Liền xương mất bao lâu

Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?

Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay

Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương [ở người lớn] và đứng sau gãy xương đòn [ở trẻ em].

Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:

- Cánh tay bị sưng, bầm tím

- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc

- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động

- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại

- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.

Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay

- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy. 

- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy

- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.

Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn. 

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.

Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại

Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao

Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...

Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.

Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại

Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang [hoặc chụp MRI]. Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:

- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.

- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.  

Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay [có thể dùng khăn như băng đeo]. Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Những điểm người bệnh cần lưu ý

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia

- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.

- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô

- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay

- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh [xanh tái] hay mất cảm giác.

Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web //phongkhamlavanluong.vn/.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Thời gian liền xương từ 3-4 tháng

TTO - Cách đây hai tuần tôi bị té xe, sau khi chụp X-quang bác sĩ nói tôi bị gãy xương bàn chân của ngón 2,3 và 4. Sau đó bác sĩ có cho nẹp chân lại.

Sau hai lần tái khám bác sĩ vẫn chưa cho chụp X-Quang lại. Tôi không biết khi bị gãy xương như vậy mình cần chăm sóc chân thế nào để mau liền xương, khi xương liền có bị tật khi đi? Có cần phải massa chân không, nếu có thì phải làm thế nào? Hay để chân nẹp như vậy cho đến khi liền xương?

Bàn chân của tôi không bị chảy máu ở ngoài khi té, chỉ bị bên trong bàn chân. Và những vết bầm tím trong chân tôi phải làm thế nào để hết?

Bạn đọc

- Trả lời của phòng mạch online:

Chúng tôi xin trả lời bạn về thời gian lành xương. Dù xương bàn chân là xương nhỏ nhưng thời gian lành xương vẫn phải tính bằng tháng. Sau hai tuần xương chưa thể liền nên nếu bác sĩ đánh giá xương không di lệch thì không cần phải chụp phim X-quang vì tốn tiền, chịu tia mà chưa thấy được cal xương.

Cho đến nay không có phương thuốc nào giúp thời gian liền xương ngắn hơn thời gian xương liền sinh lý, nghĩa là khoảng 3-4 tháng. Người ta thấy để xương mau lành thì việc phục hồi môi trường sinh học - tức đảm bảo máu lưu thông tốt, xương được cố định vững chắc sẽ giúp xương liền một cách sinh lý trong thời gian đã nêu.

Nếu xương lành ở vị trí giải phẫu thì không để lại di chứng gì, do vậy bạn không cần phải làm gì. Việc tụ máu bên trong ổ gãy không cần thiết phải massage hay chườm dầu nóng.

'

Nếu đã bó bột thì cứ để yên như vậy, hạn chế đi lại trong hai ba tuần đầu để bớt sưng. Nếu chỉ là nẹp bột thì có thể chườm lạnh để giảm sưng. Bạn cần đi khám định kỳ khoa chấn thương chỉnh hình gần nơi bạn sống để xem sự lành xương và chỉnh sửa kịp thời các di lệch nếu có.

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH[giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM]

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH[giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM]

  • 04:00 18/07/2021
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20379 phiếu bầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xương bị gãy khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Một trong những vấn đề mà bạn quan tâm nhất chính là bao giờ xương bị gãy sẽ liền lại. Quá trình liền xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy thời gian liền xương bị gãy cũng sẽ khác nhau.

Khi xương bị gãy, điều này dẫn đến sự thay đổi của xương và phần mềm xung quanh. Các mạch máu nhỏ xung quanh bị tắc bởi các cục máu đông, cấu trúc mạch máu của tủy xương bị thay đổi và cấu trúc lại. Các tế bào tủy xương sẽ chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và có xu hướng biến thành các tạo cốt bào.


Ở vị trí xương gãy sẽ xuất hiện 2 quá trình liền xương, gồm liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương

Xương chính là phần cứng để nâng đỡ cơ thể khi chúng ta di chuyển.

Khi xương bị gãy sẽ xảy ra tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Khối máu tụ sẽ xuất hiện ở vùng gãy xương. Trong những khối máu tụ, có nhiều tế bào đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Một phần đầu xương bị gãy được cố định sẽ có sự hoại tử do tình trạng thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Mô xơ được hình thành để nối hai đầu xương bị gãy.

Để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương, máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương. Tiếp theo là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

Hai yếu tố giúp lành xương đó là yếu tố cơ học và yếu tố sinh học:

  • Yếu tố cơ học: Phải cố định vững chắc hai đầu xương bị gãy, chỉ được phép cử động nhỏ ở hai đầu xương bị gãy để kích thích quá trình lành xương.
  • Yếu tố sinh học: Tức là máu nuôi, Máu nuôi là máu đến từ trong lòng tủy xương và đến từ các cơ bao xung quanh xương. Xương sẽ lành bình thường nếu hệ thống này không bị phá hủy.

Tại vị trí xương bị gãy, sẽ xuất hiện hai hiện tượng liền xương, gồm:

  • Liền xương nguyên phát: với kiểu liền xương nguyên phát này [liền xương trực tiếp] yêu cần cần có sự cố định ổ gãy phải vững chắc, vì thế nên chúng ta thường gặp hiện tượng này trong các trường hợp liền xương sau khi kết hợp xương. Các mạch máu nhỏ và các tế bào có nguồn gốc trung mô sẽ được hình thành ở tại khu vực hai đầu xương gãy. Xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và sau đó là cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa hai đầu xương được hình thành. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “ lấp khoảng trống”. Vị trí bị gãy sẽ hình thành cần can trực tiếp mới, rất ít can xương bên ngoài hình thành trong quá trình liền xương.
  • Liền xương thứ phát: Quá trình này liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương. Màng xương sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp cho vị trí bị gãy khi việc cung cấp máu cho ổ gãy bị gián đoạn.

Dưới sự hoạt hóa, các tế bào của màng xương sẽ nhanh chóng hình thành cấu trúc xương tương tự như trong tình trạng canxi hóa trong màng xương và hình thành cấu trúc xương tủy. Cấu trúc can xương xơ cứng được tạo nên nhờ canxi hóa màng xương xung quanh vùng bị gãy.

Xương mới sẽ được hình thành tương tự như sự canxi hóa tủy xương và có quá trình tương tự như quá trình phát triển xương với sự tham gia của cấu trúc sụn tại vị trí xương bị gãy. Nếu ổ gãy di động thì quá trình này sẽ tăng lên do vậy những biện pháp kết hợp xương vững chắc sẽ làm giảm quá trình này. Để kích thích quá trình liền xương mà vẫn đảm bảo cấu trúc giải phẫu, đinh nội tủy chính là một sự lựa chọn tối ưu.

Dù thực hiện phẫu thuật hay không thì đều xuất hiện cả hai kiểu liền xương. Tùy vào từng trường hợp bị gãy mà kiểu liền xương nào sẽ ưu thế hơn. Liền xương thứ phát chính được coi là sự liền xương sinh lý hơn.

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh. Quá trình liền xương sẽ nhanh hơn ở những người trẻ. Chẳng hạn như bạn bị gãy xương bàn tay thì thời gian liền xương của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 4-6 tuần.

Thời gian liền xương còn phụ thuộc người bị gãy xương có các bệnh lý mãn tính đi kèm không như tiểu đường, phổi, loãng xương... vì những bệnh lý này có thể khiến thời gian liền xương lâu hơn... đồng thời không được vận động. Xương liền thẳng hay cong là do vùng bị gãy có được cố định tốt hay không.

Sau 6 tháng kể từ lúc bị gãy xương được điều trị, người bệnh có thể tập luyện thể dục cần nhiều sức mạnh. Còn đối với những trường hợp bị gãy xương bàn chân, phải mất từ 3-4 tháng để liền xương. Không có phương thuốc nào giúp thời gian liền xương ngắn hơn thời gian liền xương sinh lý.

Để xương mau lành, cần phục hồi môi trường sinh học nhằm đảm bảo máu lưu thông tốt, xương được cố định vững chắc .

Nếu bạn phải bó bột gãy xương thì nên hạn chế đi lại trong 2-3 tuần đầu để bớt sưng. Có thể chườm lạnh để giảm đau nếu chỉ nẹp bột.

Bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và hạn chế đi lại để xương nhanh lành.

Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là phẫu thuật ít xâm lấn với nhiều ưu điểm vượt trội như: Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Bệnh viện sẽ sử dụng thường quy các loại đinh, nẹp khóa mang đến những ưu điểm vượt trội như: Giúp bệnh nhân được cố định xương vững chắc theo trục giải phẫu, giảm nguy cơ gãy nẹp vít, giảm các nguy cơ khớp giả,...


Giảm đau trong mổ và sau mổ: Thực hiện kỹ thuật giảm đau tiên tiến nhất dưới hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của kỹ thuật giảm đau, đây là một điểm nổi bật của bệnh viện Vinmec Hải Phòng đó là bệnh viện không đau.

Biểu hiện của bệnh viện sau mổ có thể đáp ứng tập phục hồi chức năng, vết mổ liền khô tốt, bệnh nhân ổn định thể trạng, không sốt.

Khách hàng phẫu thuật tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng được thụ hưởng những lợi ích vượt trội bao gồm:

  • Thời gian nằm viện ngắn, giảm tối đa chi phí lưu trú, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.
  • Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.
  • Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày.
  • Bảo hiểm: Vinmec ký kết với nhiều đối tác bảo hiểm tư nhân lớn. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.
  • Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo...

Để đăng ký khám và điều trị, Quý khách có thể liên hệ theo địa chỉ:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng – Võ Nguyên Giáp, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Hotline: 0225 7309 888

Đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề