Kim loại tác dụng với HNO3 không tạo ra khí

Kim loại tác dụng với HNO3 không tạo ra khí

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Phương trình tổng quát

 - Kim loại + HNO3 đặc, nóng → muối nitrat + NO2 + H2O.

    M + 2nHNO3 → M[NO3]n + nNO2 + nH2O

 - Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O. 

   3M + 4nHNO3 → 3M[NO3]n + nNO + 2nH2O

* Lưu ý: 

 - Axit nitric tác dụng với hầu hết các kim loại [trừ Au và Pt].

 - Một số kim loại [Fe, Al, Cr, . . .] không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.

 - Axit nitric loãng khi tác dụng với kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al , Zn... thì sản phẩm khử tạo thành có thể NO, N2O, N2, NH4NO3.

M + HNO3 → M[NO3]n + [NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3] + H2O

Tùy điều kiện phản ứng mà sản phẩm tạo thành có thể là một khí hoặc nhiều khí [đặc biệt khi giải bài tập cần lưu ý đến NH4NO3].

 - Kim loại tác dụng với HNO3 dù trong bất kì điều kiện nào cũng không tạo ra khí H2.

 - Với kim loại có nhiều hóa trị [như Fe, Cr], nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại [Fe3+, Cr3+]; nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 [Fe2+, Cr2+], hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.

2. Phương pháp giải bài tập

a. 1 kim loại + HNO3 → 1 sản phẩm khử [NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3]

 * Nhận xét: Với dạng bài tập này khá đơn giản thì chúng ta dùng phương trình phân tử hoặc bán phương trình đều được.

Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch 2,24 lit khí NO [đktc]. Tìm m?

Gợi ý

Số mol NO = 0,1 mol

Phương trình hóa học

3Cu + 8HNO3 → 3Cu[NO3]2 + 2NO + 4H2O

  x = 0,1.3/2 = 0,15 mol

→ m = 0,15 .64 = 9,6g

* Lưu ý: Fe và Cr khi tác dụng với dung dịch HNO3 nếu có thêm từ dung dịch axit tối thiểu hoặc có kim loại dư thì sản phẩm tạo thành là Fe [II] và Cr [II].

Ví dụ: Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 thu được 3,36 lit khí NO [là sản phẩm khử duy nhất ở đktc]. Tìm m [Biết HNO3 cần dùng với một lượng tối thiểu]

 * Nhận xét: Fe tác dụng với HNO3 tạo ra Fe[III] sau đó tác dụng lại với Fe dư tạo thành Fe[II].

  Gợi ý

   Số mol NO = 0,15 mol

   3Fe + 8HNO3 → 3Fe[NO3]2 + 2NO + 4H2O

    x = 0,15.3/2 = 0,225 mol

 → m = 0,225 .56 = 12,6g

b. 2 hay nhiều kim loại + HNO3 → 1 sản phẩm khử [NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3]

 * Nhận xét: Với dạng bài tập này chúng ta nên viết bán phương trình sẽ tiện hơn nhiều so với phương trình phân tử. Sau đó, dựa vào ĐLBT electron:

   Tổng e cho = tổng e nhận 

Ví dụ: Cho 11 g hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lit khí NO [đktc] duy nhất. Tính khối lượng [g] của Al và Fe trong hỗn hợp đầu?

Gợi ý

nNO = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol Al và Fe trong hỗn hợp đầu

Ta có:  27x + 56y = 11      [1]      

    Al    →  Al+3 +  3e

     x                        3x mol

     Fe   →  Fe+3 +  3e

     y                        3y mol

    N+5   +  3e  →  N+2

               0,9       0,3 mol

Theo định luật bảo toàn e: ne [KL nhường]   =  ne  [N nhận] = 0,9 mol

    hay:   3x + 3y = 0,9      [2]

Từ [1] và [2] ta có:

 → x = 0,2 mol và y = 0,1 

 → mAl = 5,4g và mFe = 5,6g

c. 1 kim loại + HNO3 → 2 sản phẩm khử [NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3]

 * Nhận xét: Với dạng bài tập này chúng ta nên viết bán phương trình sẽ tiện hơn nhiều so với phương trình phân tử. Sau đó, dựa vào ĐLBT electron:

Tổng e cho = tổng e nhận 

Ví dụ: Cho 16g Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 6,72 lit hỗn hợp khí X[gồm NO và NO2] [đktc]. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X?

