Lương hưu tăng từ 1 7 2023

TCDN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động kể từ ngày 1/7/2022.

Theo tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về mức lương tối thiểu tháng, quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% [tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng] so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên gồm tăng 5,3% để bảo đảm đủ mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ [tính đến hết năm 2023] và tăng thêm 0,7% để cải thiện thêm tiền lương cho người lao động.

Về mức lương tối thiểu giờ, quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Về thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu, có ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần có thêm thời gian để phục hồi sau giai đoạn bị tác động bởi đại dịch Covid-19, do đó chỉ nên xem xét, thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/1/2023.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thấy rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu thực hiện từ ngày 1/7/2022 là rất cần thiết với các lý do đã nêu tại Tờ trình.

Điều này thể hiện sự quan tâm sát sao, kịp thời của Nhà nước tới việc chăm lo đời sống của người lao động, nhất là sau hơn 2 năm bị tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Mức điều chỉnh lương tối thiểu không cao [tăng 6%], cũng chỉ bảo đảm bù đắp và có cải thiện hơn một chút so với mức sống tối thiểu của người lao động; đa số các doanh nghiệp hiện đều trả cao hơn mức lương tối thiểu này nên về cơ bản không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Do đó việc Chính phủ quy định thực hiện từ 1/7/2022 sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, nhất là trong bối cảnh giá cả đang có xu hương tăng cao và sẽ góp phần tích cực duy trì sự ổn định quan hệ lao động trong các doanh nghiệp. Hội đồng tiền lương quốc gia [với sự tham gia đại diện của 3 bên gồm cả đại diện người sử dụng lao động tại trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam] nhất trí với thời điểm này.

Ngoài quyền lợi về lương hưu, người lao động đóng BHXH còn nhận được hỗ trợ bảo hiểm y tế, tử tuất, mai táng phí... - Ảnh: HÀ QUÂN

Nhiều bạn đọc thắc mắc mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% so với mức lương hiện hành từ ngày 1-7-2022. Lương tối thiểu tháng sau khi tăng lần lượt là vùng I: 4,68 triệu đồng, vùng II: 4,16 triệu, vùng III: 3,64 triệu và vùng IV: 3,25 triệu đồng. 

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] và lương hưu có ảnh hưởng gì không? 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Vũ Minh Tiến - viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì mức tiền đóng BHXH tối thiểu của người lao động thường tăng lên, từ đó tăng quyền lợi của người lao động, chẳng hạn lương hưu.

"Ngoài được tăng lương tối thiểu vùng, trên thực tế người lao động sẽ được điều chỉnh mức đóng BHXH cao hơn, đồng nghĩa với việc tăng mức hưởng một số chế độ bảo hiểm và cả lương hưu sau này", TS Tiến nêu rõ.

Trong khi đó, bà Lý Hoàng Minh - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - giải thích mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, mức hưởng lương hưu tỉ lệ thuận với mức đóng BHXH và thời gian đóng BHXH.

"Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ càng cao", bà Minh nói.

Còn bà Nguyễn Thị Thúy - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - cho hay lương hưu của người lao động liên tục được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng [CPI] và tăng trưởng kinh tế [GDP] phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Bà Thúy dẫn chứng năm 2022, dù tình hình kinh tế của nước ta có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung 7,4% từ ngày 1-1-2022. Những người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995, nếu có mức lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng dưới 2,5 triệu đồng cũng được điều chỉnh thêm.

"Điều này cho thấy chính sách của Nhà nước rất quan tâm đến thu nhập của người hưởng lương hưu, nhất là với người hưởng lương hưu với mức thấp", bà Thúy nói.

Vị này nói thêm, có một số trường hợp hưởng lương hưu thấp do người lao động đóng BHXH với mức đóng thấp, thời gian đóng BHXH chỉ đạt thời gian tối thiểu [20 năm]. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định dẫn đến bị giảm trừ tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi [2%/năm].

Chủ Đề