Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết nào

Lang Liêu là nhân vật chính trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giày đồng thời là người sáng tạo ra hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất. Các em hãy cùng tìm hiểu về nhân vật này qua bài phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày nhé!

Đề bài: Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày
 

1. Mở bài

– Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian khá phổ biến trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam ta.
– Một trong những truyền thuyết nổi tiếng phải kể đến Bánh chưng, bánh giày với hình tượng nhân vật Lang Liêu.

2. Thân bài

* Xuất thân:– Sinh ra trong hoàng tộc, nhưng không được yêu thương, có cuộc sống cơ cực vất vả.– Quanh năm gắn liền với ruộng nương và nhân dân.

=> Tạo điều kiện gần gũi với nhân dân để thấu hiểu những khó khăn trong lao động sản xuất của dân chúng…[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày tại đây.
 

Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian khá phổ biến trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam ta với nhiều truyền kỳ quen thuộc như Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh,… Nội dung thường xen lẫn các yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhằm thần thánh hóa nhân vật, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nhân vật trong truyền thuyết chính thường theo mô típ kinh điển là người có tấm lòng nhân hậu, tài năng, hay phải gặp khó khăn nhưng may mắn được thần phật giúp đỡ, cuối cùng nhận được cái kết có hậu. Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giày chính là điển hình cho kiểu nhân vật này.

Lang Liêu may mắn sinh ra trong gia đình đế vương, thế nhưng chàng không như những hoàng tử khác có cuộc sống nhung lụa, kim chi ngọc thực, trái lại vì mẹ bị thất sủng, lại mất sớm thế nên chàng bị vua cha ghẻ lạnh, không đoái hoài tới. Cuộc sống của chàng quanh năm gắn liền với ruộng nương, chính điều đó đã tạo điều kiện cho chàng có cuộc sống gần gũi và thấu hiểu những nỗi vất vả của nhân dân trong lao động. Ở Lang Liêu ta thấy hiện lên nhiều phẩm chất cao quý, trước hết đó là đức tính giản dị, cần cù, siêng năng, dùng chính sức lao động để nuôi sống bản thân. Thêm vào đó nhờ chịu khó và có đôi bàn tay khéo léo Lang Liêu cũng tạo ra được nhiều nông sản, và rất quý trọng thành quả lao động mình làm ra, nhà chàng chất đầy những khoai và sắn, có thể đó là tầm thường với tầng lớp quý tộc nhưng lại là niềm hạnh phúc, tự hào của những người nông dân chân chất. Lang Liêu còn là người hết mực tôn kính phụ mẫu và tổ tiên, dù có bị vua cha ghẻ lạnh, thế nhưng khi cha ban lệnh làm cỗ cúng thì chàng vẫn một mực nghe theo, điều đó đã thể hiện trái tim nhân hậu và bao dung của chàng hoàng tử út. Đồng thời đối với tổ tiên Lang Liêu cũng hết lòng tôn kính, chàng từng phải đau đầu suy nghĩ không biết nên làm cỗ như thế nào cho chu đáo để dâng lên tổ tiên. Trong suy nghĩ của vị hoàng tử thật thà, chàng chỉ mong sao có thể chuẩn bị được mâm cỗ tươm tất, đủ đầy nhất để bày tỏ lòng thành kính, nhưng điều ấy khiến chàng buồn bã và trăn trở nhiều đêm khi thấy trong nhà chỉ có khoai sắn tầm thường, chẳng xứng đưa lên bàn thờ gia tiên.

Người tốt thì thường được ông trời phù hộ, giúp đỡ, trong giấc mơ có một tiên ông chỉ điểm cho Lang Liêu dùng chính những sản phẩm mà chàng làm ra để chế tạo nên các loại bánh đưa vào mâm cỗ cúng. Sự giúp đỡ của tiên ông chỉ là một gợi ý nhỏ, ông đã cho nguyên liệu, cái khó là phải làm sao phối hợp và biến chúng thành mỹ vị. Điều này quả thực là một bài toán, một câu đố mà Lang Liêu chính là người phải tìm lời giải. Thế nhưng bằng trí thông minh, sự sáng tạo, cần cù Lang Liêu đã tạo ra hai loại bánh thơm ngon, là sự hòa quyện của hương vị trong trời đất lại mang nhiều ý nghĩa khiến vua Hùng rất hài lòng và quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu.

Kết lại câu chuyện, nhìn nhận nhân vật Lang Liêu ta thấy rằng chàng là người hội tụ đủ mọi phẩm chất để trở thành bậc minh quân, tài, chí, đức đều vẹn toàn, chàng lại còn là người sống giữa cái nôi của nhân dân, cùng tham gia lao động sản xuất, chịu mọi cực khổ, hơn ai hết chàng chính là người hiểu rõ nhất tập quán canh tác, lao động của dân tộc. Tự chung lại, Lang Liêu chính là vị minh quân bước ra từ khó khăn đời thường, hoàn toàn thấu hiểu nhân tình thế thái. Truyền thuyết vừa giải thích sự ra đời của bánh chưng, bánh giày, vừa là bài học có giá trị nhân văn sâu sắc về các đức tính tốt đẹp của con người, về tinh thần vượt khó hướng thiện, người tốt tất sẽ được nhận trái ngọt.

———————HẾT———————-

Bên cạnh nhân vật Lang Liêu, khi tìm hiểu về truyện Bánh chưng bánh giầy, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích truyện Bánh chưng bánh giày, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng, bánh giày, Hãy kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giày theo trí tưởng tượng của em, Cảm nhận của em về sự tích Bánh chưng bánh giày.

Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết "Bánh chưng bánh giầy" là một người tài đức vẹn toàn. Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu

Bánh chưng, bánh dày đã trở thành món ăn - nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Việt Trì - thành phố lễ hội, xưa là địa văn hoá, kinh tế, chính trị, kinh đô Nhà nước Văn Lang cùa các vua Hùng đã thịnh trị 2622 năm [2879 - 258 trước công nguyên] [Đại Việt sử ký toàn thư tập I ÷ 71]. Trên vùng Đất Tổ đã có con người sinh sống hàng vạn năm để lại nền văn hoá Sơn Vi và cuộc sống liền mạch từ thời văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn, Phú Thọ Đất Tổ đã được tích bồi nhiều truyền thống văn hoá được coi là gốc nguồn về truyền thuyết, ngọc phả, lẽ hội truyền thống, tục hèm thờ cúng có liên quan đến thời đại Hùng Vương dựng nước.

Theo thống kê có 60 di tích, đặc biệt duy nhất ở xã Dữu Lâu ven sông Lô thành phố Việt Trì có miều thờ Lang Liêu – Hùng Chiêu Vương, Hùng Vương thứ 7. Nơi đây có đình Hương Trầm với những dộc ruộng lúa nếp thơm nổi tiếng.

Miếu thờ Lang Liêu chỉ còn phế tích được UBND tỉnh Phú Thọ chủ trương khôi phục trong niềm vui lớn UNESCO tôn vinh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Phục dựng miếu thờ Lang Liêu - Hùng Vương thứ 7, cần trang nghiêm đẹp đẽ để con cháu về chiêm ngưỡng tham quan, là biểu tượng văn hoá Đất Tổ, làm sâu rộng thêm, vinh dự UNESCO công nhận "Thờ cúng Hùng Vương văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại".

Hoàng tử Lang Liêu nằm mơ thấy cách làm bánh chưng, bánh dày [Truyện tranh Sự tích Bánh chưng, bánh dày]

Lang Liêu tên huý Tiên Lang, hoàng tử 18 của vua Hùng thứ 6 [Hùng Hy Vương], con bà thứ phi hiền hậu, nhan sắc. Vì được nhà vua rất yêu mến, bị các phi khác trong triều ghen ghét, đố kỵ mà vua sinh ghẻ lạnh, bà buồn phiền chết. Lang Liêu rơi vào hoàn cảnh thân cô, thế cô, lại chưa có vợ, nghèo túng, nhưng được bà con xung quanh cưu mang giúp đỡ chia sẻ lúc khó khăn.

Theo truyền thuyết, vào đầu tháng Chạp hàng năm, để chuẩn bị đón Xuân mới may mắn vui vẻ vua truyền các hoàng tử đến triều ban làm lễ vật cho vua cha dâng cúng tổ tiên nhà Hùng. Lang nào dâng của ngon vật lạ mà lại có ý nghĩa sâu sắc trên đời, khiến Hùng Vương ưng ý sẽ truyền ngôi báu cho nên các hoàng tử đua nhau tìm người giới thiệu của ngon vật lạ khắp nơi. 

Lang Liêu trằn trọc mấy đêm không ngủ được, thỉnh thoảng thấy mùi thơm quen quen ấm áp rồi nhận ra hương thơm lúa nếp, nhớ tới mẹ anh rơi nước mắt ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mơ thấy mẹ hiền về bảo anh: Ở đời con người là quý nhất, thứ đến thực phẩm nuôi sống người như gạo tẻ, gạo nếp mà ta vẫn sử dụng gọi là ngọc thực... Đành rằng gạo tẻ, gao nếp, đỗ xanh, hành thịt mỡ, nhưng chế biến nó thì không ai giống ai phụ thuộc vào tài gia giảm, cẩn thận, thành tâm. Ngày thường phụ thân con thường nói chuyện với các vị bô lão hai quẻ Kiền, Khôn tức là Trời, Đất. Con làm hai thứ bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Hôm nào Tết đến dâng lễ cho Phụ vương nhớ nhắc lời mẹ dặn cho phụ vương nghe. Tỉnh giấc, Lang Liêu quyết làm theo lời mẹ dặn trong giấc mơ.

Nên Hoàng tử làm hai loại bánh tượng trưng cho đất và trời dâng vua cha

Bước sang năm mới, vua Hùng thứ 6 truyền các con đem lễ vật, trên sân rồng chói lọi rực rỡ các lễ vật nào ngà voi, châu báu, các loại quý hiếm trên rừng dưới biển không thiếu thứ gì. Đến lượt Lang Liêu vào dâng lễ, theo sau một cặp nam nữ đầu đội hai mâm nhỏ phủ vải điều. Quỳ trước bệ rồng, Lang Liêu chúc thọ vua cha rồi mở khăn điều, vua cha và các hoàng tử, công chúa cùng các Lạc hầu, Lạc tướng không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc bánh vuông màu lá xanh, một chiếc bánh tròn trắng dày dặn mềm mịn tinh khiết tựa như bầu trời toả hương thơm quen thuộc lúa nếp. Quả là vật lạ chưa thấy bao giờ. Lang Liêu ra hiệu người con trai cầm dao lá trúc cắt ngang chiếc bánh tròn, người con gái cắt chiếc bánh chưng vuông.

Nhà vua tươi cười nói: "Lễ vật này ta và các ngươi chưa thấy bao giờ, bánh tròn tượng trưng trời, bánh vuông tượng trưng đất, đó là hai hình tượng của Dương và Âm, gốc nguồn của mọi sự vật trong vũ trụ. Bánh làm từ lúa gạo, động vật tượng trưng cho sự giàu có của đất nước do bàn tay con người làm ra từ trồng trọt chăn nuôi". Nhà vua bước đến bên Lang Liêu đặt tay lên đầu rồi hỏi chuyện anh. Lang Liêu tâu với cha, anh nằm mơ thấy mẹ về bảo cách anh làm bánh chưng vuông tượng trưng đất, bánh dày tròn tượng trưng cho trời, khớp với hai quẻ Kiền, Khôn của 8 quẻ đơn của Phục Hy. Nhà vua nghe xong, xúc động và hối hận nghĩ lại mình đã hồ đồ bỏ rơi mẹ con Lang Liêu. Vua khen Lang Liêu vừa có đức hạnh vừa có trí thức đáng được truyền ngôi.

Kể từ đây, bánh chưng bánh dày ra đời, là thứ bánh tượng trưng Âm Dương của các vua Hùng để cúng tổ tiên ngày Tết, lễ thần linh, lễ trời đất do vua chủ trì cầu dân an, nước thịnh. Các bộ lạc không có nghi lễ dâng bánh tế trời đất - mà chỉ có nghi lễ hiến tế lấy máu dâng tô tem, vật tổ của bộ lạc.

Bánh chưng, bánh dày trở thành vật phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ tết

Lang Liêu tuân theo cách trị nước của vua cha, chọn cách trị dân đúng lẽ, gây dựng thân thế đất nước cho đời sau, vua tu luyện bản thân, lấy nhân nghĩa giáo hoá trăm họ, lấy trí nguyện dân no, nước thịnh, thiên hạ thái bình, lòng dân hướng về vua, vua lắng nghe tiếng nói thiên hạ - ngày sóc vọng, trăm quan trăm họ trang nghiêm, tôn kính tổ tiên, tâu lên đất trời ước vọng ấm no hạnh phúc.

