Kim loại nhôm và sắt có tính chất hóa học nào giống và khác nhau

Những tính chất hoá học giống nhau : Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại, như :

- Tác dụng với phi kim tạo oxit hoặc muối.

- Tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng] giải phóng khí hiđro ; Nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

- Tác dụng với dung dịch của một số muối.

[Các phương trình hoá học học sinh tự viết.]

Những tính chất hoá học khác nhau.

- Al tan trong dung dịch kiềm, Fe không tan trong dung dịch kiềm.

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAlO2 + 3H2

- Al tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Al có hoá trị duy nhất là III, Fe tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Fe có hoá trị II, hoá trị III. [Các phương trình hoá học học sinh tự viết].

- Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe :

2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Một phần dãy hoạt động hoá học của kim loại được viết như sau:

Mg Zn Fe Pb Cu Ag Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 07/12/2021 220

Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.

Xem đáp án » 07/12/2021 212

Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là

Xem đáp án » 07/12/2021 108

Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.

a] Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.

b] Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.

Xem đáp án » 07/12/2021 87

Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HCl 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 và dung dịch Y.

Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 gam. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?

Xem đáp án » 07/12/2021 87

Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối sắt clorua là công thức nào dưới đây ? [Hiệu suất phản ứng đạt 100%].

Xem đáp án » 07/12/2021 84

Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :

Xem đáp án » 07/12/2021 62

Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.

Xem đáp án » 07/12/2021 58

Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.

Xem đáp án » 07/12/2021 47

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu [x] vào các ô trong bảng sau :

  Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc
a] Không tác dụng với dung dịch axit HCl          
b] Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ          
c] Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối          
d] Tác dụng mãnh liệt với H2O        

Xem đáp án » 07/12/2021 45

Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 [đktc] và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.

a] Viết các phương trình hoá học.

b] Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.

Xem đáp án » 07/12/2021 43

Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.

a] Viết các phương trình hoá học.

b] Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.

Xem đáp án » 07/12/2021 42

Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a] Viết phương trình hoá học.

b] Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

Xem đáp án » 07/12/2021 32

Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 [ở đktc]. Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.

Xem đáp án » 07/12/2021 28

Có một dung dịch gồm hai muối: Al2[SO4]3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2[SO4]3. Viết phương trình hoá học.

Xem đáp án » 07/12/2021 27

Câu hỏi:So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt

Lời giải

Giống nhau:

-.Tác dụng với phi kim

PTHH :

2 Al + 1,502-tdo —> Al2O3

3Fe+ 2O2 –tdo —> Fe304

-Tác dụng với dd axit

PTHH:

2Al + 6HCl —> 2AlCl3 +3H2

Fe+ H2S04 —> FeSO4 + H2

Tác dụng với dd Muối :

Al+ 2AgNO3 —-> Al[NO3]2 + 2Ag

Fe + CuCl2 —> FeCl2 + Cu

Khác nhau

Nhôm có khả năng tác dụng với dd kiềm giải phóng H2

PTHH : Al + NaOH + H20 —–> NaAlO2 + 1,5 H2

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về Nhôm và Sắt nhé

A. Nhôm

I. Tính chất vật lý của Nhôm

Nhôm [Al] có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có những tính chất vật lý sau:

– Là kim loại mềm có tính dẻo, màu trắng bạc, có ánh kim mờ

– Khối lượng riêng: 2,7 g/cm3

– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt [độ dẫn điện của Al bằng 2/3 độ dẫn điện của Cu]

– Nhiệt độ nóng chảy: 660 °C

Kim loại Nhôm

II. Tính chất hóa học của Nhôm

1. Tác dụng với phi kim

a] Al tác dụng với O2

Nhôm tác dụng với oxi tạo thành nhôm oxit.

4Al + 3O2[t°] → 2Al2O3

b] Tác dụng với các phi kim khác

Nhôm tác dụng với một số phi kim tạo thành muối nhôm.

2Al + 3Cl2→ 2AlCl3

2Al + 3S [t°] → Al2S3

2. Tác dụng với dung dịch axit

Nhôm tác dụng với một số dd axit [HCl, H2SO4loãng …] tạo thành muối và giải phóng khí H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2↑

Al + H2SO4 loãng→ Al2[SO4]3+ H2↑

3. Tác dụng với dung dịch muối

Nhôm tác dụng với dung dịch muối của những kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn [trong dãy hoạt động hóa học của kim loại] tạo ra muối nhôm và kim loại mới.

2Al + 3FeCl2→ 2AlCl3+ 3Fe ↓

2Al + 3CuSO4→ Al2[SO4]3+ 3Cu ↓

Al + 3AgNO3→ Al[NO3]3+ 3Ag ↓

4. Tác dụng với dung dịch kiềm

Ngoài những tính chất hóa học trên, nhôm còn tác dụng được với dung dịch kiềm như NaOH, KOH…

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2↑

Al + Ca[OH]2+ H2O → Ca[AlO2]2+ H2↑

III. Ứng dụng của Nhôm

Nhôm và hộp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:

– Đồ gia dụng: xoong, nồi, chảo…

– Dây dẫn điện

– Vật liệu xây dựng

– Hộp kim nhôm nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô…

B. Sắt

I. Tính chất vật lí & nhận biết

1. Tính chất vật lí:

- Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao [1540oC]

- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.

2. Nhận biết

- Sắt có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút.

II. Tính chất hóa học

- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.

Fe→ Fe2++ 2e

Fe→ Fe3++ 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với lưu huỳnh

b. Tác dụng với oxi

c. Tác dụng với clo

2. Tác dụng với axit

a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4loãng

Fe + 2H+→ Fe2++ H2

b. Với các axit HNO3, H2SO4đặc

Fe + 4HNO3l→ Fe[NO3]3+ NO + 2H2O

Chú ý: Với HNO3đặc, nguội; H2SO4đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

Fe+ CuSO4→ FeSO4+ Cu

Chú ý:

Fe + 2Ag+→ Fe2++ 2Ag

Ag+dư+ Fe2+→ Fe3++ Ag

III. Trạng thái tự nhiên

- Trong tự nhiên sắt tồn tại ở dạng hợp chất, trong các quặng sắt.

- Các quặng sắt:

+ Hematit: Hematit đỏ [Fe2O3khan] và Hematit nâu [ Fe2O3.nH2O].

+ Manhetit [ Fe3O4]

+ Xiđerit [ FeCO3]

+ Pirit [ FeS2]

- Sắt còn có trong hồng cầu của máu, giúp vận chuyển oxi tới các tế bào.

IV. Ứng dụng

- Phần lớn sắt được sử dụng để luyện thép, gang.

- Ứng dụng trong nhiều vật dụng đời sống như oto, xe máy……

Video liên quan

Chủ Đề