Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

Cùng viết bởi Leah Morris

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Leah Morris. Leah Morris là huấn luyện viên cuộc sống và chuyển tiếp mối quan hệ, chủ sở hữu của Life Remade, một dịch vụ huấn luyện cá nhân theo phương pháp tổng thể. Với hơn ba năm làm huấn luyện viên, cô chuyên hướng dẫn khách hàng vượt qua các giai đoạn chuyển tiếp ngắn hạn và dài hạn. Leah có bằng cử nhân truyền thông tổ chức của Đại học Bang California, Chico và được chứng nhận là huấn luyện viên cuộc sống chuyển đổi bởi Viện Nghệ thuật Phục hồi Tây Nam.

Có 26 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 45.772 lần.

Bất kỳ người nào cũng có lúc cảm thấy buồn bã. Trong nhiều trường hợp, nỗi buồn là phản ứng bình thường của con người trước thay đổi và trước các sự kiện diễn ra trong cuộc sống. Tin tốt lành là mọi người đều có khả năng trở nên hạnh phúc và có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để tận dụng khả năng đó để cảm thấy tốt hơn.

Các bước

Phương pháp 1 của 4:Tìm kiếm Niềm hạnh phúc từ Bên trong

Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

1Viết ra cảm xúc của bản thân. Cân nhắc mua một cuốn nhật ký mà bạn có thể sử dụng để viết về suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Ghi lại cảm xúc buồn bã sẽ khá hữu ích để bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng. Điều này sẽ giúp bạn "bắt nhịp" với chính mình và có thể hiểu rõ hơn về bản thân.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Viết nhật ký - ngay cả khi chỉ trong vòng 20 phút mỗi ngày - sẽ giúp bạn làm rõ và sắp xếp suy nghĩ của bản thân về nỗi buồn, và điều này có thể giúp bạn nhận thức rõ lý do vì sao bạn lại cảm thấy buồn bã. Nó cũng sẽ giúp bạn theo dõi khuôn khổ hành vi và cảm xúc của chính mình. Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng viết nhật ký thậm chí có thể giúp ích cho sức khỏe thể chất và củng cố hệ miễn dịch của bạn bởi nó giúp giảm thiểu căng thẳng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Trong khi viết, hãy tập trung vào điều mà bạn đang viết chứ không phải là cách mà bạn viết. Nói cách khác, bạn không nên tập trung vào ngữ pháp hoặc chính tả. Ví dụ, bạn có thể viết nhật ký như sau: "Hôm nay, mình đã phải trải qua một ngày đặc biệt khó khăn - suy nghĩ không vui về việc ly dị sẽ không buông tha cho mình. Đôi khi, mình không chắc liệu mình có nên cảm thấy buồn bã về vấn đề này hay không bởi vì mặc dù mình chỉ mới ly hôn được 1 năm nhưng cuộc hôn nhân của mình đã chết từ rất lâu. Mình biết điều này. Nhưng mình vẫn lo rằng mình sẽ đắm chìm trong quá khứ và lũ trẻ của mình đang phải đau khổ vì điều đó. Mình cũng đang rất giận bản thân đã không thể buông xuôi nỗi buồn trong quá khứ. Ly hôn xảy ra hằng ngày, vì vậy, tại sao mình lại cảm thấy quá trình này quá khó khăn? Lần trước khi mình gặp một ngày khó khăn, mình đã trò chuyện với chị của mình và điều này thật sự giúp mình cảm thấy tốt hơn; chắc ngày mai mình sẽ gọi cho chị ấy. Mình biết rằng ngày mai sẽ là một ngày mới".
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

