Liên hệ việc đánh giá cán bộ ở hà nội, hoàn kiếm, hà nội

Ngày 11/6, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác cán bộ nữ và tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XXVI Đảng bộ quận Hoàn Kiếm, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Hoàng Phan – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trịnh Thị Huệ – Quận ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN quận cho biết: Trong những năm qua, công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng đã được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, quận Hoàn Kiếm có nhiều đổi mới trong công tác cán bộ nữ, cán bộ trẻ; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy hoạch, đào tạo bổ nhiệm ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ nữ được tín nhiệm giao trọng trách các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị từ quận đến cơ sở phát huy hiệu quả vai trò, vị trí của các cán bộ nữ, thu hẹp dần khoảng cách về giới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Nhiệm kỳ qua đã có 105 cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt của phường và các phòng, ban, ngành, đoàn thể của quận; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt trên 30%; tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt toàn quận đạt 15,6%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ nữ của quận còn một số khó khăn, hạn chế: có nơi công tác cán bộ nữ vẫn tồn tại định kiến, việc đánh giá cán bộ trong quy hoạch chưa đầy đủ. Tỷ lệ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ. Cơ cấu cán bộ nữ phân bổ không đều. Số lượng nữ cán bộ lãnh đạo khối quản lý Nhà nước còn hạn chế, cán bộ nữ chủ yếu là cấp phó; cơ cấu nữ đại biểu HĐND các cấp do bố trí gắn với cơ cấu khác nên có nữ đại biểu HĐND chưa thực sự đại diện cho giới nữ; tiếng nói, vai trò quyết định của một số ít cán bộ nữ còn hạn chế… Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và làm rõ một số vấn đề cơ bản: Vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý; vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong việc tham mưu, đề xuất với cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện về công tác cán bộ nữ…

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao tham gia đóng góp các ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2020 – 2025 [dự thảo lần thứ 5]. Các ý kiến cơ bản nhất trí với Chủ đề Đại hội và những nội dung cơ bản thể hiện trong Dự thảo văn kiện; nêu rõ những nội dung cần được quan tâm xem xét…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Bùi Hoàng Phan – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy đã trân trọng cảm ơn các đại biểu dự Hội nghị đã nghiên cứu các văn kiện và có những ý kiến đóng góp trách nhiệm, tâm huyết, phong phú vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ XXVI Đảng bộ quận Hoàn Kiếm, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đối với công tác cán bộ nữ, trong thời gian tới, đồng chí Bùi Hoàng Phan đề nghị phát huy vai trò của Hội LHPN quận, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và các đoàn thể chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị cùng với các ngành, tổ chức làm nòng cốt trong tham mưu về nhân sự cán bộ nữ. Hội LHPN các cấp cần tiếp tục tổ chức các hoạt động hiệu quả để xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ; để chị em có cơ hội học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; phát triển mạng lưới cán bộ nữ.

Đồng chí Bùi Hoàng Phan – Phó Bí thư Thường trực Quận Ủy phát biểu tại hội nghị

   Tin, ảnh: Thu Hương – Hội LHPN quận Hoàn Kiếm

Hà Nội đánh giá cán bộ đa chiều - lực đẩy nâng chất lượng công vụ

Thước đo là hiệu quả công việc

Trong Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 về “Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”, Thành ủy Hà Nội xác định “nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ” là khâu đầu tiên trong nhóm nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ”. Để thực hiện, Bí thư Thành ủy vừa ban hành Quyết định số 1841-QĐ/TU ngày 28/10/2021 về việc ban hành Quy định đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC], lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị TP Hà Nội. Quyết định này thay thế Quyết định số 3814-QĐ/TU ngày 16/5/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng đối với CBCCVC, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị TP Hà Nội.

 Hơn 3 năm qua, việc chấm điểm, đánh giá CBCCVC, người lao động hằng tháng dựa trên các tiêu chí cụ thế đã tạo nên lực đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ. Ảnh minh họa

Nhìn từ thực tiễn có thể thấy, hơn 3 năm qua, việc hằng tháng CBCCVC, người lao động trong hệ thống chính trị TP đều được chấm điểm với thước đo là hiệu quả công việc... đã tạo nên lực đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ, chuyển mạnh về kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm. Ðến nay, việc đánh giá, xếp loại hàng tháng tại các đơn vị đã đi vào nền nếp, tạo căn cứ chính để đánh giá, xếp loại thi đua theo đúng vị trí việc làm. Đây cũng là cơ sở để các đơn vị bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Nhiều ý kiến nhận định, qua triển khai, không ít mô hình đã đem lại hiệu quả cao trong thực tế, khắc phục được tình trạng hình thức khi đánh giá, với phương pháp nhiều chiều, khoa học, ra sản phẩm cụ thể. Theo đó, các đơn vị đã triển khai đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành công việc của cán bộ theo từng tuần, tháng, quý, gắn với cơ chế khen thưởng, xử phạt rõ ràng. 100% đơn vị, cá nhân xây dựng kế hoạch công tác, lịch tuần, xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ và trách nhiệm cá nhân, làm cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, cấp ủy, chính quyền hưởng lợi rất nhiều khi công việc “chạy”, hiệu quả nâng lên. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 từ cuối tháng 4/2021 đến nay, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội còn chỉ đạo tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, chấm điểm cán bộ gắn với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Những trường hợp vi phạm quy định hay thiếu trách nhiệm trong phòng, chống dịch đều bị xử lý nghiêm. Lượng hóa trách nhiệm của từng cá nhân Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc đánh giá CBCCVC, người lao động hàng tháng, việc sửa đổi Quyết định số 3814-QĐ/TU, ngày 16/5/2018 của Thành ủy đã được đặt ra, để phù hợp với tình hình thực tiễn, bổ sung tiêu chí đánh giá, lượng hóa kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân.

Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, việc sửa đổi còn nhằm đánh giá cán bộ đa chiều, liên tục, bảo đảm nguyên tắc và quy trình, dân chủ, khách quan, chính xác, công khai, minh bạch. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của tập thể. Kết quả hàng tháng là căn cứ chính để đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm. Kết quả đánh giá cán bộ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động và sử dụng cán bộ… Tiến tới thực hiện việc quản lý tình hình, kết quả đánh giá cán bộ hàng tháng, hàng năm thông qua phần mềm thống nhất từ TP đến cơ sở.

 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc xếp loại, đánh giá CBCCVC theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ảnh minh họa

Theo Quyết định số 1841-QĐ/TU vừa được ban hành và đưa vào triển khai cũng chỉ rõ, việc đánh giá, xếp loại CBCCVC hàng tháng phải không mang tính hình thức, nể nang, trù dập, thiên vị và bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá. Cấp nào, người nào trực tiếp lãnh đạo, giao việc, đồng thời thực hiện nhận xét, đánh giá, xếp loại…

Đối với việc đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ về tiến độ, chất lượng, sản phẩm cụ thể; số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó, phức tạp, yêu cầu trình độ chuyên môn của công việc; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chấp hành các quy định, quy chế. Việc đánh giá, xếp loại CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Trường hợp CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, xếp loại....

Trong Quyết định cũng chỉ rõ về việc đánh giá đối với CBCCVC vì lý do đau ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng [không tập trung]. Từ thực tiễn cũng cho thấy, việc xây dựng được kế hoạch công tác, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ tiến độ hoàn thành rất quan trọng là cơ sở để đánh giá khách quan, tránh chiếu lệ.

Theo: KTĐT

Video liên quan

Chủ Đề