Làm phiên dịch viên tiếng Trung có cần bằng đại học không

[Ngày đăng: 03-03-2022 08:39:18]

Nghề phiên dịch viên cần bằng cấp gì? Nghề phiên dịch viên có cần bằng đại học không? Những tiêu chuẩn cần có của một phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là cầu nối giúp giao tiếp thuận lợi giữa những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ bằng việc dịch nghĩa hoặc chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

 Muốn làm phiên dịch viên thì bạn phải có bằng đại học chính quy. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký, tham gia các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC.

Những tiêu chuẩn cơ bản của một phiên dịch viên:

Về kiến thức chuyên môn:

Các ứng viên cần thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ làm việc, kể cả là tiếng mẹ đẻ.

Có vốn từ vựng sâu, hiểu biết tốt về các lĩnh vực đang phiên dịch.

Sử dụng vốn từ vựng một cách chính xác, rõ ràng và không được phép làm thay đổi ý nghĩa câu mà người nói.

Về kĩ năng nghề nghiệp:

Tóm tắt, tối giản lời dịch nhưng không được phép thay đổi ý nghĩa của câu.

Phát âm chuẩn xác, tốc độ và ngữ điệu thật tự nhiên.

Diễn đạt lại câu nói một cách mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh của câu chuyện.

Phản xạ nhanh nhạy trong việc truyền tải chính xác nội dung dịch, chịu trách nhiệm về sự chính xác của những nội dung đã dịch.

Bài viết nghề phiên dịch có cần bằng đại học không được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Đối với một phiên dịch viên chuyên nghiệp, các ứng viên cần phải đảm bảo được rằng mình đã được trang bị đầy đủ các kĩ năng phục vụ công việc cũng như những bằng cấp cần có theo quy định.

Một phiên dịch viên cần bằng cấp gì?

Phiên dịch viên là nghề rất hot. Những để làm được cần có bằng cấp gì? [Nguồn: Internet]

Một phiên dịch viên cần những bằng cấp gì để có thể theo đuổi con đường dịch thuật một cách chuyên nghệp. Đối với những sinh viên chưa có kiến thức gì về chuyên ngành dịch thuật, con đường ngắn nhất để có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp đó là thi vào các chuyên ngành ngôn ngữ học, biên phiên dịch tại các trường đại học chuyên đào tạo về ngoại ngữ hiện nay.

Khi thi vào các chuyên ngành này, các sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức từ cơ bản nhất cho tới những kĩ năng đầu tiên phục vụ cho công việc dịch thuật về sau này.

Để làm phiên dịch cần học bằng gì? [nguồn: Internet]

Đối với một ứng viên muốn theo nghề dịch thuật chuyên nghiệp nhưng không có thời gian để có thể học từ đầu, vậy phiên dịch viên cần bằng cấp gì? Các ứng viên hoàn toàn có thể tham gia một khóa học biên phiên dịch ở các trung tâm đã được cấp phép.

Hiện nay các trung tâm đào tạo về bên, phiên dịch để giúp các ứng viên giải quyết vấn đề phiên dịch viên cần bằng cấp gì cũng được mở ra khá nhiều. Nếu như bạn đã có cho mình một nền tảng ngoại ngữ tốt, ngại gì mà không tự mình rèn các kĩ năng cần thiết nhằm phục vụ cho công việc mơ ước sau này.

Những tiêu chuẩn cần có của một phiên dịch viên

Ngoài câu hỏi phiên dịch viên cần bằng cấp gì, các ứng viên cũng cần quan tâm xem những tiêu chuẩn cần thiết để có thể trở thành một phiên dịch viên gồm những gì?

Về kiến thức chuyên môn

Các ứng viên cần thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ làm việc, kể cả là tiếng mẹ đẻ.

Các ứng viên cần phải có một vốn từ vựng sâu, hiểu biết tốt về các lĩnh vực đang phiên dịch như: kinh tế, xã hội, thể thao….

Phiên dịch viên cần bằng cấp gì thì còn phải có kĩ năng chuyên môn tốt [Nguồn: Internet]

Trong khi dịch, các ứng viên cần sử dụng vốn từ vựng một cách chính xác, rõ ràng và không được phép làm thay đổi ý nghĩa câu mà người nói [hoặc diễn giả] muốn truyền thụ tới người nghe.

Hạn chế tối đa sử dụng các từ ngữ giao tiếp bình thường như: rằng, thì, là, mà…. Các ứng viên phiên dịch cần phải hiểu là trong khi làm việc các câu từ cần phải có sự chỉn chu nhất có thể, không được phép tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.

Về kiến thức văn hóa

Ngoài việc phiên dịch viên cần bằng cấp gì, việc am hiểu kiến thức văn hóa của ngôn ngữ mà các ứng viên sẽ truyền tải tới người nghe cũng rất quan trọng. Việc có kiến thức ngôn ngữ tốt đôi khi chỉ giúp người nghe có thể hiểu được nội dung mà diễn giả đang nói. Tuy nhiên, nếu phiên dịch viên có thể hiểu rõ được đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ sẽ truyền tải tới người nghe, bài nói của diễn giả sẽ đi vào lòng người nghe hơn rất nhiều.

Về kĩ năng nghề nghiệp

Để có thể trở thành một người theo đuổi nghề dịch chuyên nghiệp, ngoài việc cần bằng cấp gì, các ứng viên còn cần phải nắm vững các kĩ năng nghề nghiệp sau:

➣ Tóm tắt, tối giản lời dịch nhưng không được phép thay đổi ý nghĩa của câu.

➣ Phát âm chuẩn xác, tốc độ và ngữ điệu thật tự nhiên.

Nếu không có kĩ năng làm việc, phiên dịch viên cần bằng cấp gì cũng chỉ là bề ngoài [nguồn: Internet]

➣ Diễn đạt lại câu nói một cách mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh của câu chuyện.

➣ Phản xạ nhanh nhạy trong việc truyền tải chính xác nội dung dịch, chịu trách nhiệm về sự chính xác của những nội dung đã dịch.

Về tính cách, đạo đức nghề nghiệp của phiên dịch viên

Việc có bằng cấp chỉ là điều kiện cần thiết, nếu như muốn đi lâu dài với nghề, bạn cần có những tiêu chuẩn sau về tính cách, đạo đức nghề nghiệp như:

➣ Sự tự tin: điều này được thể hiện ở việc bạn có chuẩn bị kĩ lưỡng,tìm hiểu trước về các chủ đề mà mình sẽ phải dịch hay không.

➣ Giao tiếp một cách đúng mực: các phiên dịch vần phải hết sức lịch sự, bình tĩnh trong mọi cuộc giao tiếp. Đặc biệt là không được phép nổi cáu trong quá trình làm việc.

➣ Tuyệt đối không được đưa thái độ cá nhân vào trong lời dịch của mình. Đặc biệt là trong trường hợp phải dịch cho một cuộc đàm phán của các lãnh đạo cấp cao.

➣ Không được phép đứng ra tranh luận như một thành viên đang tham dự. Nhiệm vụ của bạn chỉ là truyền tải lại lời nói của người nói [diễn giả] tới người nghe. Do vậy, hãy làm tốt phận sự của mình là được.

Mặc dù hiện nay nghề dịch thuật luôn có nhu cầu tuyển dụng cao và là lĩnh vực rất có giá cho các ứng viên có trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, các ứng viên cũng cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như trên thì mới mong có thể theo đuổi nghề phiên dịch một cách chuyên nghiệp và lâu dài được.

➨ Học phiên dịch không khó, quan trọng là phải đúng phương pháp

➨ 6 điều nên và không nên khi tìm việc làm biên phiên dịch

Minh Anh Nguyen

Phiên dịch viên luôn là công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ muốn làm phiên dịch viên cần bằng cấp gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây.

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên chính là cầu nối giúp giao tiếp thuận lợi giữa những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ bằng việc dịch nghĩa hoặc chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Có thể nói nghề phiên dịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bởi không chỉ dịch chính xác mà trong thời gian ngắn, phiên dịch viên còn phải khéo léo và thông minh thể hiện được sắc thái của các bên giao tiếp.

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên dịch ca-bin sẽ ngồi trong phòng cách âm và dịch qua micro. Hình thức này thường được sử dụng trong các hội nghị hoặc hội thảo quốc tế. Còn hình thức dịch đuổi là dịch sau khi người nói kết thúc một đoạn nói ngắn hoặc 1 câu nói.

Hiện tại, một phiên dịch viên có mức lương dao động từ 10 triệu đến 15 triệu/tháng. Bên cạnh đó, nếu nhận phiên dịch cho các buổi hội nghị, thương thảo cấp cao thì phiên dịch viên sẽ được trả thù lao theo giờ, khoảng vài trăm đô/buổi.

Làm phiên dịch viên cần bằng cấp gì?

Để trở thành một phiên dịch viên, bạn phải có bằng cấp của các ngành học liên quan đến ngôn ngữ và cách nhanh nhất để có được chúng là thi vào các ngành biên phiên dịch của các trường đại học. Trong quá trình học tập, bạn sẽ được trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để trở thành một phiên dịch viên. Bằng cử nhân không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích và có xu hướng chọn những ứng viên có bằng cấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng kí học biên phiên dịch tại các trung tâm bên ngoài và nhận chứng chỉ. Nếu bạn chưa biết phiên dịch viên cần bằng cấp gì để có thể hành nghề, các trung tâm cũng có thể tư vấn giúp bạn để chọn ra phương án phù hợp nhất với bạn.

Để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp thì cần bằng cấp gì?