Gợi ý

   Số mol X = 0,3 mol

   Số mol Cu = 0,25 mol

Gọi x, y là số mol của NO2 và NO

   Ta có: x + y = 0,3 [1]

   Cu → Cu+2 + 2e

   0,25              0,5 mol

   N+5 + 1e → N+4

              x        x mol

   N+5 + 3e → N+2

             3y       y mol

Theo ĐLBT e:

   x + 3y = 0,5 [2]

Từ [1] và [2] ta có:

  → x = 0,2 mol và y = 0,1mol

%VNO2 = 66,7% và %VNO = 33,3% 

* Lưu ý: Đối với Mg, Al, Zn khi tác  dụng với HNO3. Nếu không có sản phẩm khử duy nhất hãy cẩn thận có muối NH4NO3 tạo thành.

Ví dụ: Cho 37,8g Al vào dung dịch axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và V lit khí N2 [đktc]. Sau khi cô cạn dung dịch X thu được 310,2g chất rắn khan. Tìm V

Gợi ý

Số mol Al = 1,4 mol

Nhận xét: Nếu muối khan chỉ chứa Al[NO3]3 = 310,2/213 = 1,45 > 1,4 mol [loại] 

→ có muối NH4NO3 tạo thành với khối lượng mNH4NO3 = 310,2 - 1,4.213 = 12g [ứng với 0,15 mol]

   Al  → Al+3 + 3e

   1,4                  4,2 mol

   2N+5 + 10e  → N2

               10x      x mol

   N+5 + 8e  → N-3

            1,2       0,15 mol

Theo ĐLBT e: 10x + 1,2 = 4,2 → x = 0,3 mol

  → V = 6,72 lit

* Lưu ý: Khi kim loại tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 với HCl [hoặc H2SO4 loãng] 

→ tổng số mol H+ = số mol HCl + số mol HNO3

                               = 2 số mol H2SO4 + số mol HNO3

Phương trình

  M → M+n + ne

  NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O

Ví dụ: Cho 5,76g Cu tác dụng hết với 120 ml dung dịch A gồm HNO3 1 M, H2SO4 0,5 M thu được V lit NO [ở đktc]. Tìm V?

Gợi ý

nHNO3 = 0,12.1 = 0,12 mol 

nH2SO4 = 0,12.0,5 = 0,06 mol

 Tổng số mol H+ = 0,12 + 2.0,06 = 0,24 mol

 nCu = 0,09 mol

Phương trình:        

 3Cu  +  8H+ +  2NO3-   →  3Cu+2  +  2NO  +  4H2O

  0,09     0,24                                      x = 0,09.2/3 = 0,06 mol

→ VNO = 1,344 lit 

  * Nhận xét: Khi sử dụng bán phương trình thì tổng số mol H+ được tính bằng

  nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 8nNH4NO3

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O [đktc]. Vậy X có thể là

   A. Cu                                     

   B.  Fe                                     

   C. Zn                                      

   D. Al

Câu 2: Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất [đktc]. Giá trị của m là:

   A. 1,12 gam.                          

   B. 11,2 gam.                           

   C. 0,56 gam.               

   D. 5,6 gam.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng [dư], thu được dung dịch X và 1,344 lít [ở đktc] hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

   A. 97,98.                                

   B. 106,38.                              

   C. 38,34.                                

   D. 34,08.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A [ở đktc] là

   A. 86,4 lít                               

   B. 8,64 lít                               

   C. 19,28 lít                 

   D. 192,8 lít

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của a là           

   A. 140,4 gam                         

   B. 70,2 gam                            

   C. 35,1 gam                

   D. 45,3 gam

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A gồm NO, NO2 [đktc]. Biết  tỉ khối hơi của A so với H2 là 19. Giá trị của V là

   A. 4,48 lít                               

   B. 2,24 lít                               

   C. 0,448 lít                 

   D. Kết quả khác

Câu 7: Cho 8 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1 M và H2SO4 0,5 M thu được V lit khi NO [đkc]. Tính V?

   A. 1,244 lit                             

   B. 1,68 lit                               

   C. 1,344 lit                             

   D. 1,12 lit

Câu 8: Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 560 ml [đktc] khí N2O duy nhất khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:            

   A. 1,62 gam                           

   B. 0,22 gam                            

   C. 1,64 gam                

   D. 0,24 gam.

 

 

 

Chủ Đề