Lương hợp đồng 68 năm 2023

Tuy nhiên, do phòng tổ chức cán bộ chưa ký lại hợp đồng nên đến nay ông vẫn nhận mức lương theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Ông đã nhiều lần phản ánh đến phòng tổ chức cán bộ nhưng chưa nhận được câu trả lời rõ ràng cho vấn đề nêu trên.

Ông Sơn hỏi, trường hợp ông ký lại hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì mức lương được hưởng sẽ tính từ ngày nào? Thời gian 7 năm ông ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP [3 lần nâng lương] có được xem xét áp dụng phụ cấp vào mức lương mới không?

Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ trả lời về vấn đề này như sau:

Về xác định mức lương hiện hưởng, theo quy định của Thông tư số 03/2019/TT-BNV thì đối tượng ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP không áp dụng thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP mà chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động.

Về các chế độ phụ cấp đề nghị căn cứ vào tình hình thực tế của của cơ quan, tổ chức, đơn vị để có thể tính vào tổng lương trong hợp đồng lao động mới trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật lao động.

Trong hợp đồng lao động mới không quy định các loại phụ cấp khác. Mức tiền lương làm cơ sở tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động là mức tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH. Mức lương mới được áp dụng kể từ ngày hợp đồng lao động mới được ký kết có hiệu lực.

Chinhphu.vn


Theo bà Vũ Thị Mến [Điện Biên] tham khảo, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ quy định như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị”,

“5. Các cá nhân đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc nêu tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng”.

Bà Mến hỏi, việc trả lương đối với người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào? Nếu mức lương mới trả cho người lao động cao hơn mức lương hiện hưởng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có vi phạm Bộ luật Lao động không? Việc tăng lương hàng năm cho người lao động căn cứ vào quy định nào của Nhà nước? Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, phân loại; tinh giản biên chế… đối với các trường hợp là Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sẽ được thực hiện như thế nào? Các cơ quan, đơn vị có cần chờ hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh để ký hợp đồng hay có thể ký luôn khi Thông tư số 03/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 thì đối tượng ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP không áp dụng thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang mà chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng; bảo đảm trên nguyên tắc việc thực hiện các nội dung hợp đồng lao động tuân thủ quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác có liên quan.

Việc tăng lương, đào tạo, bồi dưỡng đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP dựa theo những điều khoản thỏa thuận, thống nhất trong hợp đồng được ký giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Việc chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động được thực hiện ngay khi Thông tư số 03/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành, phù hợp với chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị, địa phương.

Chinhphu.vn


Người thực hiện hợp đồng 68 chiếm một phần không hề nhỏ trong cơ cấu lao động của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy họ là ai? Họ có phải viên chức không?


Hợp đồng 68 là gì? Điều kiện ký hợp đồng 68 là gì?

Hợp đồng 68 thực chất là chỉ loại hợp đồng được ký theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về chế độ hợp đồng của một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Điều 1 Nghị định 68/2000, chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp được áp dụng với các công việc sau đây:

- Lái xe.

- Bảo vệ.

- Vệ sinh.

- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc.

- Sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, ô tô, máy móc, thiết bị khác.

- Công việc khác yêu cầu trình độ trung cấp trở xuống: Nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc, bảo vệ cảnh quan trong cơ quan...

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định này và bổ sung thêm một số đối tượng nữa cũng được ký hợp đồng với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp gồm: Lễ tân, phục vụ, sữa chữa trụ sở, trang thiết bị, máy móc, công việc thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh chuyên ngành.

Điều kiện để cá nhân được ký hợp đồng 68 được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP:

- Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu công việc. Để đáp ứng điều kiện này, người lao động phải có xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.

- Có lý lịch rõ ràng.

- Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc. Trong đó, có một số công việc thừa hành, phục vụ khác ngoài lái xe, bảo vệ, vệ sinh... phải có trình độ trung cấp trở xuống.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, án phạt tù; cải tạo không giam giữ; quản chế hình sự, hành chính; đang áp dụng biện pháp giáo dục tại xã hoặc cơ sở chữa bệnh, giáo dục và đang cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định liên quan đến công việc ký hợp đồng.

Ngoài điều kiện về người lao động thì cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp phải có nhu cầu về các công việc cần ký hợp đồng đã được phê duyệt.


Người ký hợp đồng 68 có phải viên chức không?

Để xác định một người có phải viên chức không thì phải căn cứ vào Luật Viên chức. Cụ thể, theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được định nghĩa như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, để một người được xác định là viên chức thì người đó phải đáp ứng đồng thời các quy định sau:

- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm.

- Làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc.

- Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, người ký hợp đồng 68 là người thực hiện các công việc cụ thể [lái xe, bảo vệ, vệ sinh...] trong đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện chế độ hợp đồng thông qua việc ký kết các loại hợp đồng gồm: Hợp đồng thuê khoán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế...

Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 68/2000, không thực hiện ký hợp đồng lao động với người được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, từ các phân tích trên, có thể khẳng định, người ký hợp đồng 68 trong đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.

Đáng nói thêm, theo dự thảo về Nghị định mới thay thế Nghị định 68 có nói rõ hơn về mức lương áp dụng cho những đối tượng được ký hợp đồng lao động trong cơ quan Nhà nước là có thể áp dụng bảng lương của viên chức trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Trên đây là giải đáp chi tiết về hợp đồng 68 là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Viên chức là gì? Viên chức được phân loại thế nào?

Chủ Đề