Có thể nói bên cạnh kinh nghiệm thì các bằng cấp học thuật cũng là tiêu chí để đánh giá bạn có phải là một phiên dịch viên giỏi hay không. Chính vì vậy mà ngoài các bằng cấp đại học chính quy, bạn cũng có thể đăng ký và tham gia các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khác như chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC, tiếng Nhật JLPT, tiếng Hàn TOPIK, tiếng Trung HSK,…

Một số trường đại học có chuyên ngành đào tạo về biên phiên dịch như

  • Đại học Sư phạm
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Các trường đại học đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng Hàn, Nhật, Trung, Pháp, Nga…

Các yêu cầu để trở thành một phiên dịch viên

Biết ít nhất 2 loại ngôn ngữ

Là một phiên dịch viên, bạn phải biết ít nhất 2 loại ngôn ngữ để có thể làm việc được. Với vai trò là người phiên dịch, bạn phải sử dụng được ngôn ngữ một cách mạch lạc và nghiêm chỉnh, câu cú phải rõ ràng, đúng ngữ pháp.

Có sự hiểu biết về văn hóa

Không chỉ có giỏi ngoại ngữ với vốn từ vựng phong phú, người phiên dịch còn phải có sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán cũng như những phương ngữ được người dân địa phương sử dụng để có thể áp dụng vào tình huống dịch thực tế và diễn đạt chúng theo cách tự nhiên hơn.

Thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ

Chính bản thân người phiên dịch phải thành thạo tiếng mẹ đẻ như dùng đúng thành ngữ, biết cách dùng cấu trúc và từ ngữ,… để có thể diễn đạt văn phong cũng như ngôn ngữ khác một cách tốt nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để người phiên dịch có thể dùng từ chuẩn, mạnh lạc và logic khi phiên dịch.

Khả năng phản xạ tốt

Để trở thành một người phiên dịch giỏi, bạn phải có phản ứng nhanh nhạy cùng khả năng phán đoán linh hoạt, trí nhớ tốt để có thể xử lý những tình huống ngoài mong đợi. Điều này cần phải được rèn luyện thường xuyên bởi nghe một đoạn nói rồi phiên dịch theo ngay lập tức là điều vô cùng khó.

Phản xạ tốt là một trong những điều phiên dịch cần có

Khả năng tra cứu

Đối với việc làm phiên dịch, kỹ năng tra cứu là điều vô cùng cần thiết để có thể giúp họ hoàn thiện bản dịch một cách tốt hơn. Lĩnh vực mà người phiên dịch hoạt động rất đa dạng như giải trí, nghiên cứu khoa học, thương mại,… có nhiều từ ngữ chuyên ngành người phiên dịch không thể hiểu cũng như nắm rõ nghĩa. Chính vì vậy mà phiên dịch viên cần phải tìm đến sự trợ giúp từ các công cụ dịch, từ điển để tra cứu nghĩa của từ, câu.

Chu đáo, có trách nhiệm với nghề nghiệp

Người phiên dịch phải đặt bản thân mình vào vị trí của người truyền đạt để có thể phiên dịch một cách chính xác nhất, có trách nhiệm đến cùng với những nội dung mà mình phiên dịch. Phải luôn kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhất trước và sau buổi phiên dịch.

Biết công nghệ, tin học văn phòng

Để có một sản phẩm dịch thuật chất lượng, sau khi phiên dịch xong phiên dịch viên cũng cần phải trình bày lại nội dung phiên dịch nếu đối tác yêu cầu. Để làm được điều đó, phiên dịch viên cần phải có sự hiểu biết về công nghệ cũng như tin học văn phòng để có thể căn chỉnh hình thức văn bản, trau chuốt lại nội dung cũng như ngôn từ. Điều này sẽ được khách hàng đối tác đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn.

Những điều phiên dịch viên cần tránh

Để làm tốt công việc phiên dịch thì bạn nên tránh một số điều

Có thể nói phiên dịch viên đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định thành bại của cuộc hội thảo, gặp gỡ với đối tác bởi họ chính là những người truyền cảm hứng. Thế nhưng bên cạnh đó, phiên dịch viên cũng không ít lần rơi vào những tình huống khó đỡ, làm ảnh hưởng đến đối tác 2 bên. Dưới đây là một số lưu ý mà phiên dịch viên cần tránh mắc phải:

  • Mất giọng, nói khó nghe.
  • không nên dùng tiếng địa phương khi phiên dịch, điều này sẽ gây khó khăn cho người nghe.
  • Sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh cũng là một điều cần tránh.
  • Tác phong, thái độ làm việc không phù hợp.

Trên đây là một số thông tin mà timviecphiendich.com có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc phiên dịch viên là làm gì? phiên dịch viên cần bằng cấp gì?… Mong rằng những điều này sẽ giúp bạn chọn được công việc phù hợp và xác định được con đường tương lai mà mình muốn theo đuổi.

Video liên quan

Chủ Đề