Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên

Việc làm Biên - Phiên dịch

Kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu đơn giản chính là khả năng sử dụng các thứ tiếng nước ngoài mà không phải tiếng mẹ đẻ của quốc gia, dân tộc. Ví dụ bạn là người Việt Nam thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn sẽ thể hiện qua việc nghe, nói, đọc hay viết tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung,... Tùy vào mỗi người mà các kỹ năng này sẽ ở mức độ khác nhau. Có những người sẽ thành thạo cả 4 kỹ năng, có những người chỉ giỏi chuyên sâu về một kỹ năng nhất định nào đó.

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng ngoại ngữ là gì?

Chính vì vậy mà việc đánh giá về kỹ năng ngoại ngữ hiện nay cũng phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo yêu cầu, mong muốn của mỗi người, mỗi nhà tuyển dụng. Giả sử, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực du lịch và có nhu cầu tuyển dụng ứng viên biết ngoại ngữ (bao gồm 1 hoặc nhiều thứ tiếng khác nhau) thì chủ yếu sẽ tập trung vào kỹ năng nói của các ứng viên. Hay công ty tuyển dụng nhân viên biên dịch sách thì sẽ chủ yếu tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng đọc – viết tốt,...

Mặc dù vậy thì bất kỳ kỹ năng nào cũng đều quan trọng và cần thiết đối với chúng ta trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày, góp phần mang lại rất nhiều lợi ích lớn. Và để biết được những lợi ích đó là gì, cùng chuyển tiếp đến phần 2 của bài viết nhé!

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng ngoại ngữ góp phần tăng cường chức năng của não

Việc học và nhớ được vốn từ của các nước khác không phải là điều dễ dàng, do đó, khi sử dụng ngoại ngữ trong công việc hay cuộc sống hàng ngày, não của bạn chắc chắn sẽ hoạt động nhiều hơn và liên tục cho đến khi bạn có thể nhớ ra từ cũng như ý nghĩa của nó, các cấu trúc câu phức tạp,... và truyền đến cho người nghe hiểu. Do đó, kỹ năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn có thể rèn luyện được cho não khả năng làm được rất nhiều việc cùng một lúc, tạo ra sự linh hoạt, uyển chuyển trong xử lý các vấn đề. Và nếu bạn là người có kỹ năng ngoại ngữ tốt thì chắc chắn sẽ là một người rất thông minh và giải quyết các tình huống, các vấn đề khá tốt.

Hơn nữa, việc học ngoại ngữ sẽ cần phải được thực hiện liên tục, thường xuyên bởi vốn từ vựng, kiến thức là vô cùng đa dạng. Do đó, não của bạn sẽ hoạt động tốt hơn nếu được rèn luyện một cách liên tục, thường xuyên, đồng thời góp phần cải thiện được trí nhớ của bạn.

2.2. Nâng cao về nhận thức và hiểu biết của con người

Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hầu hết những người có kỹ năng về ngoại ngữ giỏi thường là những người ham học hỏi, có khả năng quan sát và nhìn nhận mọi vấn đề tốt hơn so với người bình thường. Cụ thể họ sẽ có khả năng tập trung vào những gì cần thiết, quan trọng và dễ nhận ra các vấn đề sai lệch.

Ngoài ra, có kỹ năng học ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận, tìm hiểu về các tinh hoa văn hóa nhân loại, truyền thống dân tộc của rất nhiều quốc gia trên thế giới bằng chính thứ tiếng mà bạn đang học. Từ đó sẽ giúp nâng cao về nhận thức và hiểu biết sâu rộng về con người, văn hóa.

2.3. Cải thiện về khả năng giao tiếp

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Cải thiện về khả năng giao tiếp

Học ngoại ngữ, bên cạnh việc học và trau dồi vốn từ vựng, nắm chắc ngữ pháp hay khả năng viết thì các bạn sẽ phải tập trung rất nhiều vào kỹ năng lắng nghe và giao tiếp. Thực tế cho thấy, những người có khả năng nói tiếng ngoại ngữ tốt sẽ học từ vựng và cấu trúc ngữ pháp rất nhanh và hơn rất nhiều so với những ai có khả năng nói kém.

Do đó, có khả năng ngoại ngữ tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ cải thiện, nâng cao được rất nhiều trình độ giao tiếp, sự linh hoạt trong sử dụng ngôn từ của mình. Đây là điều rất quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống cũng như trong công việc, góp phần mang đến những thành công lớn cho bạn ở tương lai.

2.4. Giúp quá trình xin việc làm trở nên dễ dàng hơn

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác cũng ngày càng nhiều đã và đang đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ ngoại ngữ ở các ứng viên trong quá trình xin việc làm. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đưa ngoại ngữ trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá và sàng lọc các ứng viên phù hợp cho vị trí việc làm. Nhất là với các công ty, tập đoàn nước ngoài thì đây lại là yêu cầu bắt buộc cần có ở ứng viên.

Do đó, nếu không có kỹ năng ngoại ngữ tốt thì chắc chắn cơ hội của bạn sẽ bị thu hẹp đi. Còn nếu các công ty không quá đặt nặng về vấn đề ngoại ngữ thì việc bạn thông thạo một hay nhiều thứ tiếng nào đó sẽ trở thành ưu thế, giúp bạn có thể vượt qua được các ứng viên khác cùng trình độ và kỹ năng chuyên môn.

Việc làm giáo viên ngoại ngữ

2.5. Giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc

Có kỹ năng ngoại ngữ tốt còn giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp, mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao với quyền lợi và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển riêng một người làm trợ lý, thư ký hay nhân viên chuyên môn về biên – phiên dịch trong một số trường hợp cần thiết, gặp gỡ khách hàng, nhà đầu tư,... thì hiện nay việc này đã hạn chế đi rất nhiều để tiết kiệm chi phí cũng như nguồn nhân lực.

Thay vào đó, với những nhân viên có trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt thì có thể sẽ được cân nhắc và thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn như là quản lý, phó phòng, trưởng phòng hay giám đốc,... để đủ thẩm quyền, khả năng gặp gỡ, làm việc, trao đổi với các khách hàng, đối tác người nước ngoài. Do đó, việc có trình độ ngoại ngữ sẽ là một lợi thế vô cùng tốt, mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn cho các bạn trong sự nghiệp của mình.

3. Làm cách nào để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ?

Để có thể thành thạo bất kỳ một thứ tiếng nào đó, kể cả tiếng Việt thì các bạn đều phải chú trọng đến 4 kỹ năng cơ bản nhất là nghe, nói, đọc viết. Cụ thể, các bạn cần rèn luyện các kỹ năng này như sau:

3.1. Kỹ năng nghe

Đây là kỹ năng rất quan trọng khi bạn học bất kỳ một loại ngôn ngữ nào. Vì thực tế, việc đánh giá khả năng thành thạo ngoại ngữ sẽ chủ yếu liên quan đến việc bạn có khả năng nghe, hiểu được các tiếng, biên – phiên dịch lại những gì mình nghe được sang tiếng mẹ đẻ hay không? Nếu là một người mới học, chắc chắn bạn sẽ khó có thể nghe được bởi người nước ngoài nói khá nhanh, ngữ điệu, biến tấu sẽ khiến phát âm trở nên khó nghe.

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng nghe

Và để rèn luyện được kỹ năng này, các bạn nên áp dụng một số phương pháp như là:

- Nghe radio, audio, băng đĩa, các bài hát,... bằng tiếng nước ngoài để làm quen với cách phát âm của họ.

- Xem các bộ phim, chương trình ca nhạc, TV show,... bằng tiếng bản địa, chú ý nghe chậm, kỹ để hiểu được họ nói gì.

- Thường xuyên gặp gỡ người nước ngoài (người bản địa) để rèn luyện kỹ năng nghe tốt hơn.

3.2. Kỹ năng nói

Học ngoại ngữ, bạn không chỉ cần đến khả năng nghe, hiểu mà còn cần phải có khả năng nói, truyền đạt lại bằng chính thứ tiếng mình học. Theo đó, kỹ năng này cũng cần phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục để đảm bảo phát âm, ngữ điệu thật chuẩn như người bản địa.

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng nói

- Bạn hãy tự học và nói các đoạn hội thoại, hát lời bài hát, tự giới thiệu bản thân,... và ghi âm lại để nghe xem mình đã phát âm chuẩn chỉnh và đáp ứng được yêu cầu hay chưa?

- Gặp gỡ những người bản địa để giao tiếp, trò chuyện với họ và rèn luyện cho mình kỹ năng nói tiếng ngoại ngữ.

- Bạn cũng có thể đăng ký tham gia vào các khóa học ngoại ngữ để được các giảng viên hỗ trợ và rèn luyện kỹ năng nói tốt hơn.

Việc làm chuyên viên tiếng anh

3.3. Kỹ năng đọc

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng đọc

Kỹ năng đọc sẽ giúp cho bộ não được phát triển, tư duy và hiểu được ý nghĩa các từ, cụm từ, câu hay cả một bài văn bài thơ,... Tuy nhiên, việc đọc ngoại ngữ, bạn sẽ cần phải kết hợp cả từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc các câu,... thì mới có thể hiểu rõ được nội dung mà mình đang đọc là gì? Và nếu bạn nâng cao được kỹ năng đọc của mình thì chắc chắn kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều.

- Các bạn có thể tìm kiếm các cuốn sách, truyện, tiểu thuyết, các bài báo, bài blog trên các website,... được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng bạn đang học) để đọc và rèn luyện kỹ năng này.

- Các bạn cũng có thể chuyển ngôn ngữ trên hệ điều hành điện thoại, máy tính của mình bằng thứ tiếng mình đang học để làm quen và rèn luyện khả năng đọc cho mình.

3.4. Kỹ năng viết

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng viết

Kỹ năng cuối cùng không thể thiếu trong quá trình học ngoại ngữ đó chính là viết. Nhiều người sẽ thấy khó khăn, nhàm chán khi học viết tiếng nước ngoài bởi sẽ khá khó, phức tạp. Ví dụ như bạn học tiếng Nhật, tiếng Trung, Hàn thì việc viết được tiếng bản địa của họ sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình thì bắt buộc phải rèn luyện kỹ năng này.

- Các bạn hãy thường xuyên viết các từ vựng, cụm từ, thành ngữ, các đoạn văn, đoạn hội thoại,... theo từng chủ đề hay các yêu cầu cụ thể để vừa học được từ vựng, vừa thông thạo ngữ pháp mà còn rèn luyện được kỹ năng viết.

- Rèn luyện khả năng viết cùng với cách sử dụng ngữ pháp câu bằng cách viết các đoạn văn dài, lá thư, câu chuyện,... để cải thiện về kỹ năng này,...

4. Kỹ năng ngoại ngữ trong CV xin việc

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Kỹ năng ngoại ngữ trong CV xin việc

Kỹ năng ngoại ngữ trong CV xin việc, bạn đã bao giờ nghe thấy chưa? Đây được xem là một phần rất quan trọng mà hiện nay nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu cần có trong CV của ứng viên. Thông qua đó, họ có thể đánh giá được trình độ, kỹ năng và mức độ phù hợp với công việc ra sao? Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên đưa phần này vào CV mà nên lựa chọn những trường hợp cụ thể, cần thiết và biết cách để trình bày phần này sao cho thu hút, dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

