Luyện tập về thao tác lập luận so sánh nâng cao

Thao tác lập luận so sánh là thao tác quan trọng trong các bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận được đánh giá cao hay không phụ thuộc vào việc bạn có lập luận, so sánh chặt chẽ hay không. Bài viết sau đây lessonopoly sẽ giới thiệu đến bạn thao tác lập luận so sánh cùng bài luyện tập thao tác lập luận so sánh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về thao tác này nhé!

Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau

– Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

– Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

– Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

 Cách làm

– Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

– Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

– Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

– Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Tham khảo video dưới đây để hiểu hơn về thao tác lập luận so sánh nhé!

Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng
Luyện tập thao tác lập luận so sánh giúp bạn nắm vững kiến thức hơn

Câu 1 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

– Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Câu 2 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Giống nhau: Viết về nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa

– Khác:

+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: lớp người phụ nữ, cung nữ…

+ Truyện Kiều: loại người trong xã hội [tài tử giai nhân, lưu manh ác bá, quan lại, dân thường…

+ Văn chiêu hồn: con người khi sống và lúc chết

Câu 3 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Mục đích chính so sánh đoạn trích: Làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào cõi chết.

Câu 4 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Mục đích thao tác lập luận:

– Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác

– So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn.

Câu 1 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm:

– Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.

– Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa của những người nông dân sẽ được cải thiện.

Câu 2 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kỳ ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.

Câu 3 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Mục đích so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình. Đây là so sánh có tính chất tương phản.

Câu 4 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó. Ví dụ:

Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó, các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú về cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn,.. thì tác giả lại không đề cập tới.

Gợi ý cách giải bài tập luyện tập về Thao tác lập luận so sánh trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1:

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

[Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô].

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?

Trả lời

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

– Văn hóa [vốn xưng nền văn hiến đã lâu]

– Chủ quyền lãnh thổ [sông núi bờ cõi đã chia]

– Phong tục

– Các triều đại trị vì

– Anh hùng, hào kiệt

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời

– So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt

– Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm

Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Sức thuyết phục của đoạn trích ?

Trả lời

Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lý, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.

Qua bài viết trên bạn đã biết thao tác lập luận so sánh là gì cũng như biết cách giải bài tập phần luyện tập rồi đúng không? Thao tác lập luận so sánh là thao tác rất quan trọng nên bạn hãy chú ý và tham khảo nhiều bài tập để hiểu và ứng dụng tốt hơn thao tác này nhé!

Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

I – BÀI TẬP

      1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản, viết đoạn vãn phát triển ý của luận điểm sau :

        Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám phá, sáng tạo.

      2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng, viết đoạn văn phát triển luận điểm sau :

        Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh.

      3. Đọc các đoạn văn và câu văn sau, cho biết mỗi trường hợp lập luận được thực hiện theo thao tác lập luận nào :

      a] “Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

[Lỗ Tấn – Cố hương]      

      b] “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không  bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”.

[Nam Cao — Lão Hạc]   

      c] Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ớ bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn ? Ây là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ầy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi…”.

[Nam Cao – Sống mòn]       

        d] “Cuộc đời này là một tấm gương, mỗi người đều có thể qua đó soi thấy bóng dáng của mình. Nếu anh chau mày với nó, nó sẽ ném lại cho anh một khuôn mặt chanh chua. Nếu anh mỉm cười với nó, cùng vui với nó, nó sẽ là người bạn vui vẻ thân thiện với anh. Cho nên các bạn thanh niên hãy chọn lấy con đường của mình giữa hai con đường đó”.

[W. M. Thác-cơ-rây – Hội chợ phù hoa]  

       đ] “Người anh hùng đích thực không phải là con người không bao giờ có những tình cảm tầm thường, chỉ có điều là anh ta mãi mãi không bao giờ bị tình cảm tầm thường ấy khuất phục”.

 [Rô-manh Rô-lăng – Giăng Cri-xtốp]     

       e] “Trên đời có cái to lớn hơn cả biển cả, đó là bầu trời. Nhưng có cái còn to lớn hơn cả bầu trời kia nữa, đó là tâm hồn người”.

[Vích-to Huy-gô – Những người khốn khổ]  

        4. Viết đoạn văn ngắn với các mệnh đề sau :

        a] “Người ta có thể giam cầm thân thể người nhưng không bao giờ giam cầm được tâm hồn người”.

[Ba Kim – Gia đình]       

        b] “Con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bi đánh bai”.

[ơ. Hê-minh-uê – Ông già và biến cả]     

“Mọi Sự nghiệp phi thường đều bắt đầu từ những việc thông thường, nhỏ nhặt. Hãy làm thật tốt các việc nhỏ nhật, hằng ngày của bạn”.

II – GƠI Ý GIẢI BÀI TẬP

      1. Tách câu nói thành hai vế : “Biết và hiểu là cần để làm thẹo” và “Biết và hiểu hoàn toàn chưa đủ để khám phá, sáng tạo” rồi tiến hành suy luận.

       Về vế đầu có thể tìm ra một số liên tưởng tương đồng : Để có thóc ăn người nông dân phải biết cày ruộng, cấy lúa, gặt lúa. Nhưng hàng ngàn năm nay biết bao người nông dân vẫn “con trâu đi trước, cái cày đi sau”, gập lưng cấy lúa, gồng vai gánh thóc, mà mấy ai đã nghĩ cách để tăng năng suất và giảm nhẹ sức lao động đồng áng cho nhà nông. Để có mặc, người ta dệt vải, may áo, nhũng kiểu áo quần nghìn năm không mấy thay đổi.

       Về vế thứ hai, có thể nói : Nhưng muốn giảm nhẹ sức lao động đồng áng, phải tưởng tượng ra những con trâu sắt, những cái cày nhiều lưỡi, những chiếc máy vừa gặt vừa đập, tách rơm và thóc ra hai phía và gặt xong cũng là đập xong, chở thóc về phơi. Cũng vậy, phải có những nhà tạo mẫu biết tưởng tượng sáng tạo, làm ra những trang phục thích hợp với thời tiết và lứa tuổi, đáp ứng thị hiếu đa dạng của con người,… Từ chiếc áo tứ thân mà thành chiếc áo dài, rồi từ áo dài mà biến ra cắc kiểu áo khác, đều đòi hỏi một sư tưởng tượng sáng tao mới có được.

       2. Đây là hai vế so sánh tương đồng : Đọc quyển sách hay như trò chuyện với một người bạn thông minh. Hãy suy nghĩ xem, khi trò chuyện với người bạn thông minh chúng ta sẽ được gì ? Người bạn thông minh phải là người bạn hiểu biết, có nhiều thông tin mới, có những suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc, không lặp lại những điều tầm thường ai cũng biết, không cần khoe khoang, phô bày những điều thực ra anh tá không hiểu gì. Quả đúng như vậy, đọc quyển sách dở ta bắt gặp những điểu nhàm chán, nhũng tri thức tù mù, những sự khoe khoang lộ liễu, những ý đồ dạy đời vô bổ. Còn đọc quyển sách hay tự nhiên nhận được những thông tin mới, gợi ý mới, đầu óc mình tự nhiên sáng ra, hoặc bắt gặp những điều mình đã cảm thấy mà chưa được ai nói rõ, nay bỗng được nói tới một cách rõ ràng, thuyết phục, giống như gặp được người bạn tri âm, tri kỉ.

      3. Hãy đọc các đoạn văn hay do các nhà văn nổi tiếng viết.

        Đoạn a, b, c, d : tương; đồng ; đoạn đ : trong tương đồng có tương phản ; đoạn e : so sánh tăng cấp.

      4. Hai ý a và b đều quen thuộc. Hãy tập viết hai đoạn văn ngắn đế diên đạt hai ý đó.

      − Ý a, có thể lấy bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu làm ví dụ để triển khai ý.

      − Ý b, do truyện Ông già và biển cả chưa học, học sinh có thể liên hệ với hình ảnh các chiến sĩ yêu nước khi đứng trước họng súng của quân thù. Kẻ thù có thể giