Lượng nắng trung bình ở miền bắc năm 2024

VOV.VN - Tổng lượng dòng chảy trên các sông, hồ chứa khu vực miền Bắc phổ biến thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm từ 40 – 80%, có nơi hơn 90%. Trong thời gian tới nắng nóng tiếp tục xuất hiện nhiều ngày hơn trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, lượng mưa thiếu hụt từ 5-20% so với TBNN.

Trong thời gian tới nắng nóng tiếp tục xuất hiện nhiều ngày hơn trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, lượng mưa thiếu hụt từ 5-20% so với TBNN. Đây là nhận định của ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV.

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết [Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia]

PV: Thưa ông, ông có thể dự báo về tình hình thời tiết miền Bắc trong thời gian tới, khi nào miền Bắc có đợt mưa lớn chấm dứt nắng nóng và khô hạn?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Đêm qua và sáng sớm ngày 9/6, ở miền Bắc đã xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng; theo nhận định của chúng tôi đợt mưa này đã tạm thời kết thúc trong 1-2 ngày tới Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung phổ biến ít mưa, trời nắng và có khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ.

Từ ngày 12-15,16/6 miền Bắc có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, nên nói tình trạng khô hạn kết thúc lúc nào thì chưa chắc chắn, nhưng khả năng từ sau ngày 15/6 tình trạng hạn hán sẽ được cải thiện hơn.

PV: So với trung bình nhiều năm, lượng mưa và tổng lượng dòng chảy trên các sông tại miền Bắc đến thời điểm hiện tại như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: So với cùng kỳ năm 2022, tổng dung tích 5 hồ chứa lớn thuộc liên hồ chứa sông Hồng [Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà] thấp hơn khoảng 7,476 tỷ m3.

Cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng dòng chảy trên các sông khu vực miền Bắc phổ biến thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm [TBNN] từ 40 – 80%, trong đó, dòng chảy trên sông Thao thiếu hụt nhiều nhất là >90%. Dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ thời điểm hiện tại đang thiếu hụt từ 55-75% so với TBNN.

Trong thời gian tới nắng nóng tiếp tục xuất hiện nhiều ngày hơn trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, lượng mưa thiếu hụt từ 5-20% so với TBNN. [Ảnh: Long Phi/VOV-Miền Trung]

PV: Theo ông, việc mưa ít và nắng nóng xảy ra sớm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lưu lượng nước của hồ thủy điện và đời sống sản xuất của người dân?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Với tình hình mưa ít, nắng nóng xảy ra sớm sẽ làm cho dòng chảy đến các hồ giảm. Hiện trạng cho thấy mực nước tại nhiều hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ ở mức rất thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát điện của các hồ. Khi xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên rất nhiều.

Chính vì vậy, với tình hình như trên, nhiều tỉnh thành phố khu vực miền Bắc sẽ đối mặt với tình hình thiếu điện, thiếu nước ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân và tác động đến nhiều hoạt động sản xuất khác, đặc biệt trong giai kì chính của mùa hè ở miền Bắc với số ngày nắng nóng càng tăng.

PV: Ông có dự báo gì về thời tiết thời hạn xa trong vòng 2 tháng tới? Miền Bắc sẽ còn phải hứng chịu bao nhiêu đợt nắng nóng nữa không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn TBNN từ 0.5-1.0 độ C, có nơi còn cao hơn. Nắng nóng tiếp tục xuất hiện nhiều ngày hơn trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Lượng mưa tại Bắc Bộ vẫn có xu hướng thiếu hụt từ 5-20% so với TBNN. Tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn TBNN từ 10-25%.

Đất nước Việt Nam được chia thành 3 miền Bắc-Trung-Nam. Mỗi miền lại có những đặc trưng về khí hậu, thời tiết. Nhưng khí hậu miền Bắc là miền khí hậu đa dạng nhất nước ta. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi khám phá khí hậu miền bắc nước ta có đặc điểm gì thông qua bài viết sau đây nhé!

Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

Khí hậu miền Bắc Việt Nam

Lãnh thổ nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa đông nam của lục địa châu Á. Giáp với biển Đông nên đặc điểm của khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa, thường thổi ở vùng vĩ độ thấp. Vì thế, khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Nhiệt độ trung bình trên 20 độ C tăng dần từ Bắc vào Nam và diễn biến thất thường. Số giờ nắng đạt từ 1500 – 3000 giờ mỗi năm. Quanh năm nước ta có lượng nhiệt dồi dào.

Mùa mưa ở nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1500 – 2200mm/năm và phân bố không đồng đều ở đồi núi và đồng bằng. Độ ẩm không khí khoảng 80%.

Những đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta

Đặc điểm thiên nhiên miền bắc nước ta

Đất nước ta gồm 4 miền khí hậu, gồm miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trường Sơn và miền khí hậu biển Đông.

Miền khí hậu phía Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của dãy Hoành Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định với thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa.

Khí hậu miền Bắc nước ta lại chia thành 2 vùng, vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Vùng Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ là vùng địa lý bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng. Đặc điểm địa hình phổ biến ở đây là đồi núi thấp dưới 1000m, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung. Vùng Đông Bắc tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ ở phía đông, phía Tây được chắn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão nhiệt đới, gây khó khăn rất lớn đến đời sống nhân dân. Ngược lại, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhờ vậy mà không khí mùa hè ở đây tuy nóng nhưng không khô rát.

➡️Có thể bạn quan tâm: Thời tiết Hà Nội

Vùng Tây Bắc Bộ

Vùng Tây Bắc Bộ

Tây Bắc Bộ là vùng địa lý gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng kéo dài đến dãy Hoành Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn chạy liền một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đóng vai trò như một bức tường kiên cố, khiến cho gió mùa Đông Bắc suy yếu. Vì vậy, trừ khi chịu ảnh hưởng bởi độ cao, nền khí hậu của vùng Tây Bắc nói chung ấm hơn so với Đông Bắc, chênh lệch nhiệt độ có thể lên đến 2-4 °C.

Ở khu vực miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đông [sườn đón gió] có trách nhiệm tiếp nhận lượng mưa lớn trong khi sườn tây lại tạo điều kiện cho gió lào hình thành khi thổi xuống các thung lũng.

Vùng trung du, miền núi thường xảy ra biến đổi khí hậu và có xu hướng cực đoan. Nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị khai thác, suy giảm và lớp thổ nhưỡng đang dần thoái hoá.

Những cơn mưa lớn có thể gây ra lũ thông thường, nhưng khi kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét. Vào mùa khô thì xảy ra hạn hán, kèm theo đó là nguy cơ cháy rừng cao. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có thể thấy rất khắc nghiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và canh tác nông nghiệp của người dân nơi đây.

Một số nét đặc trưng về 4 mùa khí hậu miền bắc Việt Nam

Mùa xuân miền Bắc

Khí hậu miền Bắc vào mùa xuân

Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ Tết Nguyên Đán, từ đầu tháng 2 khi mà cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ thời tiết ấm áp, dịu nhẹ. Nhiệt độ mùa xuân thường nằm trong khoảng 20-21 độ C, rất thích hợp cho việc trồng trọt của người dân. Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều lễ hội lớn.

Thời tiết mùa hạ

Mùa hạ miền Bắc

Mùa hạ của miền Bắc bắt đầu từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7. Đây là khoảng thời gian nhận được nhiều năng lượng mặt trời nhất. Với đặc trưng là những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao lên tới 37-38 độ C. Đây cũng là mùa thu hoạch nhiều loại cây trái.

Khí hậu miền Bắc vào mùa thu

Mùa thu Tây Bắc

Mùa thu tại miền Bắc bắt đầu từ cuối tháng 8 đến khoảng giữa tháng 10. Nhiệt độ lúc này giảm dần, không còn nắng nóng như mùa hạ. Mùa Thu rất đẹp với nắng nhẹ nhàng, trời trong xanh, thi thoảng có những cơn mưa rào.

Thời tiết mùa Đông

Mùa đông Tây Bắc

Vào mùa Đông, nhiệt độ bắt đầu hạ xuống, mức nhiệt trung bình khoảng 13-1 độ C. Nhiều nơi tại khu vực Tây Bắc xuất hiện sương muối và băng giá. Mùa đông Miền Bắc là thời điểm được nhiều khách du lịch ghé thăm bởi những cảnh quan thời tiết thú vị, đặc biệt là vùng Tây Bắc.

Sự khác biệt giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta

Sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam

Vị trí địa lí của nước ta là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc. Nước ta có điểm cực Bắc gần chí tuyến [23 độ 23′ B] và điểm cực Nam nằm gần Xích đạo [8 độ 34′ B].

Vì miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn so với miền Nam nên chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam thì lại càng suy yếu. Quanh năm nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí chuyển động theo mùa: Gió mùa đông khô lạnh và gió mùa đông bắc, gió mùa hạ nóng ẩm và gió mùa tây nam.

Sự khác biệt khí hậu giữa 2 miền là miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa rõ rệt, còn miền Nam thì có khí hậu xavan nhiệt đới và chỉ có 2 mùa [mùa khô và mùa mưa]. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là kiểu khí hậu đặc trưng bởi vì mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh. Khí hậu nhiệt đới xavan có đặc điểm là nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm ở mức trên 18°C và một mùa khô rất rõ rệt.

➡️Xem thêm: Khí hậu miền Nam Việt Nam có đặc điểm gì?

Khí hậu miền Bắc thường khắc nghiệt hơn so với miền Nam rất nhiều. Tuy nhiên, chính những nét đặc trưng mà Trang dự báo thời tiết vừa kể, khiến cho miền Bắc càng trở nên hấp dẫn hơn. Hãy nắm bắt được những điều này, bạn sẽ có được sự chuẩn bị thật tốt cho những chuyến đi chơi hay đi công tác của mình.

Chủ Đề