Luận văn quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

  • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp

    Quản trị rủi ro tốt giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi các rủi ro xảy ra thông qua việc kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó đã được chuẩn bị trước đó. Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và có nguyên tắc được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Vì không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro nên các doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp để phát hiện, đánh giá và quản lý những nguy cơ có khả năng xảy ra ảnh hưởng tới mục tiêu doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực và nắm bắt được cơ hội, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp hi vọng sẽ giúp bạn xây dựng được hệ thống kiểm soát, ngăn chặn và hạn chế các mức độ rủi ro để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đưa ra.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI______________________LUẬN VĂN THẠC SỸQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNGPHẠM THỊ THÚY HẰNGChuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANHMã số: 8340101Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG VĂN HẢIHÀ NỘI - 2018LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương” làcông trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứmột công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luậnvăn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định.Nếu có sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.TÁC GIẢ LUẬN VĂNPhạm Thị Thúy Hằng2LỜI CÁM ƠNĐể hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các giảngviên Viện Đại học Mở Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôithực hiện luận văn này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Lương Văn Hải, Viện Đại họcMở Hà Nội đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các phòng ban của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương đã tạo điềukiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viênkhích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp này./.Xin chân thành cám ơn!TÁC GIẢ LUẬN VĂNPhạm Thị Thúy Hằng3MỤC LỤC4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtDiễn giảiBCTCBáo cáo tài chínhTMCPThương mại cổ phầnBIDVNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCARTỷ lệ an toàn vốnTCTDTổ chức tín dụngCICTrung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt NamDNNNDoanh nghiệp Nhà nướcDPRRDự phòng rủi roDVKHDịch vụ khách hàngHĐQTHội đồng quản trịHSCHội sở chínhIFRSChuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tếNHNNNgân hàng nhà nướcNHTMNgân hàng thương mạiQĐQuyết địnhQHKHQuan hệ khách hàngQTRRTDQuản trị rủi ro tín dụngQLKHQuản lý khách hàngQTTDQuản trị tín dụngRRTDRủi ro tín dụngTMCPThương mại cổ phầnVNDĐồng Việt NamWTOTổ chức thương mại thế giớiXHTDXếp hạng tín dụng5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ7PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong hoạt động ngân hàng thương mại, tín dụng luôn là nghiệp vụ quantrọng nhất, mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý,đồng thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩnnhiều rủi ro, đây là một loại rủi ro mà các NHTM phải đặc biệt quan tâm, vì rủi rotín dụng là nguyên nhân cản trở sự phát triển, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinhdoanh, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.Trong một số trường hợp, rủi ro tín dụng dẫn đến sự phá sản của ngân hàng.Qua nhiều sự kiện rủi ro xảy ra đối với hệ thống ngân hàng trong thời giangần đây càng cho thấy trước thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế sâu rộng, Việt Nam không ngừng mở cửa để thu hút nguồn vốn từ bênngoài đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính nói chungcũng như hệ thống ngân hàng nói riêng, thì song song với đó công tác quản trị rủiro tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức gấp nhiều lần từ áp lực củacác cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, cũng như sự cạnh tranh khốcliệt từ các ngân hàng nước ngoài với tình hình thanh khoản căng thẳng, lợi nhuậngiảm sút, nợ xấu tăng cao, rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp hơn về nguyên nhân,hình thức và phạm vi tác động. Vì vậy, việc nghiên cứu rủi ro tín dụng ngân hàngvà đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàngthương mại là một điều vô cùng cấp thiết.Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giớinăm 2008, cộng với những tác động khách quan về diễn biến kinh tế vĩ mô trongnước và yếu tố chủ quan khác, trong đó có nguyên nhân quan trọng là những hạnchế, yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đã làm cho nợ xấu của hệthống ngân hàng thương mại [NHTM] Việt Nam tăng cao, đã ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự an toàn, hiệu quả của hoạt động ngân hàng vào các năm 2009-2011.Tại thời điểm 30/9/2012, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD]8Việt Nam, bao gồm cả nợ của Vinashin là 464.664 tỷ đồng, tương đương 17,21%tổng dư nợ tín dụng. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có nhiều nỗ lực để giảm dần tỷlệ nợ xấu xuống mức 6.7% năm 2018.Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành vẫnđang ở mức cao. Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn, ngày19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phêduyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 20162020. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản yêu cầu cácNHTM triển khai hoạt động quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trải qua 61 năm tồntại và phát triển, BIDV đã phấn đấu khẳng định vị thế của mình, luôn tiên phongtrong lĩnh vực tín dụng với mức tăng trưởng nhanh và mạnh, do đó đòi hỏi hoạtđộng kiểm soát an toàn rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được chú trọng ở hiện tại vàtrong tương lai với xu hướng hội nhập sâu của nền kinh tế như hiện nay.Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài:“Quản trị rủi rotín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Chương Dương” để nghiên cứu và viếtluận văn thạc sĩ của mình.2. Tổng quan nghiên cứuTín dụng ngân hàng nói chung, quản trị rủi ro tín dụng [QTRRTD] nói riêng làvấn đề luôn được các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia quan tâm. Thời giangần đây, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng [RRTD] vàQTRRTD nói chung, cho các NHTM hay cho một vài ngân hàng điển hình nói riêngnhằm nâng cao công tác QTRRTD, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như sau:Đỗ Thị Thu Quỳnh [2012], Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tếTP.HCM với đề tài “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam, Chi nhánh 1 TPHCM”. Luận văn đã tập trung nghiên cứuvề các chi tiêu lượng hóa định tính và định lượng bằng phương pháp Moody’s vàStandard & Poor cũng như tập trung nghiên cứu về các nguyên tắc Basel trong quảntrị rủi ro tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh 1 TP.HCM.Nguyễn Tuấn Anh [2012], Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tếQuốc Dân với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát9triển nông thôn Việt Nam”. Luận án đã có những đóng góp mới về mặt học thuật, lýluận. Áp dụng các quan niệm về mặt RRTD và QTRRTD vào bối cảnh NH ViệtNam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã đưa ra một hệ thống đầyđủ các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả công tác QTRRTD cảuNHTM ở Việt Nam –điều mà trước đây tại Việt Nam chưa đưa ra đầy đủ. Các nộidung và tiêu chí đánh giá này là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đảm bảothành công cho một chiến lược QTRRTD hoàn thiện tại các NHTM ở Việt Nam.Nguyễn Đức Tú [2012], Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế QuốcDânvới đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.Luận án đã đề xuất khái niệm vể rủi ro tín dụng, khác biệt với quan điểm của nhiềuchuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh là khảnăng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọngđúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảmthu nhập ròng và giảm giá trị thị trường vốn. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọngđể xác định nội dung cụ thể của hoạt động QTRRTD hiện đại; Áp dụng các mô hìnhđánh giá RRTD; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của QTRRTD ngân hàng, nênxây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định vàquản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng.Bùi văn Đại [2013], Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long”. Tác giả đã hệthống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng ở các ngânhàng thương mại, nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chinhánh Hạ Long, tác giả đã đề xuất được các giải pháp cho Chi nhánh nâng cao hiệuquả quản trị RRTD.Trần Duy Tân [2014], Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Quảng Ninh”. Tác giả đã hệ thống hóađược những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàngthương mại, đi nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chinhánh Quảng Ninh. Dựa trên các kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất được một sốgiải pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD cho Chi nhánh.10Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,số 268 – 2014 với bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thươngmại”. Bài báo đã khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD,phản ánh thực trạng quản trị RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả cũng đềxuất được một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản trị RRTDcủa các NHTM Việt Nam.Lê Khắc Thái [2014], Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Công nghệ TP.HCMvới đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh TP.HCM”. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủiro tín dụng trên cơ sở ứng dụng nguyên tắc Basel trong xây dựng mô hình quản trịrủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn đã phân tích vàđánh giá được thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh TP.HCM.Nguyễn Hữu Khôi [2015],Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học ĐàNẵng với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánhĐà Nẵng”.Nghiên cứu này hệ thống hóa một số lý luận về quản trị rủi ro tín dụng củacác ngân hàng thương mại nói chung. Tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận chung về rủiro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng: khái niệm, phân loại, ảnh hưởng và mục đíchquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Đồng thời phân tích, đánh giá thựctrạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại MBBank Chi nhánh Đà Nẵng.Nguyễn Hùng Tiến [2016], Luận án Tiến sĩ với đề tài“ Quản lý rủi ro tíndụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Tác giả đã hệthống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng ở các ngânhàng thương mại, tác giả đi nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tíndụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam qua việc khảosát tại một số chi nhánh điển hình. Dựa trên kết quả đạt được, tác giả đã đề xuấtđược hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD cho Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.Lương Thu Phương [2017], Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại họcQuốc gia Hà nội với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân11[NCB]”. Tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi rotín dụng ở các ngân hàng thương mại, nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủiro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân, tác giả đã đề xuất được các giải phápcho Ngân hàng TMCP Quốc Dân nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.Bùi Thanh Hải [2017], Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh doanh và Côngnghệ Hà nội với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1”. Tác giả đã khái quát được một số vấn đềlý luận cơ bản về quản trị RRTD, phản ánh thực trạng quản trị RRTD của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1, tác giả cũng đề xuấtđược một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản trị RRTD củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1.Các tài liệu của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, như: Basel 2 và Basel3. Đây là tài liệu đang được các NHTM ở các nước trên thế giới tìm hiểu, triển khaitrong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.Một số giáo trình liên quan, như:- Quản trị Ngân hàng thương mại của Nguyễn Thị Mùi [2008], NXB Thốngkê, 2008.- Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của Nguyễn Văn Tiến [2010],NXB Thống kê, 2010.- Quản trị rủi ro trong ngân hàng của Lương Văn Hải [2015], Giáo trình lưuhành nội bộ - Viện Đại học Mở Hà nội.Những giáo trình trên chỉ đề cập đến vấn đề lý luận về quản trị rủi ro ở trongngân hàng thương mại.Ngoài ra, vẫn còn nhiều công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu củahọc viên, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản trị RRTD tại Ngânhàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ChươngDương. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài này để nghiên cứu.3. Mục tiêu nghiên cứu* Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Là trên cơ sở phân tích lý luận và thựctiễn QTRRTD ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –12Chi nhánh Chương Dương, từ đó để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạtđộng quản trị RRTD cho Chi nhánh Chương Dương.* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để đạt được mục tiêu trên, tác giả xácđịnh một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD ở các NHTM.- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Ngânhàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ChươngDương, giai đoạn từ 2014 đến 2017; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàngthương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động quản trịRRTD cho Chi nhánh Chương Dương.4. Câu hỏi nghiên cứu- Rủi ro tín dụng là gì?- Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại là gì?- Để thực hiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng các Ngân hàng phải thựchiện qua các bước nào ?- Những nhân tố nào tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại cácNgân hàng thương mại?- Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Chương Dương trong 4 năm vừa qua đãđạt được những kết quả gì? Còn có những hạn chế gì? Nguyên nhân do đâu? Cần nhữnggiải pháp gì để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đạt được hiệu quả hơn?5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản trị rủi ro tín dụng ở cácNHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánhChương Dương nói riêng.- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ởNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ChươngDương, trong giai đoạn từ 2014 đến 2017.136. Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp vớicác phương pháp truyền thống, bao gồm:- Phương pháp thu thập tài liệu: tài liệu được thu thập là các giáo trình, bàibáo, các báo cáo của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Chương Dương.- Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu thu thập được về hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương.- Phương pháp thống kê: để đánh giá sự tương quan giữa các biến số.- Phương pháp đánh giá: để đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tíndụng tại Chi nhánh Chương Dương, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế.7. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thươngmạiChương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương DươngChương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Chương Dương14CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng Ngân hàng1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàngĐến nay, cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro tín dụng, như:Theo A.Saunders và H.Lange [32] định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềmtàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồngthu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện đầyđủ về cả số lượng và thời hạn”.Theo Timothy W. Koch [35] cho rằng: “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩncủa thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanhtoán hay thanh toán trễ hạn”Theo Ủy ban Basel [34]:“Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặcbên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đãcam kết”.Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN [26]: “Rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của ngân hàng do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụcủa mình theo cam kết”.Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất.Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạnchế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm thiểu những thiệt hại có thể xẩy ra.Về cơ bản, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay vốn không có khả năng và ýchí trả nợ, loại trừ một số ít khách hàng lừa đảo. Đối với đa số khách hàng dù có tìnhhình sản xuất kinh doanh tốt, có tình hình tài chính lành mạnh và ý thức thanh toánđầy đủ cho ngân hàng song vẫn có thể xảy ra những tình huống bất khả kháng dẫn15đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụnglà khách quan, tồn tại song song với hoạt động tín dụng ngân hàng.Một cách logic, rủi ro tín dụng là không thể loại bỏ mà các ngân hàng chỉ có thểhạn chế và chấp nhận rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất mà thôi. Để hạn chế rủi ro tíndụng, ngoài những cải tiến và hợp lý hóa về quy trình cho vay và thu nợ,…các ngânhàng hiện đại thường gia tăng các dịch vụ hỗ trợ tín dụng và đa dạng hóa sử dụngvốn nhằm giảm mức độ tập trung vào hoạt động tín dụng. Ngoài ra, ở trình độ caohơn, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình phân phối sử dụng vốn sao cho rủi ro tíndụng có thể xảy ra thì tổn thất của ngân hàng luôn là nhỏ nhất.Từ những phân tích trên, trong phạm vi nhất định, rủi ro tín dụng có thể hiểu:là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng, do khách hàng vaykhông trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi dẫn đến làm giảmkhả năng thanh toán, giảm hiệu quả kinh doanh, gây thất thoát vốn và có thể làmcho ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàngĐối với hệ thống ngân hàng, thì việc phân loại RRTD có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản lý,điều hành nhằm bảo đảm xác định đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro. Sau đây là một sốcách phân loại rủi ro tín dụng [11], [30],:* Phân loại theo phương diện quản lýTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được: Là loại RRTD mà ngân hàng có thể phầnnào dự đoán được nguyên nhân dẫn tới rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng, dựkiến được thời gian chúng phát sinh, tổn thất khi rủi ro xảy ra và từ đó có biện pháphợp lý để phòng ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất. Những RRTD thuộc loại này thườngxuất phát từ nguyên nhân chủ quan, có thể là do khách hàng hoặc chính bản thân ngânhàng gây ra cho mình, thông thường là xuất phát từ phía khách hàng.- Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được [hay còn gọi là rủi ro bất khả kháng]:Là loại RRTD mà các ngân hàng không thể dự đoán được, không biết chúng sẽ xảy ra16vào thời điểm nào, cũng không thể tính toán được một cách chính xác nhất những ảnhhưởng và thiệt hại mà chúng gây ra. Những RRTD loại này thường xuất phát từ nhữngnguyên nhân khách quan, mà chủ yếu là do những bất lợi về các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô gây ra, như: Môi trường tự nhiên [gây ra hạn hán, lũ lụt, mất mùa, hỏahoạn], Môi trường kinh tế [khủng hoảng kinh tế, lạm phát…], Môi trường pháp lý [luậtpháp, cơ chế, chính sách thay đổi…]* Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụngTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro sai hẹn: Là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi tiền vayđúng hẹn như trong hợp đồng tín dụng.- Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả được vốn gốc vàlãi vay một cách đầy đủ.* Phân loại theo đối tượng sử dụng vốn vayTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro khách hàng cá thể: Là rủi ro khi khách hàng là những cá nhân vay vốnkhông trả đúng hạn hoặc không trả vốn vay và lãi cho ngân hàng. Thông thường sốlượng khách hàng là rất nhiều. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻlà thấp, mức độ ảnh hưởng của việc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay lànhỏ, loại hình giao dịch, cơ cấu giao dịch dễ quản lý.- Rủi ro khách hàng tổ chức: Là rủi ro khi các tổ chức, doanh nghiệp không trảhoặc trả không đúng hạn cả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng. Tùy theo quy mô của tổchức kinh tế là lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro các khoản vay vào đốitượng này sẽ được đánh giá ở mức vừa hay lớn và tác động của nó đến khả năng trả nợngân hàng là vừa hay cao.* Phân loại theo phạm vi ảnh hưởngTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: Được hiểu là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻnào đó, cụ thể như: rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng. Loại rủi ronày gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc kháchhàng vay vốn.17- Rủi ro hệ thống: Được hiểu là rủi ro tín dụng gắn liền với nhóm khách hàng,một ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế. Rủi ro hệ thống mang tính chất vĩmô và liên quan nhiều đến việc quản lý danh mục cho vay.* Phân loại theo giai đoạn phát sinhTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro trong thẩm định: Là rủi ro do ngân hàng đánh giá sai khách hàng- Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro khi vốn vay được sử dụng sai mục đích, làm chokhoản vay không phát huy hiệu quả.- Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát thuhồi nợ, không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụng vốnquay vòng vào việc khác không thu được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thu được nợ.* Phân loại theo sản phẩm tín dụngTheo hình thức này, rủi ro tín dụng được phân thành:- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là RRTD phát sinh từ những khoản chovay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bản.- Rủi ro các sản phẩm phái sinh: Là RRTD phát sinh từ những sản phẩm ngoạibảng trong tài trợ thương mại [như: mở L-C, bảo lãnh].Mỗi ngân hàng tùy vào mục tiêu, định hướng kinh doanh mà xác định kháchhàng mục tiêu khác nhau, qua đó có cách phân loại rủi ro của riêng ngân hàng. Từviệc phân loại RRTD sẽ giúp ngân hàng có nhận định, đánh giá, dự đoán về nhữngrủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, để có thể đưa ra được mô hình quản lý rủiro tín dụng phù hợp.1.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng1.1.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàngĐây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.:* Đối với khách hàng là cá nhân, rủi ro tín dụng có thể xảy ra do:+ Người vay bị thất nghiệp, mất việc làm, do vậy không có khoản thu nhậpđể trả nợ.+ Người vay gặp rủi ro bất thường trong cuộc sống, như: tai nạn, ốm đau…18+ Khách hàng cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích,chi tiêu quá mức.+ Khả năng hoạch định phương án kinh doanh, phương án trả nợ không chínhxác, còn mang tính chủ quan.* Đối với khách hàng là doanh nghiệp, rủi ro tín dụng xảy ra do:+ Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém, chiến lược kinhdoanh không được hoạch định, quản lý tốt, như: Phương án kinh doanh đi vào phá sản,điều này làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Hoặc doanh nghiệp không đủ vốn kinhdoanh, cơ cấu vốn không hợp lý, đầu tư quá mức vào tài sản cố định mà không quantâm đến hiệu quả kinh tế, đầu tư khi chưa xác định có đủ nguồn vốn tài trợ. Doanhnghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, gây mất cân đối, dẫn đến khảnăng thanh toán hiện thời giảm, rủi ro trong thanh toán các khoản vay ngắn hạn tăng.+ Doanh nghiệp không tuân thủ các cam kết, không có thiện chí trong việc trả nợvay, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng, như: Nhiều trường hợp khách hàngchủ ý cung cấp các Báo cáo tài chính sai lệch, làm cho ngân hàng đánh giá sai về nănglực tài chính của họ, thậm chí có khách hàng có đủ năng lực tài chính để thực hiện cácđiều khoản cam kết trong hợp đồng nhưng vẫn chây ỳ không chịu thực hiện nghĩa vụ.Khi đi vay vốn, các doanh nghiệp đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụthể và khả thi. Tuy nhiên, khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, vốn cóthể được đem vào đầu tư vào những lĩnh vực mạo hiểm, nhiều rủi ro và khi xảy ra rủiro thì khách hàng không đủ vốn để trả nợ ngân hàng.1.1.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng- Thứ nhất, do chính sách tín dụng không hợp lý: Chính sách tín dụng có tácđộng rất lớn đến chất lượng tín dụng, có định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vựcđầu tư tín dụng, lãi suất,…Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng,tăng trưởng lợi nhuận trước mắt, thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượngtín dụng, thường áp dụng lãi suất cho vay thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựachọn khách hàng không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở bảođảm. Với chính sách như vậy, rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động tíndụng và cơ cấu nguồn vốn huy động hoặc nhiều ngân hàng lại quá chú trọng vào19cho vay dựa trên tài sản thế chấp, chỉ đặt ra yêu cầu có thế chấp đầy đủ là đượcnhận tín dụng, dẫn đến việc nới lỏng trong thẩm định cũng như giám sát thực hiệnhợp đồng. Vì vây, có khi một tài sản thế chấp được quay vòng nhiều lần để rút vốnngân hàng mà không bị phát hiện, nhất là khi vài ngân hàng cùng cho vay mộtkhách hàng mà khách hàng đó không trung thực.- Thứ hai, nguyên nhân từ khâu thẩm định tín dụng: Việc thẩm định khách hàngđược coi là quan trọng nhất, nó quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vìvậy, khi thẩm định phải dựa trên cơ sở thông tin chính xác, đầy đủ và có chất lượng. Cònkhi thẩm định hồ sơ khách hàng, các ngân hàng thẩm định chỉ dựa trên ý chí chủ quan,cảm tính, không thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng, không dựa trên hiệu quả thựcsự của dự án, đánh giá không dựa trên các luồng tiền của khách hàng, thì khi ngân hàngquyết định cho vay rất dễ xẩy ra rủi ro cho khoản vay này.- Thứ ba, giám sát tín dụng chưa được coi trọng:Sau khi giải ngân, ngân hàngcần thực hiện việc giám sát tín dụng nhằm theo dõi việc sử dụng vốn vay của kháchhàng có đúng mục đích hay không, tình hình hoạt động kinh doanh có đúng nhưtrong kế hoạch để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng hay không, kiểm tra tài sản đảmbảo về tình hình bảo quản, giá trị thị trường…Từ đó, ngân hàng có biện pháp kịpthời khi khoản vay có những dấu hiệu rủi ro. Còn công tác kiểm tra, giám sát saukhi cho vay nếu không được coi trọng, ngân hàng không thực sự coi hoạt động tíndụng là cùng kinh doanh với khách hàng thì rủi ro xảy ra là tất yếu.- Thứ tư, đạo đức của cán bộ tín dụng: Khi cho vay, cán bộ tín dụng khôngthực hiện đúng quy trình cho vay, bỏ qua các bước cần thiết, thu thập thông tin chưađầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứngminh. Vì vậy, việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi điều kiệnchưa đủ, khả năng xảy ra rủi ro rất cao, việc thu hồi vốn khó khăn.- Thứ năm, sự phối kết hợp của các ngân hàng còn lỏng lẻo, hoạt động củatrung tâm thông tin tín dụng [CIC] còn chưa thực sự hiệu quả: Các ngân hàngchưa hợp tác chặt chẽ trong việc quản lý các khách hàng vay vốn ở nhiều ngânhàng. Nếu không có sự trao đổi, cung cấp thông tin thì rủi ro có thể xảy ra khi20khách hàng vay vượt mức tới giới hạn tối đa theo quy định hoặc tài sản bảo đảmđược thế chấp, cầm cố ở nhiều ngân hàng, v.v.1.1.3.4. Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanhNgân hàng thực hiện kinh doanh trong một môi trường chịu sự tác động củanhiều môi trường khác nhau. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ về các môi trường nàycó ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trên giác độthực hiện dự báo biến động và thực hiện dự phòng đảm bảo tính lành mạnh của tìnhhình tài chính của ngân hàng. Sau đây là sự tác động của một số môi trường:- Môi trường tự nhiên: Các thiệt hại nảy sinh từ thiên tai gây ra, như: thời tiết,khí hậu, động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh,… có thể tác động trực tiếphoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách hàng,làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm sút, gặp khó khăn, khả năng trả nợ giảm, dẫnđến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.- Môi trường chính trị: Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho doanhnghiệp phát triển, doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, tập trung vốn cho mở rộngsản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu môi trường chính trị không ổn định, xảy ra cáccuộc xung đột, chiến tranh làm cho doanh nghiệp không quan tâm đến sản xuất, sảnxuất đình trệ, khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn.- Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảmcho pháp luật được thực thi cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp. Luật pháp không nhất quán, mâu thuẫn, không rõ ràng và ổn địnhlàm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng không ổn định, ảnh hưởng đếnkhả năng trả nợ cho ngân hàng.- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong giaiđoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định thì hoạt động kinh doanh của kháchhàng thuận lợi hơn, lợi nhuận cao, khả năng trả nợ ngân hàng là chắc chắn. Ngượclại, khi nền kinh tế giảm sút, mất ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảmsút, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn,khả năng trả nợ vay giảm.21- Môi trường xã hội: Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua ýthức trả nợ của khách hàng, trình độ dân trí cao thì ý thức trả nợ cao hơn, ngân hàngcho vay gặp ít rủi ro hơn.- Môi trường thông tin: Sẽ rất suôn sẻ và an toàn nếu trong các giao dịch tíndụng, các bên tham gia đều có thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thựctế tồn tại là, một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia, hoặcnhững thông tin có được lại không liên tục và có độ tin cậy không cao. Sự khôngđầy đủ, chính xác và kịp thời về thông tin như vậy trong nhiều trường hợp, đã đặtcác ngân hàng vào tình trạng đưa ra phán quyết tín dụng trong điều kiện thông tinkhông hoàn hảo, vì vậy mà tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.1.1.3.4. Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo- Sự biến động bất lợi về giá cả thị trường của tài sản đảm bảo: Trong khi xácđịnh cho vay, ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo. Tuynhiên, do không đánh giá được sự biến động của thị trường, tài sản bị giảm giá, giátrị tài sản không đủ thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng, dẫn đến rủi ro.- Đánh giá không đúng giá trị của tài sản đảm bảo: Do việc đánh giá giá trị tàisản không dựa trên khả năng chuyển nhượng, và việc đánh giá thiếu cơ sở. Vì vậy,tài sản đảm bảo được định giá cao hơn giá trị thực của nó, khi phát mại, khả năngthu hồi đủ vốn rất khó khăn.- Tài sản không đủ giấy tờ pháp lý: Khi khách hàng không trả nợ, việc thu hồinợ từ phát mại tài sản đảm bảo là hết sức khó khăn hoặc trong trường hợp có tranhchấp về pháp lý, tài sản đảm bảo là tang vật của vụ án và bị tịch thu, thì ngân hàngsẽ mất đi nguồn thu từ tài sản này.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụngQuản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng xây dựng và thực thi các chiếnlược, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng để ngăn ngừa, hạnchế rủi ro nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho ngân hàng.Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm một hệthống: Chiến lược hoạt động tín dụng; các chính sách của ngân hàng trong hoạt22động tín dụng; các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống ngân hàngnhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm toàn bộ quá trình thẩm định đánh giá trước khikhoản vay được phê duyệt, cùng với toàn bộ quá trình giám sát và báo cáo việc tuânthủ những cam kết tín dụng. Công tác này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồsơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiệngiải ngân, kiểm soát khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ xấu.1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng* Thứ nhất: Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các ngânhàng phải đương đầu. Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởilẽ rủi ro tín dụng mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tíndụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp. Rủi ro tín dụng thường khó kiểm soát vàdẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.* Thứ hai: Khi hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng được tổchức thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng, như:- Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho ngân hàng.- Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư.- Tạo tiền đề mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phầncho ngân hàng.* Thứ ba: Khi hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng được tổ chứcthực hiện tốt thì sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, trong thời đại nềnkinh tế hiện nay, các định chế tài chính có mối quan hệ khăng khít với nhau, chỉ cầnmột định chế đổ vỡ, sẽ gây hiệu ứng dây chuyền đổ vỡ trên toàn hệ thống. Vì vậy,công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là việc đem lại sự an toàn, ổnđịnh cho thị trường.Đặc biệt đối với các ngân hàng Việt Nam, hoạt động quản trị càng có ý nghĩa quantrọng, do tỷ trọng dư nợ chiếm phần lớn trong tài sản có, thu nhập từ tín dụng là chủ yếu,nhưng lại có rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro của ngân hàng. Hơn nữa, hoạt động quảntrị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam lại chưa được xem xét, đánh giá một cáchkhách quan, khoa học, chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. Trong quá trình hội23nhập quốc tế, nhà quản trị phải xem xét lại vấn đề này một cách thấu đáo, tiến dần tới cácchuẩn mực theo thông lệ quốc tế.1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụngQuản trị rủi ro tín dụng nhằm:- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro.- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp,nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việctrong quá trình cho vay, có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, tríchđủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lýkịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.1.2.4. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụngỦy ban Basel về giám sát ngân hàng [33] đã đưa ra 17 nguyên tắc về quản trị rủiro tín dụng. Cụ thể như sau:a. Nhóm 1: Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng phù hợpNhóm này gồm 3 nguyên tắc:- Nguyên tắc 1:Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ [ítnhất là hàng năm] chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiếnlược này phản ánh sức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lờimà ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng.-Nguyên tắc 2:Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lượcrủi ro tín dụng do hội đồng quản trị phê duyệt, xây dựng chính sách và quy trình đểnhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng. Những chính sách vàquy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ởtừng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục.- Nguyên tắc 3:Ngân hàng cần phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng phátsinh trong tất cả sản phẩm và các hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiệntheo quy trình quản trị rủi ro thích hợp trước khi sản phẩm và hoạt động đó được24ban hành hoặc triển khai và được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc mộtủy ban thích hợp.Nguyên tắc này quy định ngân hàng cần phải thiết lập một môi trường quản trịrủi ro tín dụng phù hợp. Hay nói cách khác, ngân hàng cần phải xác định được mứcđộ chấp nhận rủi ro hay khẩu vị rủi ro của ngân hàng [Risk appetite]b. Nhóm 2: Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lýNhóm này gồm 4 nguyên tắc:- Nguyên tắc 4:Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụngđược xác định rõ ràng và hiệu quả. Những tiêu chí này cần bao gồm những chỉ số rõràng về thị trường mục tiêu của ngân hàng và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốnhay đối tác, nguồn trả nợ của khách hàng cũng như mục đích và cơ cấu tín dụng.- Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗikhách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có liên quan được tổng hợp lạitheo các loại rủi ro khác nhau theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánh được cảtrong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản.- Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới,sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọngvà khách quan. Cụ thể là, các tài khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liênquan phải được giám sát và quan tâm đặc biệt và cần có những biện pháp thích hợpđể kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay.c. Nhóm 3: Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quảNhóm này gồm 6 nguyên tắc:- Nguyên tắc 8:Ngân hàng cần phải có một hệ thống để thực hiện quản trị vàgiám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay rủi ro.- Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từngkhoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng.- Nguyên tắc 10: Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ đểquản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống định hạng cần phải nhất quán với bản chất, quymô và mức độ phức tạp trong hoạt động của ngân hàng.25

Video liên quan

Chủ Đề