 18.729 tỷ đồng (giá 94) gấp 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người 1.000 USD (theo giá 94) gấp 1,5 lần so với năm 2005 đạt mục tiêu 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản trong GDP giảm từ 46,7% năm 2005 xuống còn 42,7% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp-Xây dựng từ 25,4% còn lên 24,4% năm 2010; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 27,9% năm 2005 lên 32,9% năm 2010. Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 3 khu vực là đúng hướng, tuy nhiên, chuyển dịch khu vực công nghiệp-xây dựng còn chậm, chưa tích cực, chưa tương xứng với vai trò vị trí của ngành.

 Các ngành, các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, sức cạnh tranh của một số sản phẩm từng bước được cải thiện.

a) Nông - Lâm - Thuỷ sản:

- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, sản lượng lương thực các năm đều tăng, năm 2010 đạt 3,453 triệu tấn, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh 0,41 triệu tấn. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả bền vững, nhất là trong việc chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và đất hoang hoá sang nuôi tôm sú, chuyển một số diện tích từ độc canh cây lúa sang kết hợp trồng lúa – màu, lúa – cá, lúa – tôm …ở vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Công tác quy hoạch ngành đang được xúc tiến xây dựng, hoàn chỉnh phê duyệt vào năm 2010. Vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến được quan tâm chỉ đạo phát triển tập trung, có hướng phát triển tốt.

- Lâm nghiệp: Hoạt động lâm nghiệp cũng có sự chuyển biến đáng kể, diện tích đất lâm nghiệp được điều chỉnh theo hướng chuyển một số diện tích rừng quy hoạch trồng tràm ở vùng Tứ giác Long Xuyên sang trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Điều chỉnh một số đất lâm nghiệp ở Phú Quốc sang đất chuyên dùng. Các năm qua công tác trồng bảo vệ rừng được tăng cường, đã trồng mới được 2300 ha rừng, khoán bảo vệ 67.000 ha, khoanh nuôi 3000 ha. Vốn đầu tư 5 năm 2006-2010 là 20 tỷ đồng. Công tác phòng chống cháy bảo vệ rừng được quan tâm.

- Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, tốc độ tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân là 11,1%/năm.

Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008 được Chính phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác tăng nhanh, năm 2010 số phương tiện có 11.500 chiếc, tổng công suất 1.328.100CV, bình quân 115 CV/chiếc. Sản lượng khai thác tăng từ 305.565 tấn năm 2005 lên 370.000 tấn vào năm 2010. Trong đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ khá cao.

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển làm cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 nuôi trồng thuỷ sản đã đóng góp gần 1% vào mức tăng trưởng chung nền kinh tế của tỉnh.

b) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thời gian qua, mặc dù ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn thách thức trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 12,2%, đã đóng góp 3,3% GDP trong tăng trưởng chung của tỉnh. Chủ yếu tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm vị trí ưu thế trên địa bàn tỉnh như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, thuỷ sản ...

c)Thương mại dịch vụ:

Hoạt động thương mại trong những năm qua đã đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 21,5%/năm cao hơn so với kế hoạch năm 2006-2010, trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 17,6%, kinh tế tập thể và tư nhân tăng 21,8%. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần từ 6,6% năm 2005 xuống còn 5,5% vào năm 2010, kinh tế thương nghiệp vẫn chiếm tới 85%, các ngành khác tuy tăng trưởng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ nên chiếm tỷ trọng thấp.

d)Tài chính - Ngân hàng:

- Tài chính: Tổng thu ngân sách 5 năm (2006-2010) đạt 11.068 tỷ đồng tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 7,3% GDP, tăng bình quân đạt 6%/năm. Các nguồn thu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách là: thu thuế CTN ngoài quốc doanh chiếm 21,6%, thu tiền sử dụng đất 11,2%, thu quản lý qua ngân sách chiếm 27,6%.

Tổng chi ngân sách nhà nước 5 năm (2006-2010) ước đạt 17.808 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 32%; Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo 22,7%, sự nghiệp y tế 7,1%, quản lý hành chính 11,3%.

- Ngành ngân hàng: Hoàn thành việc chuyển đổi, củng cố, nâng cao năng lực tài chính, điều hành của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Mạng lưới hoạt động tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá, đến nay toàn tỉnh có 42 tổ chức tín dụng gồm 143 cơ sở giao dịch và 90 máy ATM hoạt động khắp huyện, thị với nhiều loại hình đa dạng. Đến năm 2010 có 45 tổ chức tín dụng với mạng lưới 165 cơ sở giao dịch.

2. Đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Đầu tư phát triển trong thời gian qua đạt mức khá cao. Đầu tư phát triển trong 5 năm qua đã tập trung các ngành có thế mạnh của tỉnh để tạo ra tăng trưởng cao của nền kinh tế. Đầu tư cho khu vực nông lâm thuỷ sản đạt khoảng 21,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Khu vực dịch vụ từ 40,4% năm 2006 còn38,5% năm 2010. Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, đạt 22.153 tỷ đồng ở thời kỳ 2006 – 2010, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư. Đầu tư phát triển đã góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành.

II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

1. Lao động , việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội :

Đã tập trung thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội chống suy giảm kinh tế, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, hội bảo trợ bệnh nhân nghèo.

2. Giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Cơ sở trường lớp phát triển nhanh cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh.

3. Công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân :

Mạng lưới y tế được quan tâm đầu tư, nhất là tuyến y tế cơ sở, đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư thêm, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

4. Văn hoá - thể dục thể thao:

Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng yêu cầu mục đích tuyên truyền chính sách chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước, giáo dục xây dựng đời sống văn hoá mới, đưa văn hoá thâm nhập vào đời sống hàng ngày của nhân dân.

5. Khoa học công nghệ và môi trường.

Khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống mới, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa... vào sản xuất nông lâm, nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, công nghệ phục vụ đời sống dân sinh./.

Kiên Giang được bao nhiêu huyện?

Tỉnh Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.

Rạch Giá Kiên Giang có bao nhiêu xã?

Thành phố Rạch Giá có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã Phi Thông.

Kiên Giang có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2021, tỉnh Kiên Giang có 144 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 116 xã.

Thành phố Rạch Giá có bao nhiêu huyện?

Thành phố Rạch Giá có 9775,42 ha diện tích tự nhiên và 205.660 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông.