Liên kết ba gồm gì

Với giải bài 3 trang 101 sgk Hóa học lớp 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Video Giải Bài 3 trang 101 Hóa học lớp 11

Bài 3 trang 101 Hóa học lớp 11: Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba?

Lời giải:

Liên kết đơn: (còn gọi là liên kết σ) được tạo bởi một cặp electron dùng chung

Thí dụ: H:H

CTCT H-H

Liên kết đôi: tạo bởi 2 cặp electron dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và một liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ H2C :: CH2

CTCT H2C=CH2

Liên kết ba: được toạ bởi ba cặp dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và hai liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ HC⋮⋮CH

CTCT: HC≡CH

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 101 Hóa 11: Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học...

Bài 2 trang 101 Hóa 11: So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo...

Bài 4 trang 101 Hóa 11: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn CH4...

Bài 5 trang 101 Hóa 11: Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau...

Bài 6 trang 102 Hóa 11: Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O...

Bài 7 trang 102 Hóa 11: Những công thức cấu tạo nào dưới đây biểu thị cùng một chất...

Bài 8 trang 102 Hóa 11: Khi cho 5,30 gam hỗn hợp gồm etanol C2H5OH và propan-1-ol CH3CH2CH2OH...

Khi hai nguyên tử trong một hợp chất được nối với nhau bằng ba liên kết cộng hóa trị, liên kết này được gọi là liên kết ba. Trong công thức cấu tạo, nó được biểu diễn bằng ba vạch, và đặc biệt, liên kết ba-C≡C- giữa hai nguyên tử cacbon được gọi là liên kết axetilen. Ba liên kết cộng hóa trị này không tương đương, một liên kết sigma và hai liên kết cộng hóa trị. liên kết π Bao gồm. Vì là liên kết π nên nó có tính phản ứng cao và thể hiện tính chất không bão hòa, xảy ra phản ứng cộng và phân tử dễ bị phân cắt ở liên kết ba bằng phản ứng như oxi hóa. Cấu hình electron của lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử cacbon là (2s) 2 (2p x ) (2p y ), nhưng cặp electron của (2s) 2 bị tách ra và thăng lên quỹ đạo 2p z trong đó một electron bị bỏ trống. (2s) (2p x ) (2p y ) (2p z ), và các obitan 2s và obitan 2p x được lai hóa sp, và các hướng khác nhau 180 độ theo hướng trục liên kết ( x -axis). Quỹ đạo lai Để làm cho. Các obitan này chứa 2 obitan p và 2 pz được định hướng vuông góc với nhau, mỗi obitan chứa 4 electron hóa trị và 2 electron σ và 2 electron π được tạo thành. Độ dài liên kết giữa C và C là 1,54 Å đối với liên kết đơn của etan H 3 C-CH 3 và 1,34 Å đối với liên kết đôi của etylen H 2 C = CH 2 , trong khi liên kết của axetilen HC ≡ CH Liên kết ba là ngắn nhất là 1,20 Å. Độ dài liên kết của liên kết ba của hydro xyanua H — C≡N là 1,16 Å.
Mizuka Sano

I. Công thức cấu tạo

1. Khái niệm

Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.

2. Các loại công thức cấu tạo

a. Công thức cấu tạo khai triển

Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết.

b. Công thức cấu tạo thu gọn

Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử cacbon được viết thành một nhóm.

Hoặc:

Chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử cacbon và với nhóm chức. Mỗi đầu một đoạn thẳng hoăc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử cacbon; không biểu thị số nguyên tử hiđro liên kết với mỗi nguyên tử cacbon.

II. Thuyết cấu tạo hóa học

1. Nội dung

Gồm các luận điểm chính sau:

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định gọi là cấu tạo hóa học. Nếu thứ tự liên kết đó thay đổi sẽ tạo ra hợp chất khác.

Thí dụ: Ancol etylic và đimetyl ete đều có công thức phân tử C2H6O, nhưng chúng có cấu tạo hóa học khác nhau.

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không

- Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

2. Ý nghĩa

Giải thích được hiện tượng đồng đẳng, hiện tượng đồng phân.

II. Đồng đẳng, đồng phân

1. Đồng đẳng

Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

Các chất trong cùng dãy đồng đẳng có cấu tạo hóa học tương tự nhau nên có tính chất hóa học tương tự nhau.

2. Đồng phân

Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Có nhiều loại đồng phân: đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch cacbon, đồng phân loại nhóm chức, đồng phân vị trí liên kết bội hoặc nhóm chức,...) và đồng phân lập thể (đồng phân khác nhau về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử).

IV. Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Liên kết hóa học thường gặp nhất trong phân tử các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị được chia thành hai loại: liên kết xich ma (σ) và liên kết pi (π).

Sự tổ hợp liên kết σ với liên kết π tạo thành liên kết đôi hoặc liên kết ba.

1. Liên kết đơn

Liên kết đơn (hay liên kết σ) do một cặp electron chung tạo nên và được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử. Liên kết σ là liên kết bền.

2. Liên kết đôi

Liên kết đôi do 2 cặp electron chung giữa 2 nguyên tử tạo nên. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π. Liên kết n kém bền hơn liên kết σ nên dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Liên kết đôi được biểu diễn bằng hai gạch nối song song giữa hai nguyên tử.

Mỗi nguyên tử cacbon của liên kết đôi còn tạo được hai liên kết đơn với hai nguyên tử khác. Bốn nguyên tử liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon của liên kết đôi nằm trong cùng mặt phẳng với hai nguyên tử cacbon đó.

3. Liên kết ba

Liên kết ba do 3 cặp electron chung giữa 2 nguyên tử tạo nên. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết n. Liên kết ba được biểu diễn bằng ba gạch nối song song giữa hai nguyên tử.

Mỗi nguyên tử C của liên kết ba còn tạo được một liên kết đơn với một nguyên tử khác. Hai nguyên tử liên kết với hai nguyên tử cacbon của liên kết ba nằm trên đường thẳng nối hai nguyên tử cacbon.