2Mỉm cười và cười lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động mỉm cười có thể cải thiện cảm xúc và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ngoài ra, cười sẽ giải phóng endorphin, chất hóa học trong não giúp cải thiện cảm xúc của bạn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Mặc dù có thể bạn sẽ không thích điều này, nhưng ngay cả việc sử dụng các cơ bắp nhỏ liên quan đến quá trình hình thành nụ cười cũng có thể khiến bạn vui vẻ hơn. Vì vậy, hãy cố gắng ngụy tạo nó. Ban đầu, nó sẽ trông có vẻ gượng ép, nhưng mỉm cười hoặc cười to có thể kích hoạt ký ức vui vẻ hoặc hài hước và có thể đem lại cho bạn một nụ cười thật sự.[5] X Nguồn tin đáng tin cậy Association for Psychological Science Đi tới nguồn
  • Nếu bạn muốn có thể mỉm cười hoặc cười vang một cách tự nhiên, bạn nên xem phim hài, đọc truyện cười, hoặc dành thời gian gặp gỡ bạn bè mà bạn biết chắc rằng họ sẽ khiến bạn phải mỉm cười.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

3Khóc thật nhiều. Mặc dù bạn có thể sẽ không muốn khóc vì bạn đang cố gắng để cảm thấy tốt hơn và vui vẻ hơn, đôi khi, khóc có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng. Nếu bạn cảm thấy niềm thôi thúc muốn khóc, bạn không nên kìm nén mà thay vào đó, hãy cho phép bản thân được khóc mỗi khi bạn muốn. Khóc có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhẹ nhõm hơn, vì hành động rơi lệ có thể giúp bạn cảm thấy như thể bạn đã "trút bỏ" được nỗi buồn.

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người cho phép bản thân được khóc sẽ cảm thấy tốt hơn là trước khi họ khóc. Một phần là vì đây là phương pháp tự nhiên của cơ thể để kiểm soát lượng hormone gây căng thẳng.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tuy nhiên, mặc dù khóc có thể sẽ khá hữu ích trong việc giảm thiểu căng thẳng và cải thiện tâm trạng, bạn cần phải nhớ rằng không thể kiểm soát những giọt nước mắt của mình có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn có liên quan đến cảm xúc hoặc nội tiết tố.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn nhận thấy rằng bạn không thể ngừng khóc, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn từ bác sĩ hoặc nhà trị liệu.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

4Cố gắng nhìn nhận vấn đề với cái nhìn tổng quát hơn. Yếu tố nào khác khiến cuộc sống của bạn trở nên đáng sống hơn? Bạn nên cố gắng suy nghĩ về tất cả mọi điều mà bạn quý trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như bạn bè, gia đình, và sức khỏe, và bạn sẽ nhận thấy rằng có khá nhiều thứ mà bạn nên cảm thấy hạnh phúc và biết ơn vì đã có được nó, ngay cả khi bạn không cảm nhận được điều này trong thời điểm hiện tại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự biết ơn liên kết sâu sắc đến niềm hạnh phúc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Suy nghĩ về ký ức tốt đẹp.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Mặc dù, chúng đã là quá khứ, nhưng bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm chúng một lần nữa. Đây cũng chính là phẩm chất đẹp đẽ của ký ức; chỉ vì mọi việc trông có vẻ khá tồi tệ trong thời điểm hiện tại không có nghĩa là ngày mai chúng cũng sẽ không thể trở nên tươi sáng hơn.
  • Trong trường hợp nỗi buồn bắt nguồn từ một sự kiện nhỏ nhặt trong cuộc sống, chẳng hạn như bài tập của bạn bị điểm kém, bạn có thể nhìn nhận vấn đề theo cái nhìn toàn cục hơn và suy nghĩ xem liệu bạn sẽ vẫn cảm thấy buồn bã về vấn đề này sau 10 năm và liệu trong tương lai, sự kiện này có còn quan trọng như lúc này hay không. Hãy luôn nghĩ về câu nói "không nên chuyện bé xé ra to".[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Mỗi ngày, hãy cố gắng tìm kiếm một yếu tố nào đó mà bạn cảm thấy hạnh phúc. Có khá nhiều trò thử thách trên các trang mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Twitter, và Instagram có sử dụng hashtag (#) chẳng hạn như "100ngàyhạnhphúc" hoặc "tìmánhsáng" để khuyến khích mọi người tìm kiếm khoảnh khắc hạnh phúc và biết ơn nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Ngay cả khi nỗi buồn của bạn là từ một sự kiện đau buồn nào đó trong cuộc sống, chẳng hạn như mất đi người chồng/vợ, nhìn lại cuộc sống của mình một cách tổng quát hơn có thể sẽ khá hữu ích. Ví dụ, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhớ về kỷ niệm tốt đẹp với người bạn đời đã mất của bạn cũng như cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự biết ơn vì đã có người đó trong cuộc sống, ngay cả khi bạn đang đau lòng về sự ra đi quá sớm của người đó.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

