Luyện tập đặc điểm loại hình của tiếng việt

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí //thionline.com.vn/uploads/thi-online.png

Thứ ba - 15/09/2020 23:39

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Giáo án, đặc điểm loại hình của tiếng việt - giáo an, Bài tập nâng cao về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt siêu ngắn, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt luyện tập, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt loigiaihay, Bài giảng Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Đặc điểm của tiếng Việt

- Bến [1] là thành phần phụ [bổ ngữ], Bến [2] là chủ ngữ xét về mặt ngôn ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa Bến - chủ ngữ và bến - thành phần phụ.

 

c. Yêu trẻ [1], trẻ [2] đến nhà; kính già [1], già [2] để tuổi cho.

 

- Trẻ [1] là bổ ngữ [nằm trong phần khởi ngữ].

- Già [1] là bổ ngữ [nằm trong phần khởi ngữ].

-> Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ [1] và trẻ [2]; già [1] và già [2].

 

d. Con đem con cá bống [1] ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống [2] ...Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống [3] xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống [4]. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống [5] lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống [6] ngày càng lớn lên trông thấy.

 

Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn trên là:

- Bống [1]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

- Bống [2]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả [xuống].

- Bống [3]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

- Bống [4]: là bổ ngữ cho động từ giấu.

- Bống [5]: chủ ngữ của câu [chủ thể của hành động ngoi lên].

- Bống [6]: chủ ngữ của câu [chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy].

 

Câu 2 trang 58 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tìm một câu tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...] đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...] thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

  

- Tiếng Anh: I watched TV, three days ago.

- Dịch: Tôi nghe nhạc, cách đây ba ngày.

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong ví dụ trên thể hiện ở:

+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.

+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ watched [thấy, xem] có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này viết là watch. 

+ Trật tự không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời trong trạng ngữ thì trật từ thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây [ago] lại đặt sau phần chỉ thời gian [three days].

- Ngược lại với những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:

+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng [mỗi từ được phát âm tách biệt, tách rời]

+ Từ không có biến đổi về hình thức.

+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.

 

Câu 3 trang 58 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau: 

 

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

[Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập]

 

- Các hư từ: lại, mà. Kết hợp với biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp và lối diễn đạt tầng bậc.

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thằng của dân tộc; bộc lộ niềm tự hào về nhân dân mình.

 

 

Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng;  từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Chiều Xuân – Anh Thơ

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

1. Khái niệm :

a. Loại hình

-Một tập hợp những sự vật , hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Ví dụ :  Loại hình nghệ thuật ,  Loại hình báo chí ,                Loại hình ngôn ngữ …..

b. Loại hình ngôn ngữ :

  Là cách phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó .

2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt :

– Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT:

Mang đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc trưng sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp [ Tính phân tiết]:

Ví dụ :   Sao anh không về chơi thôn Vĩ  ? 

– Câu thơ có  7 tiếng à 7 âm tiết , 7 từ , đọc và viết tách rời nhau .

– Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ : trở về ,ăn chơi , thôn xóm

-> – Về mặt ngữ âm :tiếng à âm tiết .

– Về mặt sử dụng :tiếng à từ hoặc yếu tố cấu tạo từ .

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

2. Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ 1 : Xác định chức năng ngữ pháp của từ được gạch dưới trong câu thơ sau:

Mình về mình có nhớ ta

Ta về  ta  nhớ những hoa cùng người

-Mình 1, mình 2:chủ ngữ.

– Ta 1 : phu ngữ.

-Ta 2, 3: chủ ngữ èkhông biến đổi về hình thái.

Ví dụ 2:

  Tôi [1]tặng anh ấy[1] một cuốn sách , anh ấy[2] cho tôi[2 ] một quyển vở .

– Tôi [1]: chủ ngữ ; tôi [2]: phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ “cho’’

– Về ngữ âm và chữ viết : không có sự khác biệt nào giữa các từ

– Có thể thấy như vậy đối với các từ “ anh ấy’’ 

*Dịch sang tiếng Anh :

 I give him a book, he gives me a book .

Tôi [1] dịch là I [ chủ từ ] ; tôi [2 ] dịch là me [phụ ngữ]

Anh ấy[1] dịch là him [ phụ ngữ ]; anh ấy [2]dịch là  he [chủ từ]

àTừ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp .

– Từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau à Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết

3] Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ :

Ví dụ :  Tôi ăn cơm .

Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ [đã; đang, sẽ sắp,…]èý nghĩa NP trong câu sẽ thay đổi theo.

Chủ Đề