Kinh nghiệm cho trẻ 2 tuổi đi học

  • CHĂM BÉ
  • Chọn trường mầm non

Chia sẻ kinh nghiệm khi con trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo

Bởi
123HOST
-
7 Tháng Năm, 2019
0
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Khi cho con trẻ đi học mẫu giáo lần đầu tiên hầu như cha mẹ nào cũng trải qua những giai đoạn khó khăn nhất định với bao nhiêu câu hỏi những bối bận tâm khi chuẩn bị cho con đến trường. Sau đây là một vài chia sẻ nhỏ giúp cho các bậc phụ huynh vững vàng tâm lý hơn khi chuẩn bị cho con đi học.

1. Chuẩn bị tâm lý cho bé và cho cả cha mẹ, gia đình

Trước hết, cha mẹ phải có sự đồng thuận trong việc chọn thời điểm cũng như độ tuổi cho bé đến trường. Và hơn ai hết, hãy chuẩn bị tâm lý cho chính mình, nếu gia đình bạn ở gần ông bà nội ngoại thì việc chia sẻ và thông báo cho ông bà biết trước việc bé sẽ đi nhà trẻ, mẫu giáo là điều cần thiết. Sau đó mới nghĩ đến việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Trước tiên cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện với bé về việc đến trường, nơi mà bé sẽ có những người bạn mới, sẽ có cô giáo tận tình chăm sóc. Ngoài trò chuyện, cha mẹ nên chủ động cho bé tiếp xúc với môi trường mầm non qua phim, ảnh, qua các bài hát về lứa tuổi mầm non ở trường. Bên cạnh đó, những người thân xung quanh bé như: ông bà, các cô dì, anh chị trong nhà cũng nên trò chuyện với bé về việc sắp tới bé sẽ được đến trường. Hãy cho bé biết ở trường có nhiều điều thú vị, nhiều niềm vui ngộ nghĩnh mà nếu như ở nhà bé sẽ không có được. Tất nhiên là đa số trẻ ban đầu phải rời xa vòng tay cha mẹ để đi nhà trẻ, đi mẫu giáo đều có phản ứng nhất định. Nhưng khi bạn chuẩn bị tốt tâm lý cho bé, những bỡ ngỡ, sợ hãi, nhút nhát của bé sẽ sớm thay bằng niềm vui trẻ thơ, giúp cha mẹ có thể yên tâm đi làm.

2. Rèn luyện thói quen tốt cho bé

Nếu bé nhà bạn còn dùng bỉm thì tốt nhất trước lúc cho bé đến trường, bạn nên tập thói quen cho con đi vệ sinh đúng nơi quy định và dần dần từ bỏ thói quen dùng bỉm. Với bé đã biết nói, cha mẹ cần khuyến khích bé thể hiện mong muốn, cảm xúc của mình. Bé đã tự xúc cơm để ăn được thì tốt, nếu chưa, cha mẹ cũng cần tập cho con tự xúc để ăn. Tập và rèn luyện cho bé thật nhiều thói quen và các hành động tự lập cần thiết như: tự thay quần khi lỡ tè dầm, tự lấy nước uống khi khát, tự dùng khăn lau mặt sau khi ăn, tự xếp ghế của mình khi ăn xong càng nhiều hành động tự lập càng tốt. Cha mẹ cũng đừng quá nôn nóng khi bé tập tự lập, ban đầu trẻ có thể lóng ngóng, có khi liên tục làm đổ cơm ăn ít hơn bình thường, mặc áo quần ngược, mặc quần 1 ốngnhưng dần dà trẻ sẽ tự làm được một cách thành thạo.

Và tất nhiên khi bé đã đi nhà trẻ, mẫu giáo thì luôn phải tuân thủ theo thời khóa biểu của trường. Vì thế những ngày bé ở nhà, cha mẹ cũng nên sắp xếp thời gian cho con tuân thủ giờ ăn, giờ chơi sát với thời khóa biểu ở trường để bé có thể giữ được những thói quen tốt.

3. Sớm cho bé đến thăm ngôi trường mình sẽ được học

Trước thời gian cho bé đến trường, cha mẹ nên chủ động chở bé đến ngôi trường đó. Cho bé vui chơi với các mô hình, vườn cây trong sân trường. Cha mẹ cũng có thế dắt bé tham quan một vài lớp học. Nếu bạn đã chọn được cả lớp cho con học, thì hãy dắt bé vào lớp làm quen với bạn mới, với cô giáo. Hãy tìm tòi những điều thú vị mà chỉ đến trường mới có và chỉ cho bé thấy. Làm được điều này, ngày đầu tiên đến trường của con bạn dù có tiếng khóc hay không thì về mặt tâm lý bé không bị sốc, bởi môi trường bé đến không quá xa lạ, đột ngột.

4. Tuyệt đối không được hù dọa bé, cần tạo sự thân thiện giữa mẹ bé cô giáo và bạn bè của bé

Có nhiều bé dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng nhưng vẫn không muốn đi học. Cha mẹ cần phải tránh những câu hù dọa ở nhà như: Nếu con hư mẹ sẽ cho đi học, Con không ăn hết chỗ cháo này mẹ mang con đến nhà cô giáo Loan nhév.v Làm như vậy bé sẽ càng khó hòa nhập với môi trường mới và dẫn đến việc đi học ở trường mầm non trở thành nỗi sợ của bé. Cha mẹ khi đưa con đến trường cũng cần dành thời gian trò chuyện với cô giáo để nắm tình hình con mình ở trường. Chú ý xem bé hay chơi với nhóm bạn nào và cố gắng nhớ tên vài bạn của bé. Lúc về nhà, cha mẹ nên chủ động trò chuyện cùng con, hỏi về những hoạt động ở trường của bé, về cô giáo, bạn bè của bé để tạo sự gần gũi và yên tâm. Khi bé của biểu hiện không vui sau giờ học ở trường, cha mẹ cần kiên trì tìm hiểu, chủ động khơi gợi để bé chia sẻ cảm xúc của mình và hãy tham khảo thêm thông tin từ cô giáo để giúp bé của bạn sớm hòa nhập với môi trường mới.

5. Những diễn biến về sức khỏe khi bé bắt đầu đến trường

Có không ít bé khi tiếp xúc với môi trường mới đều quấy khóc hơn bình thường, bé có thể bị cảm sốt, hay khóc và giật mình khi ngủ. 1, 2 tuần đầu như thế cha mẹ cần kiên trì tập cho quen thích nghi. Đừng quá sốt ruột vì bé có thể sẽ sụt ký một chút, hoặc cứ thấy bé quấy khóc, mè nheo là cha mẹ cho nghỉ ở nhà. Khi đi học đều, bé sẽ tự nhận việc đi học là bắt buộc chứ không phải cứ thích là đi hoặc bé có quyền lựa chọn. Dần dần bé sẽ hiểu ra vai trò của mình, cha mẹ đi làm thì con đi học ngoan và buổi chiều chúng ta cùng trở về nhà, cùng vui chơi, kể cho nhau nghe nhiều chuyện thú vị mà mình đã làm trong ngày.

Và, buổi chiều khi đón bé về, cha mẹ cũng nên hỏi han, khuyến khích bé bằng cách chuẩn bị cho bé những món ăn khoái khẩu, một vài trò chơi bé yêu thích mà có khi không ở trường. Và có một lưu ý nhỏ, cha mẹ cần nhớ là: hàng tuần, khẩu phần ăn của bé đều được nhà trường thông báo công khai trên bảng tin, ngoài hành lang lớp học. Cha mẹ chuẩn bị bữa ăn ở nhà cho bé nên tránh bị lặp lại thực đơn ở trường đế tránh sự nhàm chám của bé.

6. Hành trang đến trường của bé

Cha mẹ cần chuẩn bị cho bé nhiều quần áo trong vài tuần đầu đi học. Quần áo mang đến trường cho bé cần phải rộng rãi để khi cần bé có thể tự mặc dễ dàng. Nếu trường có đồng phục, cha mẹ cần chuẩn bị cho bé từ 5 bộ đồng phục trở lên vì bé mới đi học có thể còn chưa quen với việc vệ sinh cá nhân hoặc vì nhút nhát mà tè dầm. Ngoài ra cha mẹ có thể mang kèm theo 1, 2 bộ quần áo bình thường mà bé thích để trước giờ tan học bé mặc về nhà. Trong giỏ đồ của bé cũng nên có sẵn bịch ni lông để bỏ quần áo bẩn sau khi bé thay ra, tránh lẫn lộn với quần áo sạch của bé. Các vật dụng khác như mền, gối cha mẹ cũng cần phải lựa chọn cẩn thận, kỹ càng, bảo đảm gọn, nhẹ và ít bám bẩn.

Cuối cùng, nếu nhận thấy bé của bạn thật ngoan khi đi học hoặc có tiến bộ hơn trong việc làm quen với trường lớp mới, cha mẹ cần có những phần thường nho nhỏ, những lời khen, khích lệ bé kịp thời nhé.

Nguồn: sưu tầm

Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Bài trướcHành trình mang thai của bà mẹ nghén nặng
Bài tiếp theoTrầm cảm sau sinh và cách phòng tránh

Video liên quan

Chủ Đề