Lâm sàng có nghĩa là gì

Cận lâm sàng là một thuật ngữ đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa và đây cũng là một những  công việc mà các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám người bệnh ở trong những giai đoạn ban đầu để tạo cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân thật đúng đắn, chính xác qua đó có những phương pháp trị liệu ở phía sau giúp người bệnh phục hồi. Vậy cận lâm sàng là gì và nó được diễn ra như thế nào?

Lâm sàng có nghĩa là gì

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Cận lâm sàng là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm nào giải thích cụ thể về cận lâm sàng là gì. Tuy nhiên ta có thể dựa vào thuật ngữ trong lĩnh vực y khoa là khám sức khỏe cận lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để làm rõ thuật ngữ này. Theo đó:

Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân và có các phương pháp điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp các xét nghiệm cùng việc sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán để phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.

Xét nghiệm cận lâm sàng là các công cụ, phương thức y tế được thực hiện rất phổ biến trong quá trình thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh tật. Đối với bác sĩ trực tiếp điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực cho khám lâm sàng, nhất là trong các bệnh cảnh triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng hoặc không đặc hiệu.

Để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ về nhân lực, phương tiện, máy móc và các vật chất nói chung. Đồng thời, mỗi loại xét nghiệm cận lâm sàng đòi hỏi cần có quy trình tiến hành, quy định phòng bộ cũng như xử lý chất thải (nếu có) sau khi kết thúc.

2. Trong tiếng anh cận lâm sàng có tên gọi là gì?

Trong tiếng anh Cận lâm sàng có tên gọi là Subclinical.

3. Khám lâm sàng:

3.1. Khám lâm sàng là gì?

Khám lâm sàng: Đây là hoạt động thăm khám đầu tiên của tất cả quy trình khám chữa bệnh của bác sĩ. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành trực tiếp khám người bệnh thông qua các kỹ năng lâm sàng cơ bản như là nhìn, sờ, gõ, nghe,…để phát hiện các dấu hiệu bất thường của các cơ quan trong trong cơ thể của bệnh nhân. Khám lâm sàng giúp các bác sĩ tìm ra các yếu tố tác động tới tình trạng sức khỏe của người bệnh như tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, nghiện rượu, thuốc lá,…Bước khám này giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh ban đầu, định hướng để chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để từ đó chẩn đoán xác định bệnh một cách chính xác để đưa ra các phương pháp trị liệu hợp lý.

Xem thêm: Quy định xử lý hành vi vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép

Khám lâm sàng cũng là một phần quan trọng của các đợt kiểm tra tổng quát sức khỏe định kỳ của người bệnh. Khám lâm sàng là thời điểm tốt để bạn trao đổi những vấn đề sức khỏe bản thân với bác sĩ như báo cho bác sĩ những triệu chứng bất thường xuất hiện trong cơ thể của mình trong thời gian này hay những triệu chứng khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng; những tác nhân do dị ứng với thực phẩm, với những loại thuốc bạn đã sử dụng trong khoảng thời gian gần đây,… Bạn cũng có thể thảo luận, trao đổi với bác sĩ về những vắc-xin mà bạn cảm thấy nên tiêm, những thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống, rèn luyện cơ thể mà bạn nên thực hiện để làm cơ sở ngăn ngừa các nguy cơ của bệnh tật.

3.2. Khám lâm sàng diễn ra như thế nào?

Khám lâm sàng khi được các bác sĩ tiến hành thực hiện thông thường sẽ được diễn ra theo các quy trình sau đây:

Đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh, bao gồm các dị ứng với thuốc, dị ứng với thức ăn, các phẫu thuật mà bạn đã từng thực hiện, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể hỏi về lối sống thường ngày của bạn như là bạn có thường hay tập luyện thể dục, có thói quen hút thuốc hay uống rượu hay không,…Bạn cũng sẽ được kiểm tra các chỉ số thể lực như về chiều cao, cân nặng cơ thể, chỉ số BMI, nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt,…

Sau khi đã hỏi bạn những thông tin trên thì các bác sĩ sẽ nắm được cơ bản tình hình sức khỏe của bạn để bắt đầu tiến hành khám tổng quát các bộ phận cơ thể làm cơ sở cho việc phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngồi hoặc đứng để việc khám diễn ra thuận lợi.

Tiếp theo, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn nằm xuống, để quan sát, sờ để kiểm tra kích thước, vị trí, độ cứng, mềm của các cơ quan gan, lách, thận,… Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe tiếng phổi khi bạn hít thở sâu, nghe nhu động ruột, nghe các động mạch lớn ở bụng như động mạch chủ, động mạch thận, động mạch chậu,… các bác sĩ cũng dùng tai nghe để nghe tim, qua nghe tim bác sĩ có thể đánh giá chức năng tim, van tim,…

Bác sĩ có thể dùng ngón tay hoặc dùng một thiết bị được gọi là bộ gõ, dùng để gõ vào các cơ quan. Kỹ thuật này giúp bác sĩ khám phá sự xuất hiện bất thường của hơi, chất lỏng trong các cơ quan, xác định kích thước gan, lách,…

Sau khi đã tiến hành khám lâm sàng nếu kết quả khám có phát hiện các dấu hiệu bất thường trong các bộ phận cơ thể người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khám cận lâm sàng đặc hiệu cho căn bệnh lý mà các các sĩ nghi ngờ người bệnh mắc hoặc chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính,…nhằm khẳng định chẩn đoán.

4. Khám lâm sàng và cận lâm sàng:

Khám cận lâm sàng gồm nhiều kỹ thuật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, giúp hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Một số kỹ thuật cận lâm sàng thường được thực hiện có thể được kể đến như:

Xem thêm: Làm sân có mái che có bắt buộc xin phép xây dựng không?

Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh lý về máu; kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu; các bệnh về gan; phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose, phát hiện, theo dõi bệnh tiểu đường; phát hiện virus viêm gan B; virus viêm gan C; xét nghiệm HIV; tầm soát và theo dõi bệnh gout; kiểm tra lượng mỡ máu nhằm phát hiện rối loạn mỡ máu: bệnh tăng lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Xét nghiệm các thông số từ nước tiểu: Điều này giúp phát hiện các bệnh lý thận- tiết niệu, sinh dục,…

Chụp X-quang: Đây là phương pháp dùng tia X có bức xạ cao xuyên qua mô mềm và các thành phần dịch trong cơ thể để tạo hình ảnh. Chụp X-quang được chỉ định để chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh phổi, xương khớp, tim mạch.

Siêu âm: là kỹ thuật sử dụng các sóng siêu âm để xây dựng, tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Siêu âm có thể được dùng để khảo sát nhiều bộ phận như ổ bụng, vùng chậu, tuyến vú, tuyến giáp, mạch máu,…

Chụp cắt lớp vi tính CT: Đây là kỹ thuật dùng tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang kết hợp với xử lý bằng vi tính để cho ra hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận cần chụp. Chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng rộng rãi để phát hiện các khối u, áp xe, các bất thường ở các bộ phận trong cơ thể, ngoài ra chụp CT còn giúp hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật.

Trong khám sức khỏe tổng quát, các kỹ thuật cận lâm sàng được thực hiện thường quy là:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Chụp X-quang tim phổi

Tuy nhiên, trong quá trình khám lâm sàng, nếu các bác sĩ có phát hiện các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ về  bệnh lý ở các cơ quan, bộ phận cơ thể người bệnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán cuả mình. Ví dụ như người khám sức khỏe có huyết áp tăng và có bất thường về nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm cholesterol máu, xét nghiệm đường huyết, siêu âm tim,…

Ngoài ra, ở mỗi độ tuổi cũng cần thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc các bệnh lý phổ biến. Như phụ nữ sau tuổi 40, nên thực hiện các xét nghiệm, chụp x-quang tuyến vú để sàng lọc các căn bệnh về ung thư vú; kiểm tra mật độ xương để đánh giá nguy cơ loãng xương. Cả nam giới và nữ giới khi bước qua tuổi 50 đều nên xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng. Nếu gia đình có tiền sử bệnh thì nên xét nghiệm sàng lọc sớm hơn.

Xem thêm: Xử phạt hành vi khai thác trái phép củi và lâm sản trong rừng phòng hộ

Như vậy trong khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ luôn phối hợp giữa khám lâm sàng và cận lâm sàng. Khám lâm sàng gồm nhìn, nghe, gõ, sờ kết hợp hỏi kỹ tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh. Khám cận lâm sàng qua thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sẽ cho biết các chỉ số, hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Kết hợp giữa khám lâm sàng và cận lâm sàng trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng sức khỏe người đến khám, giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh hoặc các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai để điều trị, can thiệp kịp thời.