5Gây xao nhãng cho tâm trí. Thỉnh thoảng, khi chúng ta buồn, sẽ khó để chúng ta suy nghĩ về bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, đắm chìm trong nỗi buồn thật ra có thể làm hại bạn nhiều hơn và có thể tăng cường cảm giác bất lực cho bạn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Yếu tố gây xao nhãng sẽ có thể giúp bạn tập trung vào một điều nào khác thay vì nỗi buồn và đồng thời cũng giúp giảm thiểu căng thẳng - các nhà khoa học gọi đây là "đánh lạc hướng". Bạn không đang lảng tránh vấn đề của mình mà bạn chỉ đang tập trung vào hoạt động có thể giúp bạn quên đi thời gian và không gian.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Sau đây là một vài ví dụ về phương pháp mà bạn có thể sử dụng để gây xao nhãng cho tâm trí:

  • Nghe nhạc. Bạn không nên nghe loại nhạc buồn bã. Hãy cố gắng lắng nghe loại nhạc năng động, nhạc nhảy, nhạc có hồn, hoặc giai điệu vui tươi, kèm theo các bài nhạc truyền cảm hứng cho bạn hoặc nhắc bạn nhớ về khoảng thời gian tốt đẹp. Âm nhạc có thể được sử dụng như là công cụ trị liệu hiệu quả.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Xem lại một vài bức ảnh thời thơ ấu của bạn hoặc ảnh chụp từ những chuyến đi, lễ tốt nghiệp, và sự kiện quan trọng khác trong cuộc sống. Nếu một tấm ảnh hài hước nào xuất hiện, không nên cố gắng loại bỏ nó. Hãy trân trọng nó. Nó sẽ giúp bạn nhớ rằng cuộc sống sẽ đi qua rất nhanh và rằng bên cạnh sự buồn bã, bạn cũng đã từng có những khoảnh khắc hạnh phúc (và vui vẻ!) trong cuộc sống.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

6Đọc sách. Bạn có cho phép bản thân "trôi" vào một thế giới khác hoặc vào quá khứ. Sách đưa chúng ta đến nơi mà chúng ta chưa từng đến, nơi đầy sự phiêu lưu và lãng mạn hơn cuộc sống hiện tại. Cho dù là bạn đọc tiểu thuyết lịch sử hoặc tiểu thuyết lãng mạn, đắm chìm vào một thế giới khác sẽ giúp bạn thư giãn tâm trí và tập trung vào một điều khác. Chỉ cần đọc sách trong 6 phút cũng có thể giúp bạn giảm thiểu 2/3 mức độ căng thẳng.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Phương pháp 2 của 4:Đánh giá Nỗi buồn

Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

1Hiểu rõ về nỗi buồn. Buồn bã là một phần của trải nghiệm đau buồn. Nó là cảm xúc đau đớn thường tạm thời và nhìn chung xuất phát từ nhân tố bên ngoài, chẳng hạn như cuộc chia tay, sự mâu thuẫn hoặc bất đồng với một người bạn thân, dọn ra ở riêng, hoặc mất đi người thân yêu. Buồn là cảm xúc bình thường mà hầu hết mọi người đều phải cảm nhận tại một vài thời điểm khác nhau trong cuộc sống.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nỗi buồn xuất phát từ phản ứng đau thương có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, sự ngon miệng và giấc ngủ của bạn.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

2Nhận biết sự khác nhau giữa buồn bã và trầm cảm. Bạn cần phải biết rõ sự khác nhau giữa buồn bã và trầm cảm bởi vì phương pháp điều trị cho mỗi tình trạng hoàn toàn khác nhau. Không giống như sự buồn bã, trầm cảm thường không bắt nguồn từ một nguyên nhân xác định từ bên ngoài; nó chỉ đơn giản là cảm giác của bạn. So với nỗi buồn, trầm cảm thường là vấn đề nghiêm trọng hơn có thể khiến tâm trạng của bạn không được vui, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, giảm cân hoặc tăng cân, thèm ăn hoặc chán ăn, sụt giảm năng lượng, không hào hứng với thế giới xung quanh, lảng tránh giao tiếp xã hội, kém tập trung, và cảm giác rằng bản thân không có giá trị.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Một trong những điểm khác nhau giữa trầm cảm và buồn bã đó chính là khả năng trải nghiệm niềm vui thích, tình yêu và hy vọng. Khi con người trở nên buồn bã, họ vẫn có thể cảm nhận khoảnh khắc hạnh phúc hoặc vui thú. Tuy nhiên, đối với trầm cảm, nhiều người thường cảm thấy rằng họ mất hứng thú, niềm hy vọng hoặc bất kỳ một điều gì khác và hoàn toàn trở nên vô cảm. Ngoài ra, đối với người bị bệnh trầm cảm, nỗi buồn của họ cũng tương tự như đám mây mù bao phủ trên đầu họ và họ không thể nào thoát khỏi nó; họ có xu hướng ngẫm nghĩ và đắm chìm và chỉ đơn giản cảm thấy rằng họ không thể "trở nên vui vẻ".[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Trầm cảm cũng là căn bệnh kéo dài và có thể trở thành vấn đề mà một người nào đó phải đối mặt trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc trong suốt cuộc đời họ, trong khi buồn bã thường chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc tạm thời. Nếu bạn không thể đối phó một cách hiệu quả với nỗi buồn đến nỗi cuộc sống hằng ngày của bạn đang bị tác động một cách tiêu cực bởi nó và bạn nghi ngờ rằng bạn có thể đang gặp phải bệnh trầm cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Điều trị trầm cảm có thể sẽ phải liên quan đến tâm lý trị liệu hoặc thuốc men, vì vậy, bạn cần phải đánh giá xem liệu nỗi buồn của bạn có phải là mãn tính để có thể xác định biện pháp điều trị thích hợp.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

3Nhìn lại cảm xúc của bản thân. Liệu có phải cảm xúc của bạn là do một điều gì đó đã xảy ra trong cuộc sống gây nên? Ví dụ, có phải bạn vừa mới chia tay người yêu hoặc mất đi một người thân yêu nào đó trong gia đình? Xác định nguyên nhân của nỗi buồn sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về nó và vượt qua nó. Nhìn lại nhân tố bên ngoài cũng sẽ giúp bạn khẳng định rằng bạn đang trải qua phản ứng buồn bã thông thường trước một sự kiện nào đó chứ không phải là do bạn bị trầm cảm mãn tính.

  • Ngoài ra, nhận thức được lý do bạn cảm thấy buồn sẽ giúp bạn xác định phương pháp phù hợp để giảm thiểu nỗi buồn của bản thân. Ví dụ, sự buồn bã mà bạn cảm nhận sau khi chia tay với bạn trai sau 3 tháng quen nhau sẽ khác với nỗi buồn mà bạn cảm nhận trước sự qua đời của người chồng đã chung sống với bạn 10 năm.
  • Nếu bạn gặp phải sự mất mát hoặc chấn thương to lớn, sẽ tốt hơn nếu bạn tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần, người có thể giúp bạn phát triển chiến lược đối phó với sự đau buồn của bạn. Theo Thang Xếp loại Căng thẳng Holmes-Rahe, sự kiện gây căng thẳng nhiều nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của một người nào đó bao gồm sự qua đời của vợ/chồng, ly hôn, ly thân, và cái chết của một người thân trong gia đình. Trong những trường hợp khi nỗi buồn có thể đạt đến mức độ cao nhất, kỹ thuật được mô tả dưới đây có thể sẽ hữu ích trong việc điều trị.