Vợ Lang Liêu bà Năng Thị Tiêu cầm ba ngàn quân đánh giặc ở Ngã Ba Hạc giải nguy cho đô thành Văn Lang. Nhân dân thờ bà ở đền Tây Thiên Tam Đảo với Mỹ tự truy phong: "Tam Đảo Sơn trụ quốc thái phu nhân chi thần", con trai trưởng là hoàng tử Uy Vương được truyền ngôi báu.

Theo bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả Vĩnh Truyền soạn năm Thiên phúc nguyên niên [980] đời vua Lê Đại Hành và bản Hùng Đồ Thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền soạn năm Hồng Đức tam nguyên [1472] thời Lê Thánh Tông, Thụy hiệu của Hùng Chiêu Vương là Hùng Chiêu Vương Minh Tông hoàng đế. Tên Mỹ tự truy phong là Hùng Vương dương long nghĩa lĩnh thần công dũng lược thánh vương.

Làng Hương Trầm, xã Dữu Lâu - TP. Việt Trì vùng nội đô nước Văn Lang xưa, nơi có lúa nếp thơm nổi tiếng, gắn liền với miếu thờ Lang Liêu [nay chỉ còn phế tích]. Phải chăng, mẹ con Lang Liêu lúc thân cô thế cô đã sống ở đây, mà cảm nhận được hương vị thơm ngon của lúa nếp đã tạo ra bánh chưng bánh dầy, lễ vật độc đáo thờ cúng tổ tiên, thần linh và trời đất. Một sản phẩm thanh khiết nguyên thủy, ẩn chứa học thuyết Âm dương ngũ hành - vũ trụ luận phương Nam, nó ở trong tâm thức, dòng máu Việt - "Hồn Việt" nên mới có sức sống trường tồn theo dòng thời gian. Đó là ý nghĩa và niềm tự hào chân chính về Lang Liêu, một vị vua hiền tài - Nhà văn hoá thời đại Hùng Vương và là ông tổ của ngành văn hóa ẩm thực Việt Nam. 

Không ít người đã đặt câu hỏi, vì sao lại coi Hùng Chiêu Vương là ông tổ của ngành văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thực tế, văn hóa ẩm thực nhân dân ta có câu “Có thực mới vực được đạo”, Lang Liêu được trao ngôi báu vì đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày trường tồn theo dòng lịch sử. Ta thấy ông cha ta coi trọng việc ăn uống đến mức nào. Nói “thực” là nói vật chất , nói “đạo” là nói đến tinh thần thuộc thượng tầng kiến trúc. Phương Tây có câu “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” họ coi nhẹ việc ăn uống. Có câu chuyện như vậy vì nền văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp lúa nước - trọng Tĩnh, nền văn hóa phương Tây gốc du mục - trọng Đồng.

Cây lúa nước rễ mọc dưới nước, thân lá vươn lên trời hấp thụ năng lượng nhật nguyệt, hoa lúa nở vào giờ Ngọ cực dương, và giờ Tý cực ấm nên  hạt thóc gạo hấp thu khí âm, dương hoàn hảo hài hòa tuyệt đối, loại ngũ cốc này gọi là Ngọc thực. Ông cha ta có câu”Người sống vì gạo, cá bạo về nước”.

Câu chuyện bánh chưng, bánh dày nói về “Hồn Việt” văn hóa Việt Nam - triết lý nhân sinh vũ trụ: “Âm dương Ngũ hành” còn thông điệp về việc ăn ngũ cốc, thực vật là hàng đầu. Bánh chưng, bánh dày là mô hình về ăn thực vật thuộc âm tính phù hợp với môi trường Phương Nam nóng – dương tính [Âm dương hài hòa]. Trong bữa ăn cơ cấu có nhiều món thuộc [Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ], Kim vị nhạt, Mộc vị chua, Thủy vị mặn, Hỏa vị đắng, Thổ vị ngọt. Ngày nay, ta vẫn thấy mâm cơm của Việt Nam có nhiều món. Thật là lý thú khi tổng thống Mỹ thăm Việt Nam đi tìm ăn phở có nhiều vị theo triết lý âm dương ngũ hành.

Bánh chưng, bánh dày mô hình hóa triết lý Âm dương Ngũ hành của Hùng Chiêu Vương là khởi thủy, là ông tổ văn hóa ẩm thực Việt Nam, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài

Sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề