Levelamy là thuốc gì

Thuốc Aphanat, Apharcool, Apharnax, Atormax, Levelamy là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Aphanat, Apharcool, Apharnax, Atormax, Levelamy (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

Mục lục

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : L-Ornithine L-Aspartate

Phân loại: Thuốc bảo vệ gan. Thuốc chuyển hóa trong chu trình urê

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A05BA06.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Aphanat, Apharcool, Apharnax, Atormax, Levelamy

Hãng sản xuất : Công ty TNHH MTV 120 Armephaco

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén/nang 150mg, 500 mg.

Dung dịch tiêm 500 mg/5 ml.

Thuốc tham khảo:

LEVELAMY 500Mỗi viên nang có chứa:L-Ornithin L-Aspartat………………………….500 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Levelamy là thuốc gì
Levelamy là thuốc gì

ATORMAXMỗi viên nang có chứa:L-Ornithin L-Aspartat………………………….150 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Levelamy là thuốc gì
Levelamy là thuốc gì

THUỐC TIÊM TĨNH MẠCH APHANATMỗi ống dung dịch tiêm có chứa:L-Ornithin L-Aspartat………………………….1000 mgTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Levelamy là thuốc gì
Levelamy là thuốc gì

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Đường tiêm: Hỗ trợ điều trị bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính (Viêm gan, di chứng của viêm gan, rối loạn chức năng gan, tổn thương nhu mô gan, xơ gan).

Đường uống: Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở gan như viêm gan mạn tính,viêm gan do rượu

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dạng viên dùng uống.

Dạng ống tiêm dùng tiêm truyền tĩnh mạch

Liều dùng:

Đường tiêm:

Liều khởi đầu là 1 ống/ngày, dùng trong 1 tuần. Liều này có thể được dùng trong 1 đến 2 tuần tiếp theo. Sau đó những tuần khác cần giảm liều xuống 500mg (1/2 ống/ngày).

Đường uống:

Người lớn: Uống 1- 2 viên / lần, 3 lần trong ngày.

Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên / lần, 2-3 lần trong ngày.

Trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều tới 4 ống/ ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc

Suy thận nặng (Nồng độ Creatinin huyết tương trên mức 3mg/100ml).

4.4 Thận trọng:

Cẩn thận khi bẻ ống nếu không những mảnh vụn thuỷ tinh có thể lẫn trong thuốc gây ra những tác dụng không mong muốn.

Đặc biệt thận trọng ở trẻ em và người già.

Thuốc nên được tiêm chậm bằng đường tĩnh mạch.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Độ an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác định. Do đó chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật sự cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Độ an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác định. Do đó chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật sự cần thiết.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc là có cảm giác rát bỏng ở thanh quản hoặc buồn nôn có thể xảy ra.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chưa có báo cáo về tương tác thuốc.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có báo cáo về quá liều. Trong trường hợp dùng quá liều nên thông báo ngay cho bác sĩ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

L-Ornithin L-Aspartat là một phức hợp muối kép, khác với thuốc chỉ chứa L-Ornithin thông thường, khi vào cơ thể hợp chất này phân ly thành hai acid amin là L-Ornithin và L-Aspartat. Hai acid này là nguyên liệu tham gia vào chu trình urea và quá trình tổng hợp glutamin. Sự tổng hợp glutamin ở nội bào nguyên vẹn là phương tiện rất hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng amoniac đi vào chu trình tổng hợp urea. Do đó, sự phối hợp L-Ornithin và L-Aspartat có tác dụng tương hỗ trong tổng quá trình làm giảm nồng độ amoniac (amoniac trong máu được sinh ra do phân huỷ protid, gan có nhiệm vụ biến máu thành urê). Ngoài ra, Ornithin và Aspartat còn gián tiếp tham gia tạo ra năng lượng ATP để cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp urea và kích thích sự hoạt động các chức năng khác của gan. Đặc biệt chức năng chuyển hoá mỡ và tái tạo nhu mô gan. Đây là chức năng quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ và điều trị viêm gan.

Cơ chế tác dụng:

L-Ornithin L-Aspartat là dạng muối bền của hai amino acid ornithin và acid aspartic. Cả ornithin và aspartat đều có nguồn gốc nội sinh, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. L-Ornithin L-Aspartat kích thích tổng hợp vòng urê và glutamin, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế giải độc amoniac ở gan và não.

Aspartate và Ornithine kích thích sự tạo thành a-ketoglutarate và glutamate nhằm làm giảm nồng độ amoniac ở não.

Aspartate và Ornithine kích thích sự tạo thành ATP liên quan đến chu trình T.C.A và kích thích sự chuyển năng lượng giữa chất gian bào của ty lạp thể với bào tương, có liên quan đến con đường Malate-Aspartate.

Aspartate đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh tổng hợp chất Purine và Pyrimidine.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

L-ornithin L-aspartat không bi đào thải chút nào dưới dạng này mặc dù dạng ure của nó lại bị đào thải trong nước tiểu..

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