Phương pháp 3 của 4:Thực hiện Hoạt động Vui tươi

Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

1Tập thể dục. Đi dạo, chạy bộ, hoặc đạp xe đạp. Tham gia vào một đội thể thao. Làm bất kỳ điều gì có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn và tiến bước. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể phóng thích endorphin, chất hóa học đem lại cảm giác "tốt đẹp" giúp cải thiện tậm trạng và phản ứng căng thẳng của cơ thể.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [22] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

  • Bất kỳ một hoạt động thể chất nào yêu cầu bạn phải dốc sức lực và sử dụng cơ bắp sẽ giúp kích thích cơ thể giải phóng chất endorphin hữu ích này. Vì vậy, ngay cả khi bạn không muốn đi đến lớp đạp xe đạp trong nhà (spin class) hoặc chạy bộ 5 km, chỉ cần dọn dẹp nhà cửa hoặc đi dạo 15 - 20 phút cũng đủ để cơ thể sản sinh endorphin mà bạn cần để cảm thấy hạnh phúc hơn.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

2Ăn nhẹ lành mạnh. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng những thứ bạn ăn và thời điểm bạn ăn chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của bạn. Nếu bạn cảm thấy buồn, bạn nên ăn nhẹ với thực phẩm có ít chất béo, ít protein, nhưng giàu carbohydrat, chẳng hạn như bánh English muffin nướng với mứt. Khi thực phẩm chứa nhiều carbohydrat không bị lấn áp bởi sự hiện diện của protein hoặc chất béo, chúng sẽ phóng thích axit amin tryptophan vào bộ não của bạn. Sau đó, tryptophan sẽ chuyển hóa thành serotonin, một loại chất dẫn truyền thần kinh có thể cải thiện tâm trạng của bạn, và tất cả quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 30 phút.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn cũng có thể dùng thức ăn vặt có chứa carb khác chẳng hạn như bỏng ngô hoặc một lát bánh mì được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Nhưng bạn nên nhớ không sử dụng thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như pho mát và thịt gia cầm. Chúng có thể ngăn cản sự hình thành serotonin bởi vì tất cả axit amino đều phải cố gắng cạnh tranh với chúng và cuối cùng, có thể ngăn chặn quá trình giải phóng lượng tryptophan vào bộ não của bạn.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

3Thực hiện hoạt động tự phát. Đôi khi, sự nhất quán và thói quen nhàm chán có thể khiến bạn cảm thấy khá tồi tệ.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hãy thực hiện một điều bất ngờ nào đó (nhưng không phải là bạn có thể đưa ra quyết định bừa bãi!). Đến thăm bạn bè hoặc đi đến viện bảo tàng, tạo sự bất ngờ cho Mẹ của bạn bằng cách chuẩn bị bữa trưa, hoặc tận hưởng ngày cuối tuần bằng cách đi đến vùng ngoại ô thành phố. Bằng cách pha trộn mọi thứ, bạn có thể sẽ tái phát hiện niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.

  • Bạn cũng có thể thay đổi mọi thứ một chút bằng cách tạo nên những "xáo trộn" nho nhỏ trong thói quen hằng ngày. Chẳng hạn như bạn có thể đổi thứ tự của những việc mà bạn thường làm vào buổi sáng. Ví dụ, pha cà phê sau khi tắm. Đi làm sớm hơn. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen một chút để xem xét cảm giác của bản thân. Đôi khi, mặc dù bạn đầu thói quen thân thuộc của chúng ta có thể đem lại sự thoải mái, chúng sẽ có thể trở thành một cái bẫy khiến chúng ta mắc kẹt trong đó.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

4Theo đuổi một sở thích nào đó. Bạn nên chuyển hướng cảm xúc tiêu cực hoặc rối rắm vào hoạt động khác. Thực hiện một điều gì đó mà bạn yêu thích và giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như hội họa, nhiếp ảnh, thơ ca, hoặc làm đồ gốm. Tìm kiếm bất kỳ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy thanh bình và giúp bạn "thoát khỏi" sự khó khăn trong ngày. Điều này không có nghĩa là bạn có thể "trốn thoát" nỗi buồn của bản thân, nhưng nó có nghĩa rằng bạn sẽ có khả năng đối phó tốt hơn với chúng bằng cách dành thời gian để bản thân có thể thực hiện một điều gì đó mà mình thích.

  • Bạn cũng có thể theo đuổi một hoạt động mới. Có thể là bạn luôn muốn thử tập yoga nhưng chưa bao giờ có cơ hội để thực hiện. Bạn nên cho phép bản thân đắm chìm trong một điều mới mẻ nào đó để truyền thêm sức sống cho cuộc sống của mình; thử qua hoạt động hoặc sở thích mới lạ cũng là một cách tuyệt vời để gặp gỡ người có cùng chí hướng với bạn.
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

5Tắm hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự nhẹ nhõm mà quá trình tắm rửa có thể đem lại cho bạn. Bạn nên xem xét điều chỉnh nhiệt độ nước lạnh hơn thường ngày. Tắm nước lạnh sẽ rất có lợi và có khả năng chữa lành; nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nó giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm thiểu căng thẳng và căng cơ, và cải thiện tâm trạng của bạn. Nhiệt độ lạnh của nước sẽ giải phóng endorphin vào máu và não và đem lại cho bạn cảm giác trẻ trung và tích cực.[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu bạn thích ngâm mình trong bồn tắm hơn, bạn có thể cho một chút muối Epsom (khoảng 1 - 2 chén) vào bồn tắm. Ngoài khả năng giúp thanh lọc cơ thể vào giảm thiểu tình trạng căng cơ, muối Epson còn được cho là có khả năng kích thích sự giải phóng endorphin, và từ đó, giúp giảm thiểu căng thẳng và cải thiện tâm trạng.[29] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Phương pháp 4 của 4:Hòa nhập vào Xã hội

Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

1Trò chuyện với một người bạn. Một nhân tố quan trọng của sự hạnh phúc đó chính là nhận được sự tương tác và hỗ trợ từ xã hội.[30] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Trò chuyện với một người bạn về nỗi buồn hoặc tình huống khiến bạn buồn bã có thể giúp giảm thiểu sự đau buồn bởi vì bạn sẽ biết rằng có một ai đó quan tâm đến bạn và cảm xúc của bạn. Nói về vấn đề cũng có thể giúp bạn "trút bỏ" cảm xúc và làm sáng tỏ nó bởi vì quá trình này đòi hỏi bạn phải trình bày về cảm xúc thông qua từ ngữ. Nỗi buồn của bạn không còn là một yếu tố trừu tượng, mà nó trở thành một cảm xúc thật sự, một điều mà bạn có thể gọi tên và thảo luận về nó thông qua cách phát âm rõ ràng bằng từ ngữ.[31] X Nguồn tin đáng tin cậy American Psychological Association Đi tới nguồn

  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trải nghiệm sự căng thẳng to lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất đi người bạn đời hoặc mất việc, nếu họ có mạng lưới bạn bè và người thân mà họ có thể tìm đến và dựa vào, họ sẽ dễ vượt qua khó khăn hơn.[32] X Nguồn nghiên cứu Billings, A. G., & Moos, R. H. (1985) Yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống và nguồn lực xã hội ảnh hưởng đến kết quả sau khi điều trị giữa các bệnh nhân trầm cảm. Tạp chí Tâm lý Bất thường, 94, 140-153. Đi tới nguồn
  • Bạn cũng có thể học hỏi được một điều gì đó từ việc nói chuyện với bạn bè. Ví dụ, có lẽ người bạn của bạn cũng đã từng trải qua cảm xúc hoặc tình huống tương tự và có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ và lời khuyên. Ngoài ra, người bạn đó cũng có thể đưa ra một số phương pháp đối phó mà bạn chưa hề nghĩ đến. Ví dụ, nếu bạn vừa mới chia tay người yêu, có thể người bạn đó sẽ giúp bạn nhớ về khoảng thời gian mà bạn không ngừng gọi điện cho cô ấy để than phiền về sự lơ là và ích kỷ của người bạn yêu. Tương tự, người bạn của bạn cũng có thể giúp bạn nhớ về lý do vì sao bạn chia tay với bạn trai của mình khi bạn đang mắc kẹt trong cảm xúc buồn bã của quá trình này.
  • Bạn bè cũng có thể giúp bạn cảm thấy được ủng hộ và xoa dịu cảm giác cô đơn. Họ có thể là người biết lắng nghe và hiểu bạn. Ngoài ra, trò chuyện với một người bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn vì tại một thời điểm nào đó, họ sẽ khiến bạn phải mỉm cười hoặc cười vang!
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

2Đi chơi và xã giao với người khác. Bạn có thể đi xem phim, đi ăn tối, hoặc lái xe đi dạo cùng bạn bè hoặc người thân. Ngoài việc gây xao nhãng cho bạn, tương tác xã hội sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về nỗi buồn trong vòng một vài giờ. Chỉ cần trò chuyện với người khác - ngay cả khi chỉ thông qua những lời đùa cợt thông thường - và sự thay đổi về cảnh quan có thể cải thiện tâm trạng của bạn.[33] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu bản chất của bạn là một người cô độc, bạn không nên cố gắng xã giao quá mức vì nó chỉ sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Bạn chỉ nên tiến hành tương tác xã hội theo một mức độ hạn chế và nhẹ nhàng, chẳng hạn như làm những việc lặt vặt, đi chợ, hoặc đi làm móng với một người bạn, thay vì dành cả buổi tối để nhảy nhót với bạn bè trong quán bar.[34] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

3Dành thời gian với vật nuôi. Nếu bạn không muốn xã giao với con người, bạn có thể dành thời gian cho vật nuôi của bạn! Ôm ấp hoặc vuốt ve loài động vật mà bạn yêu thích có thể giúp cải thiện tâm trạng buồn bã của bạn vì nó làm thỏa mãn nhu cầu kết nối và gần gũi cơ bản của con người.[35] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành thời gian với chú chó của bạn có thể làm tăng nồng độ endorphin, chất hóa học có thể tương tác với cơ quan cảm nhận trong não giúp kích hoạt cảm xúc tích cực và cải thiện tâm trạng của bạn.[36] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

  • Ngoài ra, động vật rất giỏi trong việc cảm nhận tâm trạng thông qua cử động của cơ thể và giọng điệu của chúng ta, vì vậy, chúng thường khá ăn nhịp với cảm xúc của con người.[37] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ
Làm sao để tâm trạng luôn vui vẻ

4Tập trung vào người khác. Dành thời gian và năng lượng để giúp đỡ người khác không chỉ giúp bạn duy trì sự bận rộn, mà còn đem lại mục đích và cảm giác như được tưởng thưởng cho bạn, giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và về hoàn cảnh của mình.[38] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tìm kiếm hoạt động tình nguyện mà bạn đam mê chẳng hạn như giúp đỡ tại nơi ở dành cho người vô gia cư hoặc quán ăn tình thương (phát thức ăn miễn phí cho người nghèo), chăm sóc hoặc dắt những chú chó bị lạc chủ đi dạo, hoặc tình nguyện giúp đỡ tại nhà người cao tuổi.[39] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Ngay cả thực hiện một điều nhỏ nhặt cho một người nào đó, chẳng hạn như nhường người khác tính tiền trước tại siêu thị, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hành động của sự tử tế giúp tăng cường sự khỏe khoắn cho bạn bởi vì chúng là những hành động cụ thể mà bạn có thể thực hiện chứ không phải là chỉ có thể suy nghĩ về chúng.[40] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Cảnh báo

  • Không nên cố gắng giấu diếm cảm xúc của bản thân trước người khác; hành động này sẽ không giúp cho tình hình trở nên tốt hơn. Hãy nói với một người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng về cảm giác của bạn, và họ sẽ có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ xã hội mà bạn cần. Tuy nhiên, nếu bạn cần thêm sự giúp đỡ, bạn có thể tìm gặp chuyên viên tư vấn hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác. Ít ra, họ cũng sẽ giúp bạn phát triển chiến lược để đối phó hiệu quả với nỗi buồn.

Hiển thị thêm