CV xin việc

4.1. Trường hợp nào cần đưa kỹ năng ngoại ngữ vào CV xin việc?

Người ta vẫn thường nói, phần tốt đẹp thì nên “show” ra và kỹ năng ngoại ngữ trong CV cũng vậy. Bạn chỉ nên trình bày phần nào vào CV trong các trường hợp như sau:

Công việc yêu cầu có trình độ ngoại ngữ

Đây có lẽ là một trường hợp khá dễ hiểu phải không? Khi công việc đã yêu cầu bạn có trình độ, kỹ năng ngoại ngữ tốt hay mức độ cơ bản thì đây sẽ chính là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá, sàng lọc ứng viên. Do đó, trong phần này bạn nên đưa thông tin về kỹ năng ngoại ngữ của bạn để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được và có căn cứ đánh giá.

Trường hợp bạn không đưa phần này vào CV thì rất có thể họ sẽ mặc định rằng bạn là người không có khả năng về ngoại ngữ hoặc là trình độ ở mức thấp. Chính vì vậy hãy lưu ý về vấn đề này nếu không muốn mất đi cơ hội của mình.

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Trường hợp nào cần đưa kỹ năng ngoại ngữ vào CV xin việc?

Bạn đã từng có trải nghiệm liên quan đến ngoại ngữ

Nếu bạn là người có trình độ về ngoại ngữ tốt, đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi, chương trình có liên quan thì chắc chắn đây sẽ là một lợi thế vô cùng lớn. Và tất nhiên sẽ không có lý do gì để bạn bỏ qua phần này trong CV xin việc để khẳng định về năng lực, điểm nổi trội của mình cho nhà tuyển dụng thấy.

Ví dụ bạn từng tham gia cuộc thi biện luận bằng tiếng Anh, là công tác viên cho các tổ chức Anh ngữ, làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài,... thì hãy đưa thông tin đó vào CV xin việc của mình để nhà tuyển dụng nắm bắt và trao cơ hội cho bạn nhé!

4.2. Bật mí cách viết kỹ năng ngoại ngữ trong CV chinh phục nhà tuyển dụng

Viết kỹ năng ngoại ngữ trong CV xin việc thực chất không quá khó khăn và phức tạp. Đây chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ các thông tin có trong CV của bạn. Do đó, hãy tóm lược phần này một cách ngắn gọn, chỉ từ 3 – 4 dòng để thể hiện các thông tin về trình độ, cấp bậc, chứng chỉ của bạn.

Kỹ năng ngoại ngữ đối với sinh viên
Bật mí cách viết kỹ năng ngoại ngữ trong CV chinh phục nhà tuyển dụng

Toàn bộ những điều này đều được thể hiện rõ ở kết quả thi chứng chỉ mà bạn đã từng tham gia. Ví dụ như sau:

- Tiếng Anh: EFSET 60 (bậc Cao trung cấp)

- Tiếng Pháp: DELF B2 (bậc cơ bản)

- Tiếng Nhật: JLPT N4 (bậc cơ bản)

Hoặc nếu nếu như bạn không tham gia thi chứng chỉ nhưng vẫn có khả năng giao tiếp ngoại ngữ cơ bản thì có thể ghi là trình độ ngoại ngữ (ngôn ngữ cụ thể) cơ bản, có thể làm việc, giao tiếp với người nước ngoài,... Trình độ càng thấp thì các bạn không nên cung cấp quá nhiều thông tin mà chỉ nên sơ lược qua để nhà tuyển dụng nắm được. Còn nếu bạn có nhiều bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ thì chỉ cần liệt kê ngắn gọn như trên.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây của timviec365.vn, các bạn đã hiểu nắm rõ được các thông tin cơ bản và quan trọng nhất về kỹ năng ngoại ngữ đối với công việc cũng như cuộc sống hàng ngày như thế nào? Từ đó chúc các bạn thành công và vững bước trên con đường sự nghiệp của mình nhé!

Cần tìm việc làm gấp