Lấy mắt cây gắn vào gốc cây khác là phương pháp nào

Hay nhất

Giâm cành : cắt một cành mềm hay một cành cứng để giâm xuống đất, chờ ngày ra rễ để trở nên một cây mới mang được đặc tính tốt của cây mẹ. Cành cứng là cành đã hóa gỗ, còn cành mềm là cành còn non, chưa đúng độ già.

Chiết cành : phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Ghép cây : tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép [gốc tháp] tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép

Ghép mắt : dùng một bộ phận sinh trưởng [mắt ghép, chồi ghép, cành ghép] của một cây gắn vào một cây khác [gốc ghép] cho tiếp tục phát triển. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiêu cây mới từ một mô

Hay nhất

Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .Vd:cây mì,mia,...

Ghép mắt [ghép cành]: Dùng một bộ phận sinh dưỡng [mắt, chồi, cành] của một cây gắn vào một cây khác [gốc ghép].Vd:hoa hồng,...

Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.Vd:bưởi,mân,...

Ghép cây là một trong những phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây giống [một mắt hay một đoạn cành] sang một gốc cây khác [gọi là gốc ghép] để tạo nên một cây mới mà vẫn giữ được những đặc tính của cây giống ban đầu

  • Cơ sở khoa học của ghép cây
  • Ưu điểm của phương pháp ghép

Cơ sở khoa học của ghép cây

Ghép cây là một trong những phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây giống [một mắt hay một đoạn cành] sang một gốc cây khác [gọi là gốc ghép] để tạo nên một cây mới mà vẫn giữ được những đặc tính của cây giống ban đầu. Bằng các biện pháp nhất định làm cho gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhaunhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép gắn liền với nhau, cây ghép sẽ phát triển bình thường.

Ưu điểm của phương pháp ghép

– Cây ghép sinh trưởng tốt nhờ bộ rễ của gốc ghép.

– Cây vẫn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.

– Sớm ra hoa, kết quả.

– Hệ số nhân giống caotốc độ tăng diện tích nhanh mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây mẹ.

– Nâng cao được sức chống chịu của giống, chịu hạn, chịu úng, chống chịu sâu bệnh trên cơ sở chọn được giống gốc ghép thích hợp.

– Duy trì được nòi giống đối với những giống không hạt hoặc chiết, giâm cành khó.

Tuy có những ưu điểm kể trên nhưng khi ghép nếu không chú ý chọn gốc ghép và mắt ghép sạch bệnh, nhất là bệnh vi rút, thì cây con giống sẽ bị lây truyền bệnh.

Để có những cành ghép tốt cần chú ý một số điểm sau:

Chọn mắt ghép: Chọn cành ghép tốt trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định qua 3 vụ quả trở lên và phẩm chất tốt. Thường lấy mắt ghép ở các cành giữa tầng tán, nhô ra ánh sáng, cành có 4 – 6 tháng tuổi, đường kính gốc cành từ 4 – 10mm.

Chọn gốc ghép:

Gốc ghép tốt phải có các tiêu chuẩn sau:

– Giống làm gốc ghép sinh trưởng phải khoẻ, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

– Cây sinh trưởng nhanh để chóng được ghép, dễ gây giống [từ phương pháp gieo hạt, giâm cành], ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

– Có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. Thông thường các cây trong cùng họ, cùng loài khi ghép dễ hợp với nhau hơn: cam, bưởi; mận, đào; mãng cầu xiêm, bình bát.

Xác định cho được thời vụ ghép thích hợp cho từng giống ở địa phương mình

Vụ xuân: Thời vụ ghép tốt là tháng 3,4 đối với cam, chanh, quýt, bưởi,mơ.

Vụ hè: Các tháng 5, 6, 7 nhiệt độ cao dần, thỉnh thoảng có trận mưa rào, ở khu 4 cũ có gió Lào, ghép lúc này tỷ lệ sông thấp.

Vụ thu: Tháng 8, 9, 10 nhiệt độ cao, mưa nhiều, là mùa sinh trưởng mạnh của nhiều loại cây vì vậy cây ghép dễ sống. Ví dụ đối với táo ghép vào tháng 8 – 9 là tốt nhất.

Vụ đông: Tháng 11, 12, 1 nhiệt độ thấp, khô hạn nên tỉ lệ sống thấp. Riêng đối với hồng là ghép tốt [tháng 10 – 11].

Ở các tỉnh miền Nam thường ghép vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa tuỳ theo điều kiện của từng vùng và từng giống cụ thể.

Các phương pháp ghép cây

Có 2 phương pháp ghép với nhiều kiểu ghép khác nhau:

Ghép mắt: Chữ T, cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ.

Ghép cành: Ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên, ghép yên ngựa.v.v…

Dưới đây giới thiệu kiểu ghép mắt nhỏ có gỗ:

Ưu điểm: của phương pháp này là thao tác đơn giản, tận dụng được mắt ghép, ghép được nhiều thời vụ trong năm. Theo phương pháp này nếu cành ghép và gốc ghép không dóc vỏ cũng ghép được. Tất nhiên vào mùa cây chuyển nhựa tốt thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

Chọn những cành ghép mập, khoẻ, có vỏ màu xanh mới xuất hiện vài vạch nâu, đã bắt đầu “tròn mình”. Các tiêu chuẩn khác như ghép chữ T và cửa sổ. Dùng dao sắc vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống, cách mặt đất từ 16 – 20cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép. Nếu cành ghép đường kính nhỏ hơn gốc ghép thì vết ghép cắt mỏng hơn. Chiều dài miệng ghép chừng 1 – 1,2cm. Cắt một miếng tương tự ở cành ghép có cuống lá và mầm ngủ ở giữa đặt nhanh vào vết ghép. Buộc chặt và kín bằng dây nilông mềm. Sau 18 – 30 ngày có thể mở dây buộc và cắt ngọn gốc ghép, vết cắt ngọn gốc ghép cách vết  ghép 1,5 – 2cm.

Chăm sóc cây sau khi ghép:

Sau khi ghép được 1 tuần đến 10 ngày thì cởi dây cho gốc ghép. Nếu cởi dây quá sớm sự tiếp hợp giữa mất ghép và gốc ghép chứa tốt. Sau khi cởi dây được 5 ngày kiểm tra mắt ghép, lấy móng tay cạo nhẹ lớp biểu bì ở mắt ghép nếu thấy xanh là mắt ghép sông, cắt ngọn gốc ghép chỗ trên mắt ghép độ 2 – 3cm. Vặt bỏ các mầm phụ ở gốc ghép. Khi mắt ghép phát triển thành cành cao 15 – 20cm thì bắt đầu làm cỏ, vun gốc và bón phân.

Việc phun thuốc trừ sâu phải làm sớm hơn, khi mầm ghép mọc được 1 – 2cm. Nếu ghép vào mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ cao thì phải thường xuyên phun thuốc Boócđô với tỷ lệ [1: 1: 100] để chống nấm gây héo cành. Bón phân tốt nhất là dùng nước phân chuồng ủ hoai pha loãng tỷ lệ 1: 3 – 5 lần hay dùng 1% sulfat đạm. Sau đó cứ cách 1 tháng thì bón thúc một lần cho cây.

Khi cành ghép cao 40 – 50cm thì tuỳ giống cây ăn quả, tùy dạng hình của gốc ghép mà có thể bấm ngọn, tạo hình, tỉa bốt các cành con sao cho trên mỗi cây để lại 2 – 3 cành chính khoẻ phân bố đều về các phía là tốt.

Một số điểm kỹ thuật cần được quan tâm khi ghép:

– Phải có cành ghép tốt,gốc ghép sung sức, trước khi ghép nên tưới một lần nước phân đạm nồng độ 1% cho gốc ghép.

– Người ghép phải thành thạo các thao tác, ghép nhanh, không để bị khô, bị ôxy hoá hoặc làm dính cát bụi vào mắt ghép và vết cắt ở gốc ghép.

– Nên ghép vào buổi sáng, tránh ghép lúc mưa, lúc nắng to hay lúc lá còn ướt.

– Dao ghép phải sắc, cắt ngọt, không làm xơ hoặc bầm dập mắt ghép.

– Ghép xong phải buộc chặt và che kỹ, không để nước thấm vào mắt ghép.

– Sau khi ghép sống, cắt cây, cần tưới nước giữ ẩm và vặt mầm phụ.

Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt [hoặc cành]?

Dựa vào hình 15, 16, 17 hãy ghi vào vở bài tập đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt [hoặc cành].

Những câu hỏi liên quan

[1]. Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có thể có kiểu gen khác nhau.

[4]. Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Video liên quan

Chủ Đề