Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều

Không chỉ xe máy và ô tô mà ngay cả người đi xe đạp cũng có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm an toàn giao thông. Vậy các biện pháp xử lý vi phạm giao thông đối với người đi xe đạp được quy định thế nào?

Quy định khi tham gia giao thông với xe đạp 

Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc tham gia giao thông của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp như sau:

– Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

– Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Đi xe dàn hàng ngang

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác

+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

– Người ngồi trên xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Mang, vác vật cồng kềnh

+ Sử dụng ô

+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác

+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

Các vi phạm và biện pháp xử lý

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử lý người đi xe đạp, người ngồi trên xe đạp thực hiện hành vi vi phạm luật giao thông như sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với hành vi:

– Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

– Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

– Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

– Điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang từ 03 [ba] xe trở lên

– Điều khiển xe đạp ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi:

– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau

– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông

– Chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi:

– Điều khiển xe đạp buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

– Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi:

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường

– Đi xe bằng một bánh

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi:

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe đạp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi sau:

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường

– Đi xe bằng một bánh

Như vậy, người điều khiển xe đạp có thể bị chịu phạt tối đa đến 600.000 đồng. Các mức phạt này được áp dụng tương tự đối với người đi xe đạp máy.

> Xem thêm: Tổng hợp một số lỗi giao thông thường gặp đối với người điều khiển xe máy

> Xem thêm: Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông không?

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về Xử lý vi phạm giao thông đối với người đi xe đạp theo quy định hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

Mục lục bài viết

  • 1. Ý nghĩa của biển báo "Cấm đi ngược chiều"
  • 2. Đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều bị xử phạt thế nào?
  • 3. Phương tiện nào được phép đi vào đường có biển "cấm đi ngược chiều"?

Hành vi vi phạm nàymột phần vì cố ý một phần vì không nắm rõ ý nghĩa của biển báo cấm giao thông đường bộ, cụ thể là biển báo "cấm đi ngược chiều".

1. Ý nghĩa của biển báo "Cấm đi ngược chiều"

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuộc quốc gia về báo hiệu đường bộ. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Biển báo "Cấm đi ngược chiều" có ý nghĩa để báo đường cấm các loại xe [cơ giới và thô sơ] đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển "Cấm đi ngược chiều" là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi do đó sẽ đặt biển chỉ dẫn đường một chiều [I.407 a] hoặc biển chỉ dẫn R302 a hoặc R302 b ở đầu dải phân cách.

Biển báo "Cấm đi ngược chiều" thuộc nhóm biển báo cấm, có dạng hình tròn, viền đỏ, có một gạch ngang màu trắng ở giữa hình tròn.

Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều [P.102]

2. Đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều bị xử phạt thế nào?

Khi có biển báo "cấm đi ngược chiều" cắm ở đầu đường thì điều đó đồng nghĩa với việc người điều khiển phương tiện sẽ không được đi vào theo chiều cắm biển, người điều khiển xe đi từ chiều ngược lại chiều cắm biển "cấm đi ngược chiều" cũng sẽ không được phép quay đầu trong tuyến đường này. Nếu đi vào làn đường có cắm biển "cấm đi ngược chiều" không thuộc trường hợp các xe được phép theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

+ Đối với người điều khiển xe ô tô: Theo quy định tại Điều 5 khoản 5 điểm c, hành vi đi ngược chiều trên đường có biến "cấm đi ngược chiều" bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng; Trường hợp xe ô tô đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều" mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng [điểm a khoản 7 Điều 5]. Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lưu ý thêm: Trường hợp xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc [không phải xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp] thì mức phạt là 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng [điểm a khoản 8 Điều 5]

+ Đối với người điểu khiển xe máy: Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu [điểm a khoản 5 Điều 6], tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng - 03 tháng. Đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều" gây tai nạn bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu [điểm b khoản 7 Điều 6], tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.

+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng [điểm c khoản 4 Điều 7] tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 tháng; Nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng [điểm a khoản 7 Điều 7] và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Đối với người điều khiển xe đạp: phạt tiền từ 300 nghìn đến 400 nghìn đồng [điểm c khoản 3 Điều 8].

Có thể thấy, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ đã tăng đáng kể theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP so với quy định trước đó tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Việc tăng mức tiền phạt này cũng nhằm mục đích để người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. Không vi phạm sẽ không bị phạt tiền hơn thế nữa còn tránh được nguy cơ gây tai nạn thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

3. Phương tiện nào được phép đi vào đường có biển "cấm đi ngược chiều"?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì các phương tiện sau đây đượcphép đi vào đường ngược chiều khi đi làm nhiệm vụ và phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định:

[i] Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

[ii] Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

[iii] Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

[iv] Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi,hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ và hiểu đúng quy định pháp luật về vấn đềnày. Trường hợp trongnội dung chia sẻcó điều gì khiến bạn đọc chưa rõ hoặc có vướng mắc pháp lý nào khác trong lĩnh vực xử phạt vi phạm quy định giao thông đường bộ cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Holine 1900.6162 để nhận được tư vấn hỗ trợ từ Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật giao thông. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Video liên quan

Chủ Đề