Luận văn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ctu

LỜI MỞ ĐẦUTrong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nướchiện nay, các công ty có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, nhưng cũngvấp phải rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chếthị trường. Để vượt qua sự chọn lọc đào thải khắt khe của thị trường, tồn tại vàphát triển được thì các công ty phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sảnxuất kinh doanh của công ty. Trong đó việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các công ty có tiếnhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho công ty biết được các nguyênnhân, nhân tố làm biến động đến chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmĐây cũng là một trong những điều kiện để sản phẩm của công ty được kháchhàng chấp nhận và có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm của các doanhnghiệp khác ở trong và ngoài nước.Xuất phát từ những vấn đề trên, Trong thời gian thực tập tại Công Ty CổPhần Hanoi Renovation Studio, được đối diện với thực trạng quản lý kinh tế,kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ, nhân viênphòng kế toán công ty đã hướng dẫn em nghiên cứu đề tài:“ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CôngTy Cổ Phần Hanoi Renovation Studio ”Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp.Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm tại công ty Cổ Phần Hanoi Renovation StudioChương 3: Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Hanoi Renovation StudioKẾT LUẬNSau quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau thời gian tìm hiểu nghiêncứu thực tập tại công ty Cổ Phần Hanoi Renovation Studio, một lần nữa emkhẳng định được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kếtoán CPSX và tính giá thành sản phẩm.Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì sự góp mặt của công tác kếtoán là vô cùng quan trọng của giám đốc để giúp cho doanh nghiệp luôn luôntồn tại và phát triển. Trong quá trình sản xuất đồi hỏi phải xác định được chínhxác các CP bổ ra để hình thành nên sản phẩm, từ đó làm cơ sở để hình thành lêngiá bán sản phẩm sao cho vừa được thị trường chấp nhận vừa đảm bảo hiệu quảcho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán trong các doanh nghiệp là phải biếtvận dụng từ lý thuyết vào thực tế 1 cách linh hoạt, vừa phải đảm bảo tính chínhxác, kịp thời nhưng cũng phải đúng quy định.Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Hanoi RenovationStudio em đã chọn đề tài: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩmtại công ty Cổ phần Hanoi Renovation Studio làm chuyên đề tốt nghiệp chomình. Đây là khâu quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp thựchiện sản xuất kinh doanh, nhưng đối với em nó còn tổng hợp những kiến thứccơ bản đã học.Để có được chuyên để cuối khóa này là nhờ sự hướng dẫn tận tình của côgiáo hướng dẫn: Th.S Trần Hương Nam và sự giúp đỡ tận tình của các anh, chịtrong công ty. Tuy nhiên do trình độ và kiến thức còn có hạn, thời gian thực tậpchưa nhiều. Vì vậy không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót trong bài. Emrất mong sự góp ý của các anh, chị trong công ty và các thầy, cô giáo để emđược củng cố thêm kiến thức và hoàn thiện bài báo cáo của mình.Em xin chân thành cám ơnHà nội, tháng 3 năm 2014Sinh viênNguyễn Anh ThưPHỤ LỤCMục LụcLời mở đầuDanh mục từ viết tắtChương 1: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm tại doanh nghiệp xây lắp………………………………………………….11.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp……………………………………11.1.1Đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp……..…….11.1.2 Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xâylắp trong doanh nghiệp xây lắp………………………………………………….21.1.3 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…………..21.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất………………………………31.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất………………………………………………..31.2.2 Phân loại chi phí sản xuất…………………………………………………31.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất…………………………………51.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất..51.4.1 Phương pháo kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trựctiếp………………………………………………………………………………51.4.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp….61.4.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công..71.4.4 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung……….81.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp……………………..91.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang…………………………………..91.6 Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp………………………………………………………………….101.6.1 Khái niệm giá thành sản phẩm…………………………………………..101.6.2 Phân lại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp………………101.6.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm………………………………………111.6.4 Các phương pháp tính giá thành………………………………………...12CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HANOI RENOVATION STUDIO…….142.1 Tổng quan về công ty cổ phần Hanoi Renovation Studio…………….…...142.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Hanoi RenovationStudio…………………………………………………………………………..142.1.2 đặc điểm, quy trình công nghệ của công ty……………………………..142.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty…………………………..142.1.4 Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần Hanoi RenovationStudio…………………………………………………………………………..162.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2năm gần đây……………………………………………………………………182.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạicông ty cổ phần Hanoi Renovation Studio…………………………………….192.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí………………………………………………..192.2.2 Nội dung chi phí và phương pháp kế toán chi phí sản xuất……..……….202.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………….……..202.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp………………….………..242.2.2.3Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công…………………………272.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung………………………….…….292.3 Phương pháp tính giá thành tại công ty cổ phần Hanoi Renovation Studio.312.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang……………………………….312.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm………………………………………..322.2.4.1 Đối tượng tính giá thành……………………………………………….322.2.4.2.Kỳ tính giá thành sản phẩm …………………………………….……..322.2.4.3. Phương pháp tính giá thành ………………………………….……….32Chương 3 nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Hanoi Renovation Studio….……343.1. Nhận xét và đánh giá…………………………………………………...…343.2. Một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần Hanoi Renovation Studio trong điềukiện hiện nay…………………………………………………………………...37DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSTT1234567891011121314151617181920Ký hiệu viết tắtCBCNVHĐQTTSCĐVNĐTNDNDNGTGTNVLCNVDTTCPBHCPQLDNTKSPSXKDCPBHYTBHXHKPCĐBHTNDiễn giảiCán bộ công nhân viênHội đồng quản trịTài sản cố địnhViệt nam đồngThu nhập doanh nghiệpDoanh nghiệpGiá trị gia tăngNguyên vật liệuCông nhân viênDoanh thu thuầnChi phí bán hàngChi phí quản lý doanh nghiệpTài khoảnSản phẩmSản xuất kinh doanhChi phíBảo hiểm y tếBảo hiểm xã hộiKinh phí công đoànBảo hiểm thất nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠOBỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘINGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNGKẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH DŨNGLUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁNHÀ NỘI – 2019BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠOBỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃHỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘINGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNGKẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH DŨNGChuyên ngành: Kế toánMã ngành: 8340301LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁNGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THỊ THU MAIHÀ NỘI – 2019iLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng.Học viênNguyễn Thị Lan PhươngiiLỜI CẢM ƠNEm xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường Đạihọc Lao động Xã hội, Khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo của trường đãđào tạo, bồi dưỡng những kiến thức lý luận và phương pháp nghiên cứu để emthực hiện luận văn này.Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên TS. Phan ThịThu Mai cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ báo giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn chỉnh luận văn.Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Hộiđồng bảo vệ luận văn đã chỉ dẫn, bổ sung những ý kiến quý báu giúp Em nhậnthức sâu sắc hơn nội dung nghiên cứu.Em xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các cán bộ nhân viên củaCông ty Cổ phần Minh Dũng đã tạo điều kiện cung cấp cho em những số liệuvà thông tin hữu ích để thực hiện luận văn.Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, những người bạn, ngườiđồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứuvà thực hiện luận văn.Một lần nữa, Em xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình!iiiMỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................ iLỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. iiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... viiDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................... viiiCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................... 11.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 11.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu........................................................................ 21.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................... 31.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 41.5. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................ 41.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 41.7. Kết cấu của luận văn......................................................................................................... 5CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ..................62.1. Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp sản xuất................................................................................................... 62.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm................................................ 62.1.2. Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm................................................. 82.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sảnphẩm…………………………………………………………………………………..162.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí.................................................................................. 182.2. Các nguyên tắc trong hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp.................................................................................................................. 192.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tàichính.............................................................................................................................................. 20iv2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên............202.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểmkê định kỳ..................................................................................................................................... 242.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang...................................................................................... 252.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sảnxuất………………………………………………………………..…………………..272.3.5. Trình bày thông tin chi phí sản xuất và giá thành trên báo cáo tàichính…………………………………………………………………………………..282.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán quảntrị..................................................................................................................................................... 292.4.1. Xây dựng định mức chi phí....................................................................................... 292.4.2. Dự toán chi phí sản xuất............................................................................................ 332.4.3. Phân tích biến động chi phí...................................................................................... 342.4.4. Báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.............................. 362.4.5. Mối quan hệ giữa các loại chi phí......................................................................... 39CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH DŨNG.......................423.1. Tổng quan về công ty cổ phần minh dũng.............................................................. 423.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cp minh dũng...................423.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, quy trình công nghệ của công ty cổ phần minhdũng................................................................................................................................................ 433.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty cổ phầnminh dũng.................................................................................................................................... 443.1.4 Chế độ kế toán áp dụng............................................................................................... 473.2. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần minh dũng ảnh hưởng đến kếtoán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty minh dũng...................493.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cổphần minh dũng trên góc độ kế toán tài chính............................................................... 50v3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................................ 503.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp....................................................................... 523.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung................................................................................ 543.3.4 Thực trạng đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty cổ phần minh dũng563.3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tycổ phần minh dũng................................................................................................................... 573.4. Thực trạng kế toán chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổphần minh dũng trên góc độ kế toán quản trị................................................................ 593.4.1. Phân loại chi phí........................................................................................................... 593.4.2. Định mức chi phí.......................................................................................................... 603.4.3. Dự toán chi phí.............................................................................................................. 613.4.4. Báo cáo quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phầnminh dũng.................................................................................................................................... 623.4.5. Phân tích chi phí phục vụ cho việc ra quyết định............................................ 633.5. Nhận xét đánh giá............................................................................................................ 643.5.1. Ưu điểm............................................................................................................................ 643.5.2. Hạn chế, nguyên nhân................................................................................................ 66CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNMINH DŨNG............................................................................................................................ 684.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần minh dũng.................................... 684.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm tại công ty cổ phần minh dũng........................................................................ 684.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tạicông ty cổ phần minh dũng................................................................................................... 684.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty cổ phần minh dũng................................................................................. 694.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtại công ty cổ phần minh dũng............................................................................................. 70vi4.3.1. Giải pháp trên góc độ kế toán tài chính.............................................................. 704.3.2. Giải pháp trên góc độ kế toán quản trị................................................................ 744.4. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm tại công ty cổ phần minh dũng............................................................ 794.4.1. Về phía nhà nước.......................................................................................................... 794.4.2. Về phía công ty cổ phần minh dũng...................................................................... 80KẾT LUẬN................................................................................................................................. 82DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 82viiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDNDoanh nghiệpCPSXChi phí sản xuấtDDĐKDở dang đầu kỳCPChi phíBHXHBảo hiểm xã hộiBHYTBảo hiểm y tếBHTNBảo hiểm thất nghiệpKPCĐKinh phí công đoànKTTCKế toán tài chínhKTQTKế toán quản trịQTCPQuản trị chi phíNVL TTNguyên vật liệu trực tiếpNCTTNhân công trực tiếpSPSản phẩmviiiDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUSơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa………………………......... 52Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất mút xốp………………………………….........52Sơ đồ 3.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần minh dũng................46Sơ đồ 3.4. sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần minh dũng.....................48Bảng 3.5. Báo cáo giá thành sản phẩm px nhựa...................................................... 63Bảng 3.6. Bảng thiết kế báo cáo cung cấp thông tin ra quyết định..................641CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1. Tính cấp thiết của đề tàiQuá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng làmột quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm. Tổnghợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kỳ đó là chi phí sản xuất. Để doanh nghiệp có thể tồn tạivà phát triển trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ítnhất phải bù đắp được chi phí sản xuất. Do đó, trong quá trình SXKD củamình, các DN cần phải hạch toán chi phí đầu vào một cách hợp lý, tìm ra cácbiện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh gây lãng phí.Việc hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp DN chủ động kiểm soát chi phísản xuất, làm tốt công tác tính giá thành SP. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập vớikhu vực và thế giới, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thứclớn, vì thế họ phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăngcường khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần lớn, làm tăng doanh thu. Như vậy,kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành trọng tâmtrong toàn bộ công tác kế toán của các DN sản xuất.Từ việc cung cấp thông tin đúng về CPSX, giá thành sản phẩm giúp cácnhà quản trị có các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các nhàquản trị còn đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng caohiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sảnphẩm.Tại công ty Cổ phần Minh Dũng kế toán chi phí sản xuất rất quan trọngvà hiện tại vẫn còn một số bất cập cần hoàn thiện. Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề, Em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty Cổ phần Minh Dũng” làm đề tài nghiên cứu cho2luận văn của mình với mong muốn tìm ra những giải pháp hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty Cổ phần Minh Dũng hiện nay.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứuTình hình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:Luận văn thạc sĩ: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmmay mặc tại công ty cổ phần May II Hải Dương" của tác giả Nguyễn Ngọc Anhnăm 2017 tại trường Đại học Lao động Xã hội . Đề tài đã hệ thống những lýluận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp sản xuất và vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn để tìm hiểu vàđánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may mặc tạicông ty cổ phần May II Hải Dương từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để hoànthiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Tuy nhiên,luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng định mức và dự toánchi phí tại Công ty.Luận văn “Tổ chức hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc tập đoàn CavicoViệt Nam” (Phạm Thị Mai Hương, 2017, Trường đại học Thương mại) đã hệthống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức KT Quản trị chi phísản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Luận văn đã làm sáng tỏ bản chất nộidung của tổ chức KT Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cácDN xây lắp, tổ chức lập dự toán chi phí, phân tích chi phí và giá thành sảnphẩm.Luận văn đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP sảnxuất và giá thành SP, đồng thời đi sâu phản ánh thực trạng tổ chức KTQTCPsản xuất và giá thành SP xây lắp của các DN xây lắp thuộc tập đoàn CavicoViệt Nam để làm cơ sở để xem xét đánh giá thực trạng tổ chức Kế toán QTCPsản xuất và giá thành sản phẩm tại các DN xây lắp hiện nay.3Bên cạnh những mặt đạt được đó, luận văn còn điểm hạn chế là các giảipháp đưa ra chưa thực sự thực tế và khả năng áp dụng chưa cao.Trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán tậphợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và thươngmại Tân Á” (Hoàng Yến, 2015, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) đã chỉ ra chitiết và khá chặt chẽ lý thuyết xung quanh vấn đề kế toán chi phí và tính giáthành sản phẩmTuy luận văn đã tiếp cận vấn đề trên hai góc độ kế toán tài chính và kếtoán quản trị. Nhưng cách tiếp cận hai góc độ này còn rời rạc, chưa chặt chẽ,trình bày riêng rẽ chưa đan xen vào nhau để thấy được sự khác biệt.Trong Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm may mặc gia công xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10” của Lê Thị ThuHằng (2015), Tác giả đã đề xuất hoàn thiện phân loại CP theo mức độ ứng xửtrong DN may mặc. Với chi phí SXC phát sinh hầu hết là CP hỗn hợp thì cácDN có thể sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu hoặc bình phương bé nhấtđể phân loại thành CP cố định và CP biến đổi.Tác giả cũng đề xuất hoàn thiện hạch toán thiệt hại trong doanh nghiệpmay mặc thông qua việc quy định rõ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong và ngoài địnhmức để loại trừ chi phí ngoài định mức ra khỏi giá thành sản phẩm. Đồng thời,Tác giả còn đề xuất cần xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất, vận hànhhệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa có số liệu tính toán và các bướcthực hiện giải pháp cụ thể.1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiHệ thống hóa làm sáng tỏ lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.Nghiên cứu các vấn đề thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần Minh Dũng, kết hợp so sánh, đối4chiếu với hệ thống cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất để từ đó đưa ra các nhận xétđánh giá có tính khả thi nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ở Công ty cổ phần Minh Dũng, đồng thời đưa ra các điều kiệnthực hiện các giải pháp đó.1.4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần Minh Dũng.Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Minh Dũng.Về nội dung: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Cổ phần Minh DũngVề không gian: Công ty Cổ phần Minh DũngVề thời gian: Số liệu năm 20181.5.Câu hỏi nghiên cứuLý luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào?Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côngty Cổ phần Minh Dũng như thế nào?Những giải pháp nào cần đề xuất để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Minh Dũng?1.6.Phương pháp nghiên cứuĐể giải quyết vấn đề đặt ra cần nghiên cứu đề tài của luận văn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu,phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, Phươngpháp thu thập dữ liệu … để nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thực trạng tạiCông ty Cổ phần Minh Dũng.51.7.Kết cấu của luận vănKết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 4 chương:Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứuChương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất.Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần Minh DũngChương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Minh Dũng6CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT2.1. Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩmKhái niệm chi phí sản xuấtQuá trình SXKD là quá trình mà doanh nghiệp phải thường xuyên đầutư các loại chi phí khác nhau để cùng đạt được mục đích là tạo ra khối lượngsản phẩm, lao vụ hoặc khối lượng công việc phù hợp với nhiệm vụ sản xuất đãxác định và thực hiện. Thực chất hoạt động SXKD của DN là sự vận động, kếthợp, tiêu dùng và chuyển đổi các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động vàsức lao động để tạo ra kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất. Quá trình vậnđộng của chu kỳ SXKD có thể khái quát thành ba giai đoạn:Quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, lặplại không ngừng và điểm khởi đầu của mỗi quá trình SXKD là tiền, các khoảnphải thu, các tài sản khác. Như vậy, chi phí hoạt động của doanh nghiệp phátsinh trong tất cả các giai đoạn sản xuất, tuy nhiên chỉ các chi phí phát sinhtrong giai đoạn biến đổi các yếu tố đầu vào để trở thành các sản phẩm, lao vụ,dịch vụ mới được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất có thể được địnhnghĩa theo nhiều phương diện khác nhau.Theo VAS 01 và IAS 01“Chuẩn mực chung” thì: “Chi phí là các yếu tốlàm giảm các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra hoặc giảm tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ dẫn đếnlàm giảm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản phân phối chocác cổ đông hoặc chủ sỡ hữu”. Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét theotừng kỳ kế toán và là các khoản mục trong báo cáo tài chính. Theo cách đó thìchi phí được ghi nhận, phản ánh theo những nguyên tắc nhất định. Định7nghĩa chi phí như vậy phù hợp khi đứng trên góc độ của đối tượng sử dụngthông tin kế toán tài chính, chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.Vậy để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các doanhnghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn...để tạo ra sản phẩm hay hoàn thành công việc, lao vụ của mình. Những chi phímà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất sản phẩm, hoàn thành côngviệc, lao vụ đó được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạtđộng của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho nhu cầu quản lý chi phí sảnxuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm.Trên góc độ KTTC: Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm là toànbộ các khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinhtrong quá trình sản xuất. Toàn bộ các chi phí này được tính vào giá thành sảnphẩm. Chỉ những chi phí dùng để tiến hành các hoạt động sản xuất mới đượccoi là chi phí sản xuất và là bộ phận quan trọng trong chi phí SXKD của DN.Chi phí sản xuất gồm nhiều khoản mục khác nhau, thông thường gồm: CPnguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung.Trên góc độ KTQT: Chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền vớihoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phícũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đido chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy, chi phí có thể đãthực tế phát sinh, cũng có thể chưa phát sinh mà mới chỉ ước tính; có thể lànhững cơ hội bị mất đi do chúng ta đã lựa chọn một cơ hội khác. Chi phí khôngphải gắn liền với một kỳ cụ thể nào mà nó được xem xét gắn liền với cácphương án, cơ hội kinh doanh gắn liền với một quyết định cụ thể mà nhà quảntrị phải đưa ra. Chi phí là các hy sinh về các lợi ích kinh tế, phản ánh các nguồnlực mà đơn vị sử dụng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.8Khái niệm giá thành sản phẩmTheo giáo trình kế toán tài chính của Trường Đại hoạc Lao động Xã hội,Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơnvị sản phẩm (công việc, lao vụ) do DN sản xuất đã hoàn thành trong điều kiệncông suất bình thường.Tất cả các khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) vàcác chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụđã hoàn thành sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Chỉ tiêu giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn cóbên trong, là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấuthành trong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Bản chấtcủa giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào nhữngsản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.Giá thành sản phẩm là thước đo giá trị và là chỉ tiêu kinh tế quan trọngtrong hệ thống các chỉ tiêu quản lý giúp doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh kếtquả sử dụng các loại tài sản trong quá trình hoạt động SXKD cũng như đánhgiá kết quả vận dụng các giải pháp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí,tăng lợi nhuận của đơn vị mình.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm*Phân loại chi phí sản xuấtCó rất nhiều cách phân loại chi phí trong đó có những cách sau:- Phân loại CP theo nội dung tính chất kinh tế của chi phíĐặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào nội dung, tính chất kinhtế của chi phí, các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phânbiệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, bao gồm:Chi phí nguyên vật liệu: Là trị giá nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế đã sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất.9Chi phí tiền lương, tiền công: Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trảcho người lao động tham gia vào quá trình sản xuấtChi phí các khoản trích theo lương: Là các khoản trích theo lương phảitrả người lao động như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.Chi phí về công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng vàtính phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳChi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí về trị giá hao mòn củaTSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất.Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ phục vụtrực tiếp cho quá trình sản xuất như: Vận chuyển, điện thoại, nước,...Các chi phí khác bằng tiền: Là những khoản chi phí trực tiếp khác ngoàinhững chi phí trên như: tiếp khách, hội nghị, thuế tài nguyên (nếu có).Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sảnxuất mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phântích tình hình, thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí kỳ sau.- Phân loại CP theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thànhTheo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng như nhau sẽđược xếp vào một yếu tố, bao gồm:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, vật liệu khác... được sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩmChi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí sản xuất liên quan đếnviệc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuấtbao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vậtliệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài... phục vụ cho sản xuất.10Tùy theo đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà chi phísản xuất cũng có thể được theo dõi chi tiết thành các khoản mục nhỏ hơn. Đốivới các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất còncó thể được hạch toán theo từng khoản mục chi phí cho từng sản phẩmCách phân loại này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý chi phí theo địnhmức, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoảnmục. Ngoài ra, đây căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và xâydựng định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.- Phân loại CP theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành.Đây là phương pháp phân loại chi phí được sử dụng nhiều trong kế toánquản trị chi phí sản xuất. Mỗi yếu tố chi phí tham gia vào quá trình sản xuất vớimức độ khác nhau, có yếu tố chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuấtsản phẩm, có yếu tố không chủ yếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sảnxuất đó. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:Chi phí biến đổi là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷlệ thuận với sự thay đổi của khối lượng SP sản xuất trong kỳ. CP biến đổi chomột đơn vị sản phẩm lại không đổi như CP nhân công, CP nguyên vật liệu,...)Chi phí cố định là những chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt độngthay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thay đổinhư chi phí thuê nhà xưởng, lương của ban quản lýChi phí hỗn hợp là những chi phí gồm các yếu tố của chi phí cố định vàchi phí biến đổi. Trong một giới hạn nhất định nó là chi phí cố định nhưng vượtqua giới hạn đó nó trở thành chi phí biến đổi (như CP điện thoại, fax,..)Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong quátrình quản lý chi phí sản xuất tại doanh nghiệp, là cơ sở thiết kế và xây dựngmô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, dùngđể phân tích điểm hòa vốn và đưa ra các quyết định quan trọng trong kinhdoanh. Ngoài ra, cách phân loại này còn giúp các nhà quản trị xác định đúngđắn phương hướng sử dụng và nâng cao hiệu quả của các loại chi phí.11- Phân loại CP theo thẩm quyền ra quyết định chi phíTheo thẩm quyền ra quyết định, chi phí được chia thành 2 loại:Chi phí kiểm soát được là chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lýnào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về sựphát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được những chi phí này.Chi phí không kiểm soát được là những chi phí mà các nhà quản trị ở mộtcấp quản lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó, và khôngcó thẩm quyền quyết định với khoản chi phí đó.Các nhà quản trị cấp cao có phạm vi, quyền hạn rộng đối với chi phí hơncác nhà quản trị cấp thấp và thường ở các cấp quản lý thấp mới có chi phíkhông kiểm soát được. Việc xác định chi phí kiểm soát được và chi phí khôngkiểm soát được ở từng cấp quản lý có thể sẽ không giống nhau vì nó phụ thuộcvào sự phân cấp quản lý ở mỗi doanh nghiệp. Việc phân loại này có ý nghĩaquan trọng trong tính toán và lập báo cáo kết quả lãi, lỗ ở bộ phận.- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chínhChi phí sản phẩm: bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sảnxuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩmhình thành qua giai đoạn sản xuất.Chi phí sản phẩm gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Xét theo mối quan hệ vớiviệc xác định lợi tức trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản phẩm chỉ được tínhtoán, kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ tương ứng với khối lượng sảnphẩm đã được tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn khochưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn kho và đượckết chuyển để xác định lợi tức ở kỳ sau khi chúng được tiêu thụ.Chúng được ghi nhận là một bộ phận tài sản và được phản ánh trong chỉtiêu hàng tồn kho (“Sản phẩm dở dang”, “Thành phẩm tồn kho”, “Hàng hoá tồnkho”) trong Bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp các sản phẩm, hàng12hoá đã được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm là vốn hàng đã bán và được ghi vàochỉ tiêu "Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàđược bù đắp bằng doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ.Chi phí thời kỳ: gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mụcchi phí thuộc chi phí sản phẩm. Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp. Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là cótác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tínhtoán kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ hạch toán mà chúng phátsinh. Các chi phí này được ghi nhận với 2 chỉ tiêu: “Chi phí bán hàng” và “Chiphí quản lý doanh nghiệp” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kếtoán tài chính.Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoànthànhChi phí biến đổi: là các chi phí có sự thay đổi tỉ lệ với các mức độ hoạtđộng. Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Tổng số chiphí biến đổi sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của mứcđộ hoạt động, nhưng chi phí biến đổi tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thìkhông thay đổi.Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thể hiện rõ nhất đặc trưng của chiphí biến đổi. Ngoài ra, chi phí biến đổi còn bao gồm các chi phí khác thuộckhoản mục chi phí sản xuất chung (ví dụ: các chi phí vật liệu phụ, chi phí độnglực, chi phí lao động gián tiếp trong chi phí sản xuất chung có thể là chi phíbiến đổi) hoặc thuộc khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp (như chi phí vật liệu, phí hoa hồng, phí vận chuyển)Chi phí cố định: là những chi phí không có sự thay đổi theo các mức độhoạt động đạt được. Vì tổng số chi phí cố định là không thay đổi cho nên, khimức độ hoạt động tăng thì chi phí cố định tính theo đơn vị các mức độ hoạt13động sẽ giảm và ngược lại. Trong các DN sản xuất, các loại chi phí cố địnhthường gặp là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chiphí quảng cáo,... Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, chi phí cố định được chiathành 2 loại: chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc.Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếutố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó,chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí cố định, và khi mức độ hoạt độngtăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí biến đổi. Hiểutheo một cách khác, phần cố định trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chiphí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần biến đổi là bộphận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm.Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết địnhĐể phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định trong quản lý, chi phí củaDN còn được xem xét ở nhiều khía cạnh khác phục vụ cho việc phân tích, sosánh để ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu trong các tình huống.Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Khoản chi phímà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì đượcgọi là chi phí kiểm soát được (ở cấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phíkhông kiểm soát được. Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớntrong phân tích chi phí và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kếtoán trách nhiệm trong doanh nghiệp.Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: Trong các doanh nghiệp sản xuất,các khoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sảnphẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng nên có thhể tính trực tiếp cho từng loạisản phẩm hay từng đơn đặt hàng thì được gọi là chi phí trực tiếp. Ngược lại,các khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung, liên quanđến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần tiếnhành phân bổ cho các đối tượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân bổ14được gọi là chi phí gián tiếp. Thông thường, khoản mục chi phí NVLTT và chiphí NCTT là các khoản mục chi phí trực tiếp, còn các khoản mục chi phí SXC,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp.Chi phí chìm: được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽhiển hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau. Hiểu một cách khác, chiphí chìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù ngườiquản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào. Chính vì vậy, chiphí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định củangười quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, việc nhận diện được chi phí chìm cũngnhư sự nhận thức rằng chi phí chìm cần được loại bỏ trong tiến trình ra quyếtđịnh không phải lúc nào cũng dễ dàng.Chi phí chênh lệch: cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền vớicác phương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Chi phí chênh lệchđược hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án sovới một phương án khác. Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chiphí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc làphần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khácnhau. Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sởphân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thôngtin thích hợp cho việc ra quyết định.Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thựchiện phương án này thay cho phương án khác. Chi phí cơ hội là một yếu tố đòihỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý. Để đảm bảo chấtlượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán tất cả các phương án hànhđộng có thể liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu.Có như vậy, phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi sosánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ khác.15* Phân loại giá thành sản phẩmTùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấugiá thành bao gồm khoản mục chi phí khác nhau, ví dụ trong sản xuất côngnghiệp giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toáncũng cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Trong lý luận cũng nhưtrong thực tiễn công tác quản lý kế hoạch hóa giá thành từ khâu chỉ đạo, thựchiện, tổng kết, rút kinh nghiệm ở các DN công nghiệp thường có nhiều loại giáthành khác nhau. Việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích những biến độngcủa chỉ tiêu giá thành và chiều hướng của chúng để có biện pháp thích hợpnhằm hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ các tiêu thức khác nhau giúp giá thànhđược phân thành các loại khác nhau.Theo cơ sở số liệu và thời điểm tínhGiá thành được chia làm 3 loại:Giá thành kế hoạch là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kếhoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch dobộ phận kế hoạch thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sảnxuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, làcăn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giáthành sản phẩm.Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mứccũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành địnhmức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác đểxác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp đánh giáđúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình hoạt độngsản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.