Lỗi thẻ đạt giói hạn tín dụng là sao

6. Tôi có thể yêu cầu thanh toán hóa đơn vào các ngày cuối tuần và/ hoặc ngày nghỉ lễ không?

7. Nếu tôi thực hiện thanh toán hóa đơn ngay lúc này, khi nào giao dịch thanh toán hóa đơn được ghi nợ?

8. Tôi có thể nhận được thông báo giao dịch cho các giao dịch thanh toán hóa đơn không?

9. Tôi nên nhập thông tin "Mã khách hàng" như thế nào?

10. Tôi có thể tra cứu danh sách các nhà cung cấp dịch vụ ở đâu?

11. Tôi phải làm gì nếu Tài khoản Vãng Lai/ An Lợi hoặc Thẻ Tín Dụng của mình không đủ số dư/ hạn mực để thanh toán?

12. Tôi phải làm gì nếu tiền đã được ghi nợ vào Tài khoản Vãng Lai/ An Lợi hoặc Thẻ Tín Dụng của tôi nhưng hóa đơn của tôi vẫn chưa được thanh toán?

13. Tôi có thể thanh toán hóa đơn với các đơn vị tiền tệ nào?

14. Tôi nên làm gì khi không truy vấn được thông tin hóa đơn của mình khi tạo yêu cầu thanh toán?

15. Làm cách nào để kiểm tra giao dịch thanh toán hóa đơn tiện ích đã được ghi nợ vào Tài khoản Vãng Lai/ An Lợi hoặc Thẻ Tín Dụng của tôi?

16. Tôi có thể đăng ký dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động bằng cách nào?

17. Tôi có thể đăng ký tối đa bao nhiêu yêu cầu thanh toán hóa đơn tự động?

18. Tôi có thể hủy đăng ký dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động của mình không?

19. Tôi nên làm gì nếu tài khoản hoặc thẻ tín dụng của tôi không có đủ tiền hoặc không có đủ hạn mức giao dịch trong ngày?

20. Điều gì xảy ra nếu Tài khoản hoặc Thẻ Tín dụng mà tôi sử dụng để đăng ký thanh toán hóa đơn tự động bị hủy/đóng /không hoạt động?

21. Các yêu cầu đăng ký đã hủy của tôi sẽ được lưu trữ trong bao lâu?

22. Tôi có thể chỉnh sửa yêu cầu đăng ký thanh toán hóa đơn tự động của mình bằng cách nào?

23. Tôi đã đăng ký thanh toán hóa đơn tự động thành công nhưng tôi lại chủ động thanh toán ngay trên cùng một hóa đơn. Tôi có thể xử lý như thế nào nếu thanh toán bị trùng?

24. Tôi nên làm gì nếu mã thẻ nạp điện thoại của tôi đã hết hạn, bị sử dụng hoặc quên ghi lại?

25. Số tiền tối thiểu và tối đa để nạp tiền điện thoại là bao nhiêu?

26. Tôi nhập số điện thoại để nạp tiền nhưng được thông báo thông tin không hợp lệ? Tôi nên làm gì?

27. Tôi có thể mua bao nhiêu thẻ điện thoại?

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà tổ chức tín dụng cấp cho bạn để bạn có thể sử dụng trên thẻ tín dụng.

Mỗi ngân hàng phát hành thẻ sẽ có hạn mức tín dụng tối thiểu và hạn mức tín dụng tối đa khác nhau cho từng loại thẻ riêng biệt. Thậm chí, khi cùng sử dụng một loại thẻ tín dụng, nhưng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng cũng khác nhau.

Trong một số trường hợp nhất định, một số ngân hàng sẽ chấp nhận các giao dịch vượt hạn mức tín dụng, nhưng kèm theo phí vượt hạn mức. Ngoài việc kiểm tra hạn mức tín dụng, bạn cũng nên kiểm tra phí vượt hạn mức với ngân hàng.

Cách xác định hạn mức tín dụng

Ngân hàng sẽ xem qua lịch sử tín dụng của bạn, kèm với một số yếu tố khác, để quyết định có duyệt hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng của bạn hay không và hạn mức sẽ được cấp trên thẻ là bao nhiêu.

Về bản chất, thẻ tín dụng như một khoản vay ngân hàng, nên nếu độ tín nhiệm của bạn càng cao thì bạn sẽ vay được càng nhiều tiền. Nhưng làm thế nào để ngân hàng đánh giá được mức độ tín nhiệm của bạn? Sau đây là một số yếu tố quan trọng mà dựa vào đó bạn sẽ được cấp một hạn mức tín dụng tương ứng:

  • Thu nhập Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hạn mức tín dụng bạn được cấp. Trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn cần phải chứng minh được thu nhập của mình. Thông thường, thu nhập càng cao và ổn định thì hạn mức tín dụng ngân hàng phê duyệt cho bạn sẽ càng cao.
  • Công việc Có một công việc ổn định cho thấy khả năng thanh toán nợ trong dài hạn. Do đó thông thường ngân hàng sẽ kiểm tra tình trạng nghề nghiệp của bạn trong bộ hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng.
  • Lịch sử tín dụng Có một lịch sử tín dụng tốt không chỉ dừng ở việc không bị nợ xấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra thêm thông tin xem bạn có mở quá nhiều thẻ tín dụng hay không, thói quen thanh toán trả nợ, thói quen chi tiêu của bạn như thế nào… Tất cả những thông tin trên có thể giúp ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán của bạn có đủ tốt để cấp thêm tín dụng cho bạn hay không.

Qua việc xét duyệt kỹ lưỡng, ngân hàng sẽ quyết định loại thẻ và hạn mức phù hợp với khả năng tài chính của từng khách hàng.

Bạn đã có thẻ tín dụng chưa? Hãy nhanh tay đăng ký ngay thẻ tín dụng HSBC để được nhận ưu đãi hoàn tiền lên đến 1,8 triệu đồng!

6 cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng được cấp?

Khi bạn đã được duyệt thẻ tín dụng và muốn biết hạn mức tín dụng được cấp, bạn có 6 cách sau:

  1. Trong gói chào đón của ngân hàng phát hành thẻ
  2. Sao kê thẻ tín dụng Hạn mức tín dụng, kèm với một số thông tin quan trọng khác như lịch sử giao dịch, hay ngày đến hạn thanh toán sẽ có trong bản sao kê được gửi cho bạn hằng tháng.
  3. Online Banking hoặc Mobile Banking Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến trong máy tính hoặc ứng dụng điện thoại tùy theo nhu cầu, sau đó chọn loại thẻ [trường hợp này là thẻ tín dụng] tại menu để kiểm tra hạn mức tín dụng.
  4. Dịch vụ chăm sóc khách hàng Một cách nhanh chóng khác là gọi đến số dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ của bạn để biết các thông tin về thẻ tín dụng của bạn.
  5. Chi nhánh ngân hàng Bạn hoàn toàn có thể đến chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ gần nhất để kiểm tra hạn mức tín dụng.
  6. ATM Một số thông tin cơ bản bao gồm hạn mức tín dụng hiện tại của bạn sẽ xem được trên máy ATM khi bạn đưa thẻ tín dụng vào máy.

Việc nắm rõ hạn mức tín dụng hiện tại rất quan trọng, giúp bạn có được kế hoạch mua sắm trong tháng thật hợp lý đồng thời tránh khỏi nguy cơ chi tiêu vượt hạn mức.

Nếu bạn chưa từng sử dụng thẻ tín dụng hoặc đang muốn mở thẻ mới, bạn chỉ có thể biết được hạn mức tín dụng sẽ được cấp sau khi nộp đơn đăng ký thẻ tín dụng và được ngân hàng phản hồi lại. Lưu ý rằng thậm chí nếu trước đây bạn đã từng sử dụng thẻ tín dụng, bây giờ bạn nộp hồ sơ đăng ký lại một chiếc thẻ tín dụng mới, hạn mức tín dụng vẫn có thể thay đổi so với thẻ cũ của bạn.

Hạn mức tín dụng khả dụng là gì?

Hạn mức tín dụng khả dụng được hiểu là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể chi tiêu và mua sắm.

Ví dụ như thẻ của bạn có hạn mức tín dụng là 60 triệu đồng và bạn đã chi tiêu trên thẻ hết 20 triệu đồng với giả định bạn không bị phát sinh thêm lãi hoặc chi phí khác. Vậy 40 triệu đồng còn lại là hạn mức khả dụng hiện tại của bạn. Hạn mức tín dụng khả dụng sẽ quay trở lại 60 triệu đồng khi bạn đã thanh toán hết các dư nợ trên thẻ tín dụng.

Để xác định hạn mức khả dụng, bạn có thể thực hiện những cách tương tự như khi kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng.

Thay đổi hạn mức tín dụng

Thông thường bạn có thể chủ động yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ xét duyệt cho bạn một hạn mức tín dụng mới, hoặc đăng ký cho phép ngân hàng xét duyệt tự động giúp bạn. Dựa vào các thói quen khi sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cân nhắc việc tăng, hoặc giữ nguyên hạn mức tín dụng hiện tại của bạn.

Tăng hạn mức tín dụng tự động

Khi thu nhập ngày càng tăng cao và chúng ta có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, một số ngân hàng sẽ tự động xét duyệt tăng hạn mức tín dụng cho bạn sau khi đã xem xét cẩn thận các thói quen chi tiêu. Bạn có thể xem đây như một phần thưởng cho việc đã sử dụng thẻ tín dụng lâu dài.

Thông thường một số ngân hàng sẽ gửi thông báo cho bạn khi hạn mức được tự động thay đổi. Nếu không đồng ý với hạn mức mới, bạn hoàn toàn có thể liên hệ để yêu cầu ngân hàng giữ hạn mức cũ.

Gửi yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng

Nếu bạn đang cần tăng hạn mức thẻ tín dụng nhưng ngân hàng vẫn chưa tự động tăng cho bạn, bạn có thể gửi yêu cầu thay đổi hạn mức tín dụng đến ngân hàng. Trong khi một số khác sẽ yêu cầu bạn liên hệ qua tổng đài dịch vụ, hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu tăng hạn mức.

Việc tăng hay giảm hạn mức tín dụng cũng có chính sách riêng tùy vào ngân hàng. Cụ thể, có ngân hàng chỉ xét duyệt tăng hạn mức khi bạn đã sở hữu thẻ tín dụng từ 6 tháng hoặc 1 năm trở lên.

Khi chủ động yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng, bạn nên chuẩn bị một số giấy tờ sau để quá trình diễn ra thuận tiện nhất: đơn yêu cầu tăng hạn mức tín dụng, sao kê lương và hợp đồng lao động gần nhất.

3 bí kíp giúp bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng

Để tăng hạn mức nhanh chóng thật ra không khó khăn nếu bạn chứng minh được mình là người sở hữu thẻ tín dụng có trách nhiệm. Cụ thể, xuyên suốt quá trình sử dụng thẻ bạn cần:

  • Luôn thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn Thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn, dù chỉ một ngày, cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xét duyệt hạn mức tín dụng của bạn trong tương lai.
  • Tăng thời gian sở hữu thẻ Thời gian bạn sở hữu thẻ tín dụng càng lâu đồng nghĩa với cơ hội yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng của bạn được chấp thuận càng cao. Do đó, bạn hãy hạn chế tối đa việc hủy thẻ tín dụng sớm vì lý do hạn mức.
  • Chi tiêu mua sắm thường xuyên Việc đơn giản như thường xuyên giao dịch bằng thẻ thẻ cũng giúp điểm tín dụng và lịch sử tín dụng được cải thiện đáng kể.

Cách sử dụng hạn mức thẻ tín dụng HSBC

Hạn mức thẻ tín dụng HSBC

Như đã đề cập ở phần trước, hạn mức tín dụng của mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí khi cùng sử dụng một loại thẻ. Lý do khác nhau là ở mức độ tín nhiệm cá nhân của mỗi người khác nhau.

HSBC hiện đang cung cấp các loại thẻ tín dụng gồm: HSBC Visa Chuẩn LiveFree, HSBC Visa Cash Back, HSBC Visa Bạch Kim và HSBC TravelOne. Mỗi loại thẻ sẽ có quy định riêng về khung hạn mức thẻ. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại các trang sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng, hoặc qua bảng liệt kê sau:

Khung hạn mức tín dụng cho Thẻ Tín Dụng HSBC Chuẩn LiveFree, HSBC Cash Back, HSBC Bạch Kim và HSBC TravelOne.

Hạn mức tín dụng Thẻ Visa Chuẩn LiveFree Thẻ Visa Cash Back Thẻ Visa Platinum Thẻ TravelOne Tối thiểu [triệu đồng] 9 15 40 20 Tối đa [triệu đồng] 60 30 1.000 1.000

Khung hạn mức tín dụng cho Thẻ Tín Dụng HSBC Chuẩn LiveFree, HSBC Cash Back, HSBC Bạch Kim và HSBC TravelOne.

Hạn mức tín dụng Tối thiểu [triệu đồng] Thẻ Visa Chuẩn LiveFree 9 Thẻ Visa Cash Back 15 Thẻ Visa Platinum 40 Thẻ TravelOne 20 Hạn mức tín dụng Tối đa [triệu đồng] Thẻ Visa Chuẩn LiveFree 60 Thẻ Visa Cash Back 30 Thẻ Visa Platinum 1.000 Thẻ TravelOne 1.000

Nếu bạn mở thẻ tín dụng phụ, ví dụ như cho vợ chồng hoặc người thân trong gia đình, hạn mức tín dụng của bạn sẽ không tăng lên. Thay vào đó, thẻ tín dụng phụ sẽ dùng chung một hạn mức tín dụng đã được cấp với thẻ tín dụng chính.

Sử dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức cho các chi tiêu hằng ngày

Đối với các hình thức thanh toán mua sắm online hay thanh toán tại máy POS có chấp nhận thẻ tín dụng Visa, tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính đều cho phép bạn sử dụng hết 100% hạn mức thẻ được cấp.

Với chủ thẻ HSBC, chúng tôi cho phép bạn chi tiêu vượt hạn mức một khoản nhất định để tránh việc bị từ chối giao dịch vì hạn mức khả dụng không đủ để thanh toán. Tuy nhiên khoản vượt mức này nhiều hay ít phụ thuộc vào điều khoản và điều kiện trên thẻ của bạn. Lưu ý rằng, có thể có một khoản phí vượt hạn mức nếu bạn dùng đến tính năng này.

Hạn mức rút tiền mặt

Chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình huống thật sự khẩn cấp, bạn cần hiểu rằng số tiền mặt bạn muốn ứng từ thẻ tín dụng có thể sẽ thấp hơn hạn mức tín dụng bạn được sử dụng.

Mỗi ngày bạn có thể ứng tiền từ thẻ tín dụng tối đa lên tới 16.000.000 VND từ thẻ, dù hạn mức tín dụng của bạn cao hơn nhiều. Ngoài ra, số tiền bạn ứng từ thẻ tín dụng còn phụ thuộc vào hạn mức khả dụng của bạn tại thời điểm ấy.

Chủ Đề