Lợn ỉ mỡ có đặc điểm nổi bật ở đầu là gì?

Gian nan phục tráng giống lợn Ỉ cổ truyền

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tập quán chăn nuôi lợn Ỉ và trồng lúa nước xuất hiện ngay từ khi ra đời ở Đồng bằng Bắc Bộ, luôn gắn liền với đời sống của nông dân Việt suốt hàng ngàn năm qua. Thế nhưng giờ đây, giống lợn Ỉ đang ở giữa bờ vực của sự tuyệt chủng..

Lợn Ỉ tên nghe thật quen, khiến ta nhớ tới con vật đen trũi, mặt nhăn, lưng võng, bụng sát đất mà chẳng bao giờ bị viêm vú. Hàng ngày lợn mẹ cứ nhẩn nha đưa đàn con mình bới hết đống đất này tới bụi rậm nọ, tìm con giun con dế, rễ cây rễ cỏ, thậm chí chúi mũi vào đống rác mà chẳng bao giờ bị ngộ độc, bởi nhờ có bộ khứu giác từng được xưng tụng là “vị giác tinh”.

Những con lợn Ỉ đang được bảo tồn tại DABACO ở Bắc Ninh.

Bảo tồn khi đã… muộn

TS Võ Văn Sự, nguyên Trưởng khoa Động vật quý hiếm – Viện Chăn nuôi, người nhiều năm trăn trở “cứu” lợn Ỉ trước “họa” tuyệt chủng cho biết, lợn Ỉ mang hình thái đặc trưng:da đen bóng, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ và má chảy sệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng sệ quét đất. Lợn nái thường đi chữ bát, mỗi năm chỉ đẻ 2 lứa, mỗi lứa cho 8-11 con. Lợn sơ sinh có khối lượng rất thấp, chỉ 0,4 kg/con. Nuôi 1 năm tuổi, lợn mới đạt trọng lượng 36-45 kg/con, 3 năm tuổi đạt 50 -75 kg/con. Tỷ lệ mỡ ở dòng Ỉ Mỡ lên tới 48% so với thịt xẻ; Ỉ Gộc có tỷ lệ mỡ 42%. Tuy vậy, mỡ lợn Ỉ có cấu trúc chủ yếu là acid béo không no, tương tự như dầu ăn thực vật, nên tuy thịt lợn nhiều mỡ nhưng ăn không ngán như thịt lợn ngoại, và cũng không làm tăng hàm lượng cholesteron trong máu.

“Mỡ lợn Ỉ vô cùng thơm ngon. Xưa kia, nhà quê nào rán mỡ lợn Ỉ thì chẳng thể dấu nổi, mùi mỡ thơm toả đi đầu làng cuối xóm. Dân gian hàng nghìn năm nay truyền tụng 6 sản vật đặc trưng ngày Tết “Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh/ Thịt mỡ, dưa hành, câu đói đỏ”. Mỡ lợn Ỉ là thành phần không thể thiếu được trong chiếc bánh chưng xưa. Đã hơn 30 năm, bánh chưng Việt Nam mất đi hương vị vì phải sử dụng thịt lợn lai làm nhân”, TS Võ Văn Sự than thở.

Năm 1969 điều tra số lượng vật nuôi cho thấy cả nước còn 2 triệu con lợn Ỉ, thế nhưng đến năm 1990 thì giống lợn Ỉ gần như tuyệt chủng. Lý giải nguyên nhân đẩy lợn Ỉ xuống “vực thẳm”, theo ông Sự vì giống lợn này quá chậm lớn, nuôi cả năm cũng chưa được nổi 50 kg, nên không tranh chấp nổi với các giống lợn “Tây” nuôi 4 tháng đã đạt 80 kg. Những năm 1980, khi ngành chăn nuôi nước ta hô hào phong trào “lai kinh tế”, dùng lợn Đại Bạch của Liên Xô phối giống với lợn Ỉ tạo con lai F1 cho ưu thế lai. Chương trình ngoại hoá đàn lợn thành công tới mức “tận diệt” nguồn gen nội thuần chủng. Từ năm 1985, thế giới đã bắt đầu hướng tới việc bảo tồn những giống vật nuôi truyền thống, những chủng giống vật nuôi nào mà số lượng giảm xuống dưới 1000 con thì phải được bảo tồn. Chương trình bảo tồn vật nuôi của Việt Nam được thực hiện muộn hơn, mãi tới năm 1992, nước ta mới bắt đầu công bố đa dạng sinh học, thống kê các giống vật nuôi và triển khai đề án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia”. Vào thời điểm đó, các nhà khảo sát đều không tìm thấy lợn Ỉ thuần chủng. Vì vậy, trong tập bản đồ các giống vật nuôi ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT phát hành, lợn Ỉ được xếp vào loài đã bị tuyệt chủng.

Từ đầu những năm 1990, TS Võ Văn Sự được giao nhiệm vụ tại khoa Động vật quý hiếm – Viện Chăn nuôi, chuyên bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi quý hiếm. Thuở đó, TS Võ Văn Sự lặn lội về các miền quê để tìm  những con lợn ỉ đen sì, bụng sệ sát đất, da nhăn nheo. Một giống lợn từng có 2 triệu con, ai ngờ thật khó tìm. TS Sự đã phải bỏ ra 4 tháng trời ròng rã đi khắp các làng quê ở Đồng bằng sông Hồng. Xuống Nam Định, tối tìm nhà người dân ngủ nhờ, ngày lại lên đường lân la dò hỏi: “Các bác có biết đâu bán lợn Ỉ không?”. Cũng có một số nhà còn nuôi lợn Ỉ đấy, nhưng đều là lợn Ỉ lai, hàm lợn máu lợn Ỉ chỉ dưới 65%, những con lợn thuần chủng 100% máu Ỉ tuyệt nhiên không thấy. Nam Định không có, ông sang Thái Bình, rồi Ninh Bình. Nông dân đi làm sớm, ông cũng phải dậy từ 3-4 giờ, đi quanh làng để nghe tiếng lợn đòi ăn, chỗ nào có tiếng kêu nặng chình chịch, nhưng ngắn và gấp là ông tấp vào hỏi: “Nhà ta có lợn Ỉ gộc đấy à?”. Có những buổi chiều, nghe người ta mách “nhà ông Hát giữa làng còn một con”, ông bèn tìm đến. Nhà khóa cổng, ông ngồi ở chân đống rơm chờ. Sẩm tối, vợ chồng nhà nọ về. “Vâng, bác vào mà xem”. Hăm hở vén mành chuồng lợn. Mặc mùi phân nồng nặc, ông xán lại: Không phải! Đâu phải ai cũng biết đích xác thế nào là giống lợn Ỉ thuần chủng, cứ đen đen xâu xấu thì bảo “chắc chắn nhà đấy có”.  Song cuối cùng, chuyến đi xuyên 3 tỉnh, hơn 4 tháng trời biền biệt không về nhà đó, TS Sự cũng tìm được giống lợn ỉ pha, nhưng chỉ đạt 70% máu lợn Ỉ.

Giống lợn Ỉ đang ở giữa bờ vực của sự tuyệt chủng.

Nhọc nhằn phục tráng lợn Ỉ

Trong một chuyến khảo sát tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá vào năm 1995, ông Nguyễn Như Cương là giảng viên của trường ĐH Hồng Đức đã phát hiện một số con lợn Ỉ được nuôi giữ bởi những hộ nghèo nhất nhì trong vùng. TS Võ Văn Sự hào hứng về Thanh Hóa, kiểm tra phân tích cho thấy hàm lượng gen lợn Ỉ ở những con lợn này khá cao, lên đến 75-85% máu lợn Ỉ.

Từ năm 2001, đàn lợn Ỉ ở Hoằng Hoá được Viện Chăn nuôi đưa vào chương trình đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi Việt Nam”, ông Nguyễn Như Cương đại diện cho Hội Chăn nuôi thú y Thanh Hoá ký kết hợp đồng bảo tồn với Viện Chăn nuôi. Mỗi năm Nhà nước chi 50 triệu đồng cho cơ sở bảo tồn lợn Ỉ tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc đề tài Phục tráng giống lợn ỉ do Viện Chăn nuôi và Thanh Hóa thực hiện không thành công, khi đàn lợn Ỉ đã phát triển lên 38 con, nhưng độ thuần chủng không nâng cao lên được, đàn lợn đối diện với nguy cơ dịch bệnh, có thể xóa sổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, đến năm 2009, đàn lợn được đưa về Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi [thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia] ở Thụy Phương, Hà Nội để tiếp tục công cuộc bảo tồn và phục tráng giống. Thế nhưng, đàn lợn Ỉ được nuôi dưỡng tại Viện Chăn nuôi cứ chết dần, tuy sinh sản được nhiều đàn hậu duệ, nhưng đàn con sinh ra phần lớn đều chết non. Vì vậy đến năm 2016, Bộ NN&PTNT chuyển giao những con lợn Ỉ từ Viện Chăn nuôi về cho Công ty Dabaco ở Bắc Ninh. Ngày 11/11/2016, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ [KH&CN] tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa hai Bộ. Tại lễ ký kết này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT  Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ  Chu Ngọc Anh  đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn DABACO Việt Nam cùng với các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam trong thời gian ngắn nhất phục tráng 2 giống lợn đặc sản của Việt Nam là giống lợn Móng Cái thuần và lợn Ỉ thuần sớm đưa vào sản xuất.

Trước thềm năm mới Kỷ Hợi, tôi tìm đến Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi của Viện Chăn nuôi, bà Nguyễn Thị Mười, Giám đốc Trung tâm cho biết, toàn bộ lợn Ỉ đã chuyển giao hết cho DABCO, nên tại Trung tâm không còn cá thể nào. Số lượng lợn Ỉ giao cho DABCO là 10 con lợn nái và 2 cá thể lợn đực. Với sự nỗ lực phục tráng, độ thuần chủng của đàn lợn Ỉ bảo tồn từ mức 85% máu lợn Ỉ khi nhận chuyển giao từ Thanh Hóa, đến thời điểm năm 2015, đã có những con lợn đạt đến 95-98% máu lợn Ỉ. Tuy vậy, chỉ có 2 con đạt đến độ này, và chưa có con lợn nào đạt độ thuần chủng 100% máu lợn Ỉ như mục tiêu đề ra, phần lớn số con còn lại chỉ dao động ở mức 85-95% máu lợn Ỉ. Nhưng điều đáng nói, lợn Ỉ bào tồn rất khó nuôi, tỷ lệ lợn chết lên đến 80-100% ngay trong giai đoạn trước cai sữa, nguyên nhân là do cận huyết. “Trước đây cha ông ta nuôi lợn Ỉ, đàn lợn cả nước còn đông đến mấy triệu con, thì không bị cận huyết, nên lợn Ỉ được ngợi ca là có sức chống chịu cao, ít bệnh tật so với các giống lợn ngoại. Nhưng nay bảo tồn chỉ có mấy chục con đem giao phối với nhau, dẫn đến cận huyết, sức khỏe rất kém, lợn con nào sinh ra thì chết con đó. Từ đàn lợn ngót 40 con, về sau chỉ còn hơn chục con. Chúng tôi nhiều lần về Thanh Hóa tìm mua thêm lợn đực Ỉ để làm tươi máu đàn lợn bảo tồn, nhưng không có. Người ta cũng giới thiệu trong dân có những con lợn Ỉ, nhưng là lợn dưới 60% máu Ỉ, nếu sử dụng nhân đàn thì sẽ đi ngược mục tiêu phục tráng giống”, bà Mười cho hay.  Theo bà Mười, trong đàn lợn chuyển giao cho DABACO, có 2 ổ lợn nái mới sinh con. Thế nhưng DABCO nhận về, họ nuôi cũng chết hết.  

Chúng tôi tìm đến Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân DABACO, thành viên Tập đoàn DABACO, tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nơi hiện đang bảo tồn những con lợn Ỉ cuối cùng. Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ ở đây cho biết, công cuộc bảo tồn giống lợn Ỉ vẫn hầu như không có tiến triển và rất gian nan. Tuy vẫn có những đàn lợn con mới chào đời,  nhưng nuôi sống được rất được rất hãn hữu. Và càng chưa thể dự đoán được đến bao giờ mới phục tráng thành công lợn 100% máu lợn Ỉ như nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT giao.

Bài và ảnh: Chu Minh Khôi

  • giống lợn
  • Lợn ỉ Việt Nam
  • bảo tồn giống heo

Lợn Móng Cái.

Nguồn gốc : Hà Cối [huyện Đầm Hà], Tiên Yên [Đông Triều] tỉnh Quảng Ninh

Phân bố ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan ra miền Trung và phía Nam.

Hình thái : Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa, da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.

Khối lượng lợn sơ sinh: 450-500 gr/ con, lợn trưởng thành: 140-170 kg/con. Có con tới 200 kg nhưng thời gian nuôi rất lâu. Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ 35-38%.

Sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn .

Lợn Ba Xuyên.

Tên khác : Heo Bông

Lợn Ba Xuyên có nguồn gốc từ huyện Vị Xuyên – tỉnh Sóc Trăng; là con lai giữa lợn Bershire với lợn địa phương từ năm 1930.

Phân bố rải rác ở các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp.

Hình thái : Lông và da đều có màu bông đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xòe, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn.

Khối lượng sơ sinh 350 – 450 gr/con. Trưởng thành nặng 140 – 170 kg/con, có con nặng đến 200 kg.

Bắt đầu phối giống lúc 6 – 7 tháng tuổi; một năm đẻ 2 lứa, 8 – 9 con/lứa.

Chất lượng thịt: Lợn Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng thịt còn chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao. Độ dày mỡ lưng 4,35 cm. Tỷ lệ thịt móc hàm 73.31%. Diện tích cơ thăn 2 21.0 cm

Lợn Thuộc Nhiêu.

Lợn Thuộc Nhiêu là con lai giữa lợn Yorkshire và lợn Bồ Xụ ở vùng Thuộc Nhiêu [huyện Châu Thành – Cai Lậy nay là tỉnh Kiên Giang] từ năm 1930.

Phân bố chủ yểu ở vùng đồng bằng sông cửu Long và Đông Nam Bộ.

Hình thái : Lông và da trắng, có bớt đen nhỏ trên da. Tai to, đứng. Thân hình to tròn, đuôi bé. Chân nhỏ, thon.

Khối lượng sơ sinh 600 – 700 gr/com. Lợn trưởng thành 140 – 160 kg/con.

Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 8 – 10 con.

Lợn Mường Khương.Lợn Mường Khương có nguồn gốc ở Huyện Mường Khương – tỉnh lào Cai.Phân bố ở các xã Cao Sơn, Tả Thàng, La Pau Tẩn – huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Hình thái : Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa và mềm. Mõm dài thẳng hoặc hơi cong. Trán nhăn, tai hơi to cúp rũ về phía trước. Lợn có tầm vóc to nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi cong, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.

Khối lượng sơ sinh 600gr/con, trường thành 90 kg/con có con nặng đến 120kg.

Bắt đầu phối giống lúc 10–11 tháng tuổi. Mỗi năm đẻ 1- 2 lứa, mỗi lứa 5-6 con.

Thịt ngon, ngọt, đáng chú ý là giống lợn này có khả năng đề kháng lại một số loại bệnh mới như lở mồm long móng, tai xanh khá hiệu quả.

Lợn Ỉ.

Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao, và hiện có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguồn gốc xuất phát từ tỉnh Nam Định

Phân bố: Lợn Ỉ mỡ trước đây có nhiều ở các tỉnh miền Bắc, sau đó chúng chỉ tồn tại đến năm 1990. Lợn Ỉ pha có ở Thanh Hóa, Hà Nội.

Lợn ỉ là giống lợn có hiệu quả kinh tế thấp do tăng trọng chậm, tỉ lệ mỡ cao, sinh sản kém. Tuy vậy, lợn ỉ là giống lợn có thịt thơm ngon. Mỡ lợn ỉ có cấu trúc chủ yếu là axit béo không no, ăn không ngán và không làm tăng hàm lượng colesterol trong máu. Ngoài ra, lợn ỉ là còn là giống lợn ưa sạch sẽ. Tinh khôn và có khứu giác nhạy bén.

Phân loại: Có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con lợn ỉ mà dân gian gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà dân gian gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.

Có thể phối giống lúc 4 -5 tháng tuổi. Mỗi năm đẻ 2 lứa, 8 – 11 con/ lứa, có khi 16 con/ lứa.

Nuôi làm thú cưng trong nhà ở Tây phương: Lợn nói chung có trí khôn đáng kể, lại dễ dạy vì muốn được thưởng thức ăn nên nuôi lợn có thể tập cho chúng làm trò. So với lợn Âu Mỹ thì lợn ỉ tạng mình nhỏ chỉ khoảng con chó nên ở Tây phương có phong trào nuôi làm thú cưng bắt đầu từ thập niên 1980. Có người dắt lợn đi dạo như dắt chó. Lợn có thể cho tập dùng hộp đựng giấy vụn để phóng uế hoặc báo hiệu cho chủ để được cho ra ngoài sân.

Lợn Ỉ Mỡ.

Tên khác : Ỉ nhăn, Ỉ bọ hung.

Nguồn gốc: tỉnh Nam Định

Phân bố: Trước đây, giống ỉ mỡ phân bố chủ yếu ở miền Bắc. Nay chỉ còn thấy tại Thanh Hóa và Viện chăn nuôi Việt Nam.

Hình thái: Lông da đen bóng, lông nhỏ thưa, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ và má chảy xệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng xệ hầu như quét đất.

Khối lượng sơ sinh 400 gr/con. 1 năm tuổi 36 kg/con, 3 năm tuổi 50 kg/con, chậm lớn, tăng trọng kém.

Sinh sản: Lúc 4- 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 8- 11 con.

Chất lượng thịt: Độ dày mỡ đạt 3.76cm. Mỡ nhiều, chiếm 48% so với thịt xẻ, tích mỡ sớm.

Lợn Ỉ Pha.

Tên khác : Ỉ bột, Ỉ sống bương

Nguồn gốc : tỉnh Nam Định

Hình thái : lông thưa, thô. Lông da đen nhưng không đen bóng như lợn Ỉ mỡ. Đầu to vừa phài, trán gần phẳng, mặt nhăn, mọng cổ và má chảy sệ; thân và chân dài và cao hơn so với lợn Ỉ mỡ.

Khối lượng sơ sinh 420 gr/con; một năm tuổi 48 – 50 kg/con; 3 năm tuổi 60 – 75 kg/com.

Sinh sản: Lúc 4- 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 8- 11 con.

Chất lượng thịt: Độ dày mỡ đạt 3.66cm. Mỡ nhiều chiếm 42.5% so với thịt xẻ, tích mỡ sớm.

Lợn Mẹo.

Tên khác: Lợn Mèo

Lợn Mèo là giống lợn của người H’Mông

Phân bố chủ yếu ở Vùng cao của Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái

Hình thái: Lông da màu đen. Lông dài và cứng. Thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về phía trước. Vai rộng, lưng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Mông cao hơn vai. Bụng to nhưng không sệ. Chân cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước.

Khối lượng sơ sinh 480 – 500 gr/con, nuôi 1 năm nặng 40kg,  trưởng thành 110 – 120 kg/con

Bắt đầu phối giống lúc 10 tháng tuổi. Một năm đẻ 1 lứa, mội lứa 6 – 7 con, nuôi ở đồng bằng có thể đẻ 9 – 10 con.

Sinh sản: Bắt đầu phối giống lúc 10 tháng tuổi. Một năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 6-7 con. Nuôi ở đồng bằng có thể đẻ lên 9-10 con.

Chất lượng thịt: Lợn Mẹo có khả năng cho thịt tương đối ca tỷ lệ móc hàm 83,53%; Tỷ lệ xẻ 72,26%;

Lợn Mini.

Tên khác : Lợn cỏ Mini

Nguồn gốc : huyện Pakô và Vân Kiều tỉnh Quảng Trị

Phân bố chủ yếu ở huyện Đắc Krông, Hướng Hóa, Do Linh, Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.

Hình thái : Màu sắc lông da đen bạc nhưng thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng. Thân hình gọn, đầu và cổ to. Mõm nhọn, tai nhỏ. Hình dáng giống như con chuột.

Khối lượng sơ sinh 250 – 300 gr/con. Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Một năm đẻ bình quân 1,5 lứa, mỗi lứa 8 con. Thịt ngon, ít mỡ.

Lợn Sóc.

Tên khác : Lợn Sóc Tây Nguyên, Heo Sóc, Heo Êđê

Nguồn gốc : Là giống lợn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên : Êđê, Gia Rai, Bana

Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

Hình thái nhỏ con, mõm dài, nhọn. Da dày, mốc, lông đen, dài, có bờm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn.

Khối lượng lợn sơ sinh 400 – 450 gr/con. Trưởng thành 40 kg/con.

Bắt đầu phối giống lúc 9–12 tháng tuổi. Một năm đẻ 1-2 lứa, mỗi lứa 6-10 con.

Chất lượng thịt: Ít tích mỡ,tỉ lệ nạc cao. Tỉ lệ xẻ đạt khoản 77%, tỉ lệ móc hàm đạt 44%.

II. Lơn Ngoại:

Lợn Yorkshire:

Nguồn gốc Anh, thân hình chữ nhật, có màu trắng, tai đứng hướng nạc mỡ, sinh sản tốt 10 – 12 con/lần, thích nghi cao, lợn đực nặng khoảng 250-320 kg, cái khoảng 200-250 kg, tỷ lệ nạc 52-55%

Đặc biệt dòng heo của úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều heo cho mỗi lứa đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ đực Yorkshire cũng cao hơn so với những giống khác và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ.

Lợn Landrace:

Nguốn gốc Đan Mạch, thân hình tam giác màu trắng, tai cụp, hướng nạc, sinh sản tốt 8-12 con/lần, thích nghi kém, khối lượng sơ sinh 1,2-1,3 kg/con, con đực trưởng thành 270-300 kg, con cái 200-230 kg, tỷ lệ nạc 54 – 56%.

Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi [stress]. Dòng nái Lan- drace mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh sinh sản như: Mất sữa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục

Giống lợn này có nguồn gốc Trung Quốc, màu đen, mặt và da nhăn, lông đen toàn thân.

Lợn Meishan có nhiều vú, thành thục sinh dục sớm ngay từ lúc chưa đầy 2,5 tháng tuổi so với 5 tháng tuổi ở các giống lợn khác. Có khả năng sinh sản và nuôi con rất tốt. Lợn Meishan  có thể cho tới 30 heo con/nái/năm, thích nghi tốt, heo này áp dụng để cải thiện khả năng sinh sản cho các giống heo khác rất tốt.

Tuy nhiên lợn Meishan lớn chậm, nhiều mỡ và cấu tạo thân thịt kém.

Lợn Duroc:

Nguồn gốc Mỹ, thân hình chữ nhật màu đỏ nâu, tai cụp từ giữa, thích nghi tốt.

Đây là loại heo hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng để phối với heo nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt có tỷ lệ nạc cao và thịt có chất lượng thơm ngon.

Nhược điểm của heo Duroc là đẻ ít con [7-9 con/lứa], thường đẻ khó và ít sữa. Heo Duroc chỉ thích hợp làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho nhiều heo con ở mỗi lứa đẻ. Đặc điểm nổi bật của heo Duroc là sản xuất con lai nhanh lớn, nhiều nạc có nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon.

Lợn trưởng thành con đực nặng khoảng 300-350 kg, con cái 200-250 kg, tỷ lệ nạc 58 – 60,4 %.

Nguồn gốc Bỉ, thân hình có vai lưng mông, phát triển tốt, màu trắng đốm đen, tai cụp từ giữa, hướng nạc.

Heo Pietrain không thích hợp dùng làm nái, có tuổi đẻ lứa đầu chậm: 418 ngày tuổi [so với Yorkshire là 366 ngày tuổi], và số con sơ sinh bình quân thấp [9 – 10 con/ lần].

Đặc tính ưu việt của heo Pietrain là sử dụng thức ăn rất hiệu quả để chuyển đổi thành nạc, với tỷ lệ nạc cao từ 61 – 63%,  lợn đực nặng khoảng 270-350 kg, con cái nặng khoảng 200-250 kg.

Tuy nhiên, giống heo này kém thích nghi với điều kiện nóng ẩm, dễ bị đột tử khi vận chuyển đường xa và có chất lượng thịt kém do ảnh hưởng của gene Halothane. Hơn nữa giống heo này mang gene Redement Napole [RN] gây acid hóa thịt.

Nguồn gốc Bắc Mỹ, lợn có lông màu đen 2 chân trước có đai màu trắng, tai thẳng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, chân khỏe và chắc chắn, lưng hơi cong.

Lợn Hampshire là giống lợn hướng nạc, có khả năng tăng khối lượng nhanh và khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Lợn Hampshire có khả năng tăng khối lượng 750g/con/ngày.

Lợn có khả năng sinh sản thấp hơn các giống ngoại khác, đẻ 7 -8 con/lứa, khả năng nuôi con khéo, tỷ lệ nuôi sống cao.

Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống heo nội đang dần được thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu nước ta. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả 2 giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ, đặc biệt chăn nuôi nông hộ thường thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật, với phương thức chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn còn phổ biến.

Tóm lại, có 3 giống heo ngoại chính nên được sử dụng tại Việt Nam là: Yorkshire, Landrace và Duroc. Các giống gia súc, gia cầm địa phương nói chung và các giống heo nội nói riêng cần được bảo tồn và cải thiện tiềm năng di truyền để lai tạo với các giống nhập nội cung cấp con lai phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ trong từng vùng đất nước.

Naipet.com

Video liên quan

Chủ Đề