Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Chụp ảnh với Flash chắc hẳn là một kỹ thuật quen thuộc đối với các nhiếp ảnh gia. Những cách chọn lựa đèn Flash? Sử dụng đèn Flash kiểu gì để cho ra những tấm ảnh siêu chất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Cường Thịnh Camera tìm hiểu kỹ hơn về đèn Flash và cách sử dụng nó thật hiệu quả nhé!

Nên chọn Flash rời hay Flash sẵn trên máy ảnh

Đèn Flash tích hợp trên máy

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Máy ảnh tích hợp đèn Flash

  • Đèn Flash tích hợp là: bộ phận được gắn liền trong cấu tạo của máy ảnh.
  • Ưu điểm: Thuận lợi cho việc di chuyển trong các chuyến du lịch, dã ngoại hay công tác… Tránh trường hợp bạn để quên nó ở đâu đó.
  • Nhược điểm: cường độ ánh sáng của đèn Flash tích hợp thường không đủ độ sáng trong ban đêm. Tình trạng này dễ khiến cho bức ảnh của bạn thiếu sáng, nhá nhem. Bên cạnh đó, đèn Flash còn không thể điều chỉnh độ sáng theo ý muốn và bị giới hạn góc chụp.

Đèn Flash rời

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Đèn Flash rời thuận tiện

 

  • Đèn Flash rời là: thiết bị hỗ trợ chụp ảnh, có thể dễ dàng tháo lắp trong nhiều trường hợp.
  • Ưu điểm: Có thể điều chỉnh độ sáng tùy ý theo nhu cầu. Khả năng bổ sung lượng ánh sáng lên đến 15 lần làm cho mức độ bao phủ lớn hơn. Khả năng linh hoạt giúp bạn có những bức ảnh từ nhiều góc chụp khác nhau. 
  • Nhược điểm: Dễ bị bỏ quên, bỏ sót hoặc bị mất khi tháo ra rời khỏi lens ống kính. 

Các bước bật và chụp ảnh với đèn Flash giúp hình ảnh tự nhiên

  • Bước 1. Lắp đèn Flash rời vào khe gắn đèn trên đỉnh máy sau đó trượt khóa để có cố định lại và khởi động nguồn lên.
  • Bước 2. Thiết lập chế độ đèn trong Menu -> Trình đơn Flash Control. Đảm bảo các cài đặt trước đó trống trước khi thiết lập trình mới. (Nếu chưa xóa, bạn chỉ cần chọn Clear settings -> Clear external flash set.)
  • Bước 3. Chọn chế độ Flash phù hợp với nhu cầu. Có 2 chế độ khả dụng mà bạn có thể tham khảo: E-TTL (Evaluative through the lens) và Manual flash.
  • E-TTL II: là chế độ lý tưởng khi bạn muốn chụp tốc độ nhanh. nó giúp flash nháy tự động với chức năng đo công suất đèn do máy ảnh xác định, dùng mức phơi sáng do hệ thống tự thiết lập.
  • Manual flash (chế độ M): là chế độ cho phép bạn tùy chỉnh mức phơi sáng theo ý muốn. Khi sử dụng chế độ này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và thay đổi để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
  • Bước 4. Sao khi chọn được chế độ đèn phù hợp, bạn cần chọn cho mình một chế độ chụp thích hợp với concept mà bạn muốn chụp.
  • Shutter-priority AE: chế độ chụp các chuyển động giúp cho đối tượng không bị rung nhòe hoặc hiệu ứng nhòe chuyển động để bắt được các hình ảnh chuyển động.
  • Aperture-priority AE: chế độ điều chỉnh độ sâu trường ảnh để sử dụng hiệu ứng bokeh hoặc thực hiện lấy nét sâu. 
  • Bước 5.  Chọn chế độ đồng bộ cửa trập

Sau khi thiết lập chế độ chụp, bạn hãy chọn chế độ đồng bộ đèn Flash. High-speed sync là chế độ khi yêu cầu tốc độ cửa trập cao hơn tốc độ tối đa mà đèn Flash. 

  • Bước 6. Tùy chỉnh độ nhạy sáng ISO bằng cách chọn ISO trong trình đơn máy ảnh.
  • Bước 7. Có thể hỗ trợ điều phối ánh sáng hậu tường bằng bù phơi sáng.

Thường thì đèn Flash không vươn được tới nền sau nên bạn có thể áp dụng phương pháp bù phơi sáng để điều chỉnh ánh sáng hậu trường.

  • Bước 8. Để làm cho hậu cảnh sáng rõ nét hơn, bạn có thể dùng bù phơi sáng Flash để tùy chỉnh công suất đèn.
  • Bước 9. Đối với những máy ảnh có chức năng tùy chỉnh, bạn có thể điều chỉnh góc chụp của đầu đèn Flash (dành cho những đèn Flash có chức năng tùy chỉnh)

Kinh nghiệm chụp ảnh với Flash tạo hình ảnh tự nhiên

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Sử dụng đèn Flash trong chụp ảnh chân dung

  • Bạn có thể dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng bởi nguồn sáng càng khuếch tán thì ánh sáng càng dễ chịu.
  • Có thể tùy chỉnh ánh sáng lên đối tượng bằng cách thay đổi khoảng cách của Flash.
  • Để khắc phục tình trạng đỏ mắt gây ra do đèn Flash, người chụp có thể cầm Flash rời trên tay, hay để Flash chiếu rọi lên trần hoặc tường nhà.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đèn Flash và một vài TIPS chụp ảnh với Flash. Hy vọng với những kiến thức trên bạn có thể chọn cho mình một thiết bị Flash phù hợp và những cách chụp hiệu quả. Hãy liên hệ ngay tới Cường Thịnh Camera để được tư vấn và sở hữu những sản phẩm tốt nhất.

Cân bằng giữa ánh sáng môi trường và ánh sáng của đèn flash là một kỹ thuật khó. Tôi có thể làm được, nhưng nếu để giải thích thì không dễ. Nếu bạn cảm thấy khó hiểu về kỹ thuật nà, thì là bởi chúng ta đang sử dụng kết hợp hai loại nguồn sáng có cách chiếu sáng khác nhau.

Trong bài viết này, tôi sẽ lấy một bức ảnh tôi chụp cho Andy Hoang để làm ví dụ minh hoạ. Chúng tôi được đặc cách chụp lúc 5h sáng ở Cabot Circus, Bristol, một trung tâm mua sắm lớn có mái bằng kính. Mục tiêu của chúng tôi là giữ được màu xanh của bầu trời, kết hợp hoàn hảo với ánh sáng của đèn flash chiếu vào model. Chúng tôi cũng không chỉnh sửa quá nhiều với các shot này, vì kiểm soát tốt ánh sáng đã giúp tiết kiệm được nhiều thời gian khi hậu kỳ.

Hãy bắt đầu với các chi tiết cơ bản trước. Chúng tôi hạ thấp góc chụp, chếch máy lên để lấy được bầu trời phía sau người mẫu. Mục tiêu ban đầu là giữ được ánh sáng môi trường, trong phạm vi mà đèn flash có thể hoạt động. Nghĩa là chúng tôi muốn đặt ISO ở mức thấp, đâu đó trong khoảng 100 – 400. Tốc độ màn trập khuyến nghị từ 1/30 đến 1/125, chậm hơn sẽ khiến ảnh bị nhoè, nhanh hơn thì cảm biến máy ảnh sẽ không thu đủ ánh sáng của đèn flash. Tuỳ chỉnh khẩu độ để thu đủ ánh sáng khi phơi sáng. Tôi đoán một vài người sẽ nói rằng cách dễ nhất là dùng chế độ ưu tiên tốc độ màn trập trên máy ảnh. Hãy chụp thử một vài tấm, nhớ các thông số và chuyển sang chế độ Manual.

Tóm lại, chúng ta đang muốn lấy ánh sáng bầu trời trước, vì vậy hãy tạm thời tắt đèn flash. Lưu ý đừng để tốc độ màn trập quá chậm và ISO cao. Những bức ảnh này đang tập trung vào việc lấy màu sắc của bầu trời, nên đừng lo nếu chủ thể bị tối, chúng ta sẽ khắc phục điều đó sau. Nếu muốn bầu trời xanh hơn, màu sắc hơn, bạn có thể chụp thiếu sáng một chút.

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Bức ảnh trên được chụp với thông số 1/100s, f/9, ISO 100. Ở đây chúng ta đã lấy được bầu trời xanh, người mẫu tối kiểu hiệu ứng silhouette, chính xác những gì chúng ta muốn.

Được rồi, vậy là chúng ta đã lấy được ánh sáng môi trường. Điểm cần nhớ ở đây là ánh sáng môi trường được quyết định bởi tốc độ màn trập. Nếu thấy bầu trời quá sáng, hãy đổi tốc độ từ 1/100 thành 1/125, nếu quá tối thì đổi từ 1/100 thành 1/60.

Giờ đây, bạn có thể chụp ảnh silhouette cả ngày với cách setting này. Tiếp theo, tôi đã sử dụng đèn Profoto B1 lắp trên giá đỡ, kèm theo một beauty dish nhỏ. Chúng ta cần một bộ đèn flash chạy bằng pin vì không phải chỗ nào cũng có ổ cắm điện. Tôi đặt đèn flash khá gần với người mẫu, ở phía bên trái máy ảnh, mục tiêu là để có ánh sáng bên cạnh (side light).

Tìm hiểu thêm các loại light modifier

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Ảnh này vẫn được chụp với tốc độ 1/100s, f/9, ISO 100, chỉ là đã có thêm đèn flash đánh từ phía tay trái.

May mắn là ánh sáng khá ổn ngay từ lần đầu tiên nháy đèn flash. Nhưng nếu có flash rồi mà ảnh vẫn quá tối hoặc quá sáng thì sao? Đừng thay đổi thông số máy ảnh vội, hãy điều chỉnh công suất của đèn flash.

Nếu ảnh vẫn quá sáng ở mức công suất thấp nhất, hay quá tối dù đèn đã ở mức công suất cao nhất, thì lúc này bạn cần thay đổi thông số của máy. Tôi khuyên bạn nên chỉnh ISO trước, trong khoảng dưới 800 là hoàn toàn ổn. Nếu không, hãy thay đổi khẩu độ. Nhưng bạn cần lưu ý là thay đổi một trong hai thông số này sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng môi trường, tức là bầu trời. Vì vậy bạn phải chỉnh lại cả tốc độ màn trập.

Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản
Kỹ thuật đánh đèn flash cần bản

Vậy thôi, không có gì quá cao siêu, chỉ cần nhớ nguyên lý của phương pháp này và biết phải điều chỉnh điều gì trước, bạn sẽ không gặp vấn đề với việc kết hợp đèn flash và ánh sáng môi trường. Chụp ngoài trời sẽ cần đèn flash mạnh hơn, còn chụp trong nhà thì bạn có thể sử dụng đèn flash với công suất nhỏ hơn, chẳng hạn như flashgun.