Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

Giải thích:

Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ ( trừ Be, Mg) đều phản ứng mãnh liệt với H2O ở nhiệt độ thường

=> Ca

Đáp án C

 

 

 

 

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 71

 

 

 

 

Kim loại phản ứng với nước

Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tính chất hóa học của kim loại. Nội dung câu hỏi ở đây là Kim loại tác dụng với nước. Hy vọng thông qua câu hỏi cũng như câu trả lời đưa ra, giúp bạn đọc củng cố, cũng như rèn luyện kĩ năng làm bài tập một cách tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.

Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

A. Na, Cr, K

B. Be, Na, Ca

C. Na, Ba, K

D. Na, Fe, K

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dễ thấy Na, Ba, K đều phản ứng vơi nước, Fe và Cr kim loại không tác dụng với nươc

Be chất thuộc nhóm kiềm thổ không tác dụng với nước ở điều kiện thường

Đáp án C

 

Tính chất hóa học của kim loại

I. Tác dụng với phi kim

1. Với oxi

Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.

3Fe + 2O2 ->Fe3O4

Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi

2. Với lưu huỳnh

Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua (=S)

2Al + 2S Al2S3

3. Phản ứng với clo

Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl)

2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3

II. Tác dụng với axit

  • Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)
  • Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

III. Tác dụng với dung dịch muối

Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước

Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.

IV. Tác dụng với nước

Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

R + nH2O → H2 + R(OH)n

 

 

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Fe, Mg, Al

B. Fe, Cu, Ag

C. Zn, Al, Ag

D. Li, Na, K

Xem đáp án

Đáp án D

 

Câu 2. Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe, Mg, Al.

B. Fe, Cu, Ag.

C. Zn, Al, Ag.

D. Na, K, Ca.

Xem đáp án

Đáp án D

 

Câu 3. Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Cu, Ca, K, Ba

B. Zn, Li, Na, Cu

C. Ca, Mg, Li, Zn

D. K, Na, Ca, Ba

Xem đáp án

Đáp án D

 

Câu 4.Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro:

A. Na, Ca

B. Zn, Ag

C. Cu, Ag

D. Cu, Ba

Xem đáp án

Đáp án A

 

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

 

 

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi học tập cũng như cập nhật những tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé.

 

 

 

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích về kim loại do Top Tài Liệu biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Al, Hg, Cs, Sr.

B.K, Na, Ca, Ba.

C. Fe, Zn, Li, Sn.

D. Cu, Pb, Rb, Ag.

Đáp án B. K, Na, Ca, Ba.

Giải thích: Các kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường:

–  Kim loại kiềm (nhóm IA)

–  Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) trừ Be và Mg

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm về kim loại các bạn nhé! 

– Kim loại trong hóa học có tên Hy Lạp là “metallon”. Nó là nguyên tố có khả năng tạo ra các ion dương và tạo ra các liên kết kim loại. Vật liệu kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt với nhau bằng độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng.

Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

– Nhắc đến kim loại, người ta thường biết đến chúng là một vật chất rắn, dẫn nhiệt và dẫn điện. Cùng với phi kim và á kim, kim loại cũng được phân biệt bởi mức độ ion hóa. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, kim loại chiếm khoảng 80% còn phi kim và á kim chiếm khoảng 20%. Trong tự nhiên, phi kim chiếm số lượng nhiều hơn mặc dù trên bảng tuần hoàn, các vị trí của kim loại là đa số. Những kim loại phổ biến nhất có thể kể đến như sắt (Fe), Nhôm (Al), đồng (Cu), vàng (Au), bạc (Ag), Kẽm (Zn)…

– Kim loại có cấu tạo nguyên tử và tinh thể

– Cấu tạo nguyên tử: các nguyên tố kim loại thì có 1; 2 hoặc 3..lớp electron lớp ngoài cùng

+ Na: 1s2 2s2 2p6 3s1 ;

+ Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2 ;

+ Al: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1

– Cấu tạo tinh thể: các kim loại khi ở nhiệt độ bình thường sẽ tồn tại ở thể rắn và có cấu tạo mạng tinh thể( trừ thủy ngân Hg). Kim loại có 3 loại mạng tinh thể là:

+ Lập phương tâm diện: Ag, Cu; Au; Al…

+ Lập phương tâm khối :  Li; Na; K;…

+ Lục phương: Be; Mg; Zn…

– Kim loại có 4 loại, mỗi loại có cấu tạo và ứng dụng khác nhau, phục vụ cho mục đích sản xuất khác nhau.

a. Kim loại cơ bản

– Trong hóa học, cụm từ “kim loại cơ bản” được dùng để ám chỉ các kim loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với axit clohidric loãng để tạo ra hydro. Một số ví dụ là sắt, niken, chì và kẽm. Đồng được xem là một kim loại cơ bản khi nó bị oxy hóa khá dễ dàng, mặc dù nó không phản ứng với HCl. Thông thường, cụm từ này trái nghĩa với kim loại hiếm. Ngoài ra có hai loại khác: kim loại đen và kim loại màu. Trong giả kim thuật, kim loại cơ bản là một kim loại thông dụng và rẻ tiền, đối lập với kim loại quý như vàng hay bạc. Suốt một thời gian dài, mục tiêu của các nhà giả kim thuật là tạo ra kim loại quý (thể loại gồm phần lớn kim loại màu) từ kim loại cơ bản.

b. Kim loại đen

– Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. Kim loại đen là kim loại màu đen, có nguồn gốc từ hai trăm triệu năm trước. Nhà địa lý học (có bản ghi: nhà bác học) Lê Quý Đôn tìm thấy nó năm 1743, lúc ông 17 tuổi. Ông cùng cha là Lê Trọng Thứ đi tìm cổ vật.

c. Kim loại màu

– Gồm bạc, vàng, đồng, kẽm, và nhiều kim loại màu khác. Kim loại màu là kim loại có các màu như màu vàng, màu ghi (bạc), đồng,…. Kim loại màu không có màu đen như kim loại đen

d. Kim loại đúc nên đồ vật

– Trong ngành đúc tiền xưa, các đồng xu được định giá bằng lượng kim loại quý mà chúng chứa. Kim loại này được gọi tắt là kim loại đúc.

a. Tính chất vật lý

– Kim loại có tính cứng, màu sắc ánh kim, có thể dát mỏng và gia công thành nhiều hình thù đa dạng. Nhờ các ion, chúng dẫn điện tốt. Ngoài ra, kim loại còn có từ tính và dẫn nhiệt tốt, có điểm nóng chảy cao. Tính giãn nở nhiệt cũng là đặc trưng của kim loại, khi gặp nhiệt độ nóng chúng có xu hướng giãn ra, ngược lại, khi gặp nhiệt độ thấp (lạnh), chúng sẽ co lại. Hay Hầu hết, ở nhiệt độ môi trường, kim loại ở thể rắn, trừ thủy ngân và copernixi (ở thể lỏng).

– Về cơ tính, kim loại và các hợp kim của nó có tính dẻo, đàn hồi, và có độ bền kéo, độ bền nén nhất định. Tùy vào cấu tạo mà mỗi kim loại có mức độ cơ tính, lý tính cao hơn hay thấp hơn nhau.

– Ngoài ra, kim loại là vật liệu có nhiều ưu điểm nhất trong gia công như đúc, rèn, cắt gọt, đột, dập, chấn, hàn mài…Đặc biệt, với công nghệ nhiệt luyện, độ cứng của kim loại và hợp kim có thể được thay đổi, nhằm tạo ra nhiều loại vật liệu khác nhau.

b. Tính chất hóa học

 *Tác dụng với phi kim

– Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit.

2Mg + O2   →  2MgO

2Al + 3O2  →   2Al2O3

3Fe + O2   →  Fe3O4

+ Phản ứng với phi kim như Cl.,, S…

– Tác dụng với C2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

Cu+ Cl2 → CuCl2

Al + Cl2 → AlCl3

Fe+ Cl2 → FeCl3

Nếu Fe dư:

Fedư + FeCl3 → FeCl2

– Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

Cu + S  → CuS

Fe + S → FeS

Hg + S → HgS

=> Khi cần gom thủy ngân dùng bột thủy ngân tuyệt đối không để tay tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân. VD: vỡ cặp nhiệt độ

*Tác dụng với H2O

– Kim loại mạnh như: Li; K; Na; Ca; Sr, Ba ..khi tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo ra bazo, kim loại kiềm

M + nH2O → MOHn + n2H2.

– Kim loại trung bình như Mg sẽ tan chậm trong nước nóng

Mg + 2H2O  → Mg(OH)2 + H2

– Một số kim loại  như Mg, Al, Zn, Fe…có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ cao và tạo ra oxit kim loại + hidro

3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4 + 4H2

*Tác dụng với các axit

– Khi cho phản ứng với axit sản phẩm tạo thành là muối và có khí H2 thoát ra

Mg + 2 HNO3 →  Mg(NO3)2 +H2

2Al + 6HNO3 → 2 Al(NO3)3 + 3H2

– Tác dụng với  HNO3 và H2SO4 đặc, nóng

– Khi cho phản ứng với HNO3 (đặc, nóng) tạo ra muối nitrat và khí NO2 ,NO, N2O, N2…

Cu + 4HNO3 đặc nóng → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

– Khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sunfat và khí như SO2, H2S  +  lưu huỳnh

M+H2SO4 đặc, nóng →M2SO4n + (SO2,S,H2S) +H2O

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường

– Al, Fe; Cr thụ động với (H2SO4) đặc nguội và (HNO3)đặc nguội

*Tác dụng với muối

– Khi cho phản ứng với muối của kim loại yếu hơn sản phẩm tạo ra là muối và kim loại mới

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

– Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

– Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

=> Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag

– Kim loại tồn tại xung quanh đời sống của chúng ta, và được sử dụng rất phổ biến để chế tạo, sản xuất ra các đồ dùng tiện ích phục vụ đời sống.

– Các kim loại được ứng dụng nhiều trong các ngành cơ khí, công trình xây dựng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc

– Trong sản xuất đồ dùng: kim loại được chế tạo ra các vật dụng trong gia đình; Kim loại màu dùng để làm đồ trang sức như: vàng, bạc…

– Trong hóa học dùng kim loại để nghiên cứu về tính chất, cấu tạo của từng kim loại

– Trong công nghệ: kim loại dùng để làm vật liệu cơ khí và chế tạo phôi.

– Kim loại rất tiện ích đối với cuộc sống của chúng ta, vậy nên cần khai thác kim loại một cách hợp lý và có khoa học góp phần để bảo vệ môi trường.