Kìm lòng là gì



Kìm Chế hay Kiềm Chế hay Kềm Chế là cách viết đúng chính tả ngữ pháp tiếng Việt nhất để tránh gây lẫn lộn. Nhiều bạn tranh cãi gay gắt về ba từ này liệu cái nào sai và nên dùng từ nào. Theo tìm hiểu của Yeutrithuc.com, cách dùng Kiềm Chế tỏ ra phổ biến nhất, và có cách phát âm nằm giữa Kềm Chế và Kìm Chế.

Trên thực tế, Kềm Chế hay Kiềm Chế hay Kìm Chế đều được. Đây là động từ để chỉ hành động dùng tới sức mạnh để giữ cái gì đó, trị nó nhằm không thể vươn lên.

-Ví dụ: Kiềm chế cảm xúc, Kìm chế tình cảm.

Kìm lòng là gì
Kiềm chế hay kềm chế đều được

Kiềm Chế hay Kềm Chế hay Kìm Chế

Để đi tìm lời giải, Yeutrithuc.com đã lần giở một số cuốn từ điển uy tín từ trước tới nay. Trong đó, cuốn từ điển Việt Bồ La kinh điển của cha đẻ chữ Quốc ngữ Alexander de Rhodes xuất hiện hai chữ Kềm và Kìm. Lịch sử ghi nhận nhiều từ phát âm tương đồng giữa âm i và âm ê do khác biệt vùng miền, hay còn gọi là phương ngữ. Có thể kể đến như cặp từ Cung Nghinh và Cung Nghênh, Dập Dình và Dập Dềnh. Nên việc nói Kềm Chế hay Kìm Chế là giống nhau.

Cổ Xúy hay Cổ Súy

Chỉnh Chu hay Chỉn Chu

Liệt Vị hay Việt Vị

Sum Sê hay Xum Xê

Tác giả Huỳnh Tịnh Của trong cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ra mắt khá lâu đời, những năm cuối thế kỷ 19, thì lại dùng từ Kềm Chế. Ta thấy tình trạng biến âm như Cung Nghênh, Cung Nghinh, Dập Dềnh với Dập Dình thì sẽ thấy việc gọi Kềm Chế hay Kìm Chế rất dễ hiểu vì thói quen biến âm.

Đến cuốn từ điển do Hội Khai Trí Tiến Đức đầu TK 20 thì chúng ta thấy xuất hiện từ Kiềm Chế, đồng thời vẫn còn dùng từ Kìm Chế song song. Lý giải cho điều này chính là việc nói trại của từng vùng miền đối với một từ nào đó nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Đến đây, yeutrithuc.com có thể kết luận cách đọc viết Kiềm Chế hay Kềm Chế hay Kìm Chế đều được và không sai chính tả nhé. Tình trạng này bạn nên ghi nhớ vì còn rất nhiều cặp từ bị đọc trại giống vậy, đừng quá lo lắng.