Liên thông cao đẳng lên đại học la gì

Hiện nay bằng đại học là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp chúng ta tìm được một công việc tốt, phù hợp với khả năng của chính bản thân mình. Do vậy, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Liên thông đại học là gì?

Liên thông đại học là một hình thức đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép một số trường đại học nhất định thực hiện. Học liên thông lên Đại học dành cho các đối tượng sinh viên thuộc hệ Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội để sinh viên có thể bổ sung kiến thức và vẫn được cấp bằng Đại học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học liên thông.

Để được liên thông đại học thì sinh viên phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Sau khi hoàn tất xong chương trình Cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cần phải tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, hoặc có một khoảng thời gian kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn đã được đào tạo tại trường mới được tham gia dự tuyển liên thông lên bậc cao hơn [3 năm cho Trung cấp chuyên nghiệp, 1 năm cho Cao đẳng].

Muốn học liên thông lên Đại học, những người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp phải đăng ký tham dự kỳ thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành hoặc thực hành nghề, còn những người đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thì phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh và một môn kiến thức ngành do các trường Đại học đưa ra đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận.

Hiện nay Bộ giáo dục và dào tạo thừa nhận có 3 hình thức đào tạo liên thông đại học là:

– Đào tạo hệ chính quy;

– Đào tạo hệ vừa học vừa làm;

– Đào tạo hệ từ xa.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Liên thông đại học là gì? Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Các phương thức tuyển sinh liên thông đại học

Hiện nay có hai phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông đó là: Hình thức thi tuyển và xét tuyển

– Đối với phương thức thi tuyển thì thí sinh dự thi chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký thi dự tuyển tại Văn phòng tuyển sinh của nhà trường, sau khi tiếp nhận đủ số hồ sơ dự tuyển thì nhà trường sẽ tiến hành triển khai tổ chức kỳ thi tuyển

– Đối với phương thức xét tuyển thì thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi kèm theo bảng điểm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng tại phòng tuyển sinh của trường. Tiếp đó, căn cứ vào kết quả học tập để thông báo cho thí sinh về việc trúng tuyển hay không.

Thời gian đào tạo liên thông đại học

Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng hai hình thức liên thông đại học là liên thông cùng ngành và liên thông trái ngành. Về bản chất thì cả hai hình thức này đều có quyền lợi như nhau trong suốt quá trình học tập, đào tạo và cấp bằng chính quy sau khi hoàn thành khóa học.

Tùy vào chương trình giảng dạy của mỗi trường đại học mà quá trình học liên thông, hình thức liên thông sẽ có thời gian đào tạo là khác nhau. Thường thời gian đào tạo trung bình sẽ rơi vào từ khoảng 2 đến 3 năm, do đối tượng chủ yếu đã là sinh viên ra trường và đã có việc làm nên lịch học sẽ được bố chí chủ yếu vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc tập trung vào thứ 7, chủ nhật.

Cụ thể, đối với sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, nếu muốn liên thông lên chương trình cao đăng thì thời gian cho chương trình học sẽ dao động từ 1,5 năm đến 2 năm.

Với những sinh viên có bằng trung cấp chuyên nghiệp và có đáp ứng được đầy đủ những điều kiện theo quy định của Bộ giáo dục thì thời gian học ;iên thông và tốt nghiệp sẽ kéo dài từ 2,5 năm đến 4 năm học.

Lợi ích của việc học liên thông đại học

1/ Liên thông đại học giúp nâng cao, hoàn thiện vốn kiến thức của bản thân

Trong quá trình học liên thông đại học, các sinh viên sẽ được hoàn thiện chuyên sâu hơn kiến thức của bản thân, những môn học chuyên ngành được đào sâu hơn qua đó sinh viên sẽ nắm được các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp của mình sau này.

Ngoài ra các trường có tổ chức liên thông đại học sẽ tố chức giảng dạy những môn học rất thiết thực cho sinh viên, nâng cao kỹ năng mềm qua các môn học, môi trường học năng động, sôi nổi sẽ giúp sinh viên có sự tự tin sau khi ra trường.

2/ Tấm bằng đại học

Sau khi hoàn thành khóa học liên thông sinh viên sẽ có được cấp tấm bằng đại học, về mặt bản chất thì nó có giá trị và được coi trọng nhiều hơn là bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng, tạo điều kiện tốt hơn khi đi xin việc, dễ dàng lọt qua vòng hồ sơ của nhiều công ty lớn mà bạn hằng mơ ước bởi điều kiện của các công ty này hầu như là đã có bằng tốt nghiệp đại học.

Mức lương của nhân viên có tấm bằng đại học thường sẽ cao hơn cao đẳng, cũng như sự thăng tiến trong chức vụ sẽ có tương lai hơn.

3/ Cơ hội việc làm cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc

Hiện nay bằng đại học đã quá “phổ cập” chính vì thế nếu bạn chỉ có tấm bằng trung cấp, cao đẳng thì cơ hội việc làm là rất thấp do vậy sở hữu một tấm bằng đại học là rất quan trọng.

Những chức vụ, vị trí cao trong doanh nghiệp đều đòi hỏi nhân viên phải có một trình độ và bằng cấp nhất định. Do vậy việc sở hữu tấm bằng đại học như là chìa khóa để có thể giúp bạn có cơ hội mở cánh cửa thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi giải thích cho Quý khách về Liên thông đại học là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Tuyển sinh liên thông Đại học là một hình thức đào tạo liên tiếp từ bậc Trung cấp hoặc Cao đẳng được Bộ Giáo dục cho phép nhiều trường triển khai. Hình thức này đang dần được phổ biến rộng rãi tạo điều kiện cho các đối tượng sinh viên có cơ hội bổ sung kiến thức và nhận bằng Đại học sau khi hoàn thành chương trình liên thông.

Có những hình thức đào tạo liên thông nào?

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, hiện nay có 3 hình thức đào tạo liên thông:

  • Đào tạo hệ chính quy.
  • Đào tạo hệ vừa học vừa làm.
  • Đào tạo hệ từ xa.

Điều kiện để được học liên thông?

Muốn học liên thông lên Cao đẳng/Đại học, đầu tiên thí sinh cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành cần liên thông. Tùy vào chuyên ngành và trường đăng ký, thí sinh sẽ phải trải qua kì thi tuyển gồm các môn cơ bản và cơ sở ngành hoặc theo phương thức xét tuyển. Ngoài ra, một số chứng chỉ đi kèm cũng là điều kiện cần thiết để được liên thông đối với một số ngành đặc thù.

 

Vì sao nên học liên thông?

Hai lợi ích rõ ràng nhất của liên thông đó chính là: nâng cao kiến thức chuyên môn và tăng bậc lương, khả năng thăng tiến tại nơi làm việc.

Về khía cạnh nâng cao kiến thức chuyên môn, học lên Đại học giúp các bạn có thêm được những kiến thức chuyên sâu và mang tính nghiên cứu và lâm sàng hơn so với những kinh nghiệm thực hành ở hệ Trung cấp và Cao đẳng. Việc này giúp bạn có thêm nhiều cơ hội được tham gia vào các dự án, lên kế hoạch và thăng tiến nhanh trong công việc.

Về khía cạnh bậc lương, theo quy định của Nhà nước và nhiều đơn vị, mỗi loại bằng cấp sẽ có hệ số lương cơ bản tương ứng. Người có bằng Đại học sẽ có bậc lương cao hơn người có bằng Cao đẳng, Trung cấp. Không những vậy, nếu xem xét giữa những nhân viên có năng lực làm việc tương đương, người có bằng cấp cao hơn thường được ưu tiên trong việc thăng tiến. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều nhân viên, công chức phải sắp xếp lại công việc để học lên Đại học.

Xem thêm: Học liên thông để thăng tiến, nên hay không?

Đối tượng  và phương thức tuyển sinh liên thông? 

Theo quy chế tuyển sinh liên thông Cao đẳng/Đại học của trường Bách Khoa Sài Gòn, các đối tượng được tham gia học liên thông bao gồm những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.

– Đối với đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên trình độ Cao đẳng, người tốt nghiệp được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

– Đối với đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên trình độ Đại học, người có bằng tốt nghiệp Trung cấp được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp đối với ngành Kế toán, Sư phạm mầm non, CNTT và Y tế công cộng. Đối với các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng phụ sản và Kỹ thuật xét nghiệm y học, thí sinh phải đạt một trong ba tiêu chí bao gồm bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng loại khá trở lên; tốt nghiệp THPT loại khá hoặc học lực lớp 12 loại khá.

Thời gian đào tạo liên thông là bao lâu? 

– Đào tạo trình độ Cao đẳng được thực hiện khoảng 1.5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành đào tạo;

– Đào tạo trình độ Đại học được thực hiện khoảng 2.5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành đào tạo; từ 1.5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành đào tạo.

Đăng ký học liên thông khác ngành đào tạo mình đã tốt nghiệp có được phép? 

Điều này chỉ được phép khi người có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng khác ngành đào tạo nhưng cùng trong một khối ngành, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông thì phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung được quyết định theo quy chế tuyển sinh của nhà trường.

Văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo liên thông? 

Từ tháng 7/2019, theo quy định trong luật Giáo dục Đại học đã không còn phân biệt bằng hệ chính quy và bằng hệ vừa học vừa làm. Điều này đã tạo động lực cho nhiều đối tượng mạnh dạn học liên thông hơn và củng cố thêm nhân  tài cho nước nhà.

Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển liên thông Cao đẳng/Đại học các ngành: CĐ Dược | CĐ Điều dưỡng | ĐH Điều dưỡng | ĐH Điều dưỡng phụ sản | ĐH Y tế công cộng | ĐH Kỹ thuật xét nghiệm y học | ĐH CNTT | ĐH Kế toán | ĐH Giáo dục mầm non.

Hạn nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 đến ngày 10/5/2020. Liên hệ tư vấn Hotline/ zalo : 0979 953 763 [cô Yến] – 0944 422 447 [cô Hoa] – 0944 422 446 [ cô Nhung] – 0961 828 601 [Thầy Hiệp].

Xem thêm: Thông báo tuyển sinh liên thông Cao đẳng/Đại học vừa làm vừa học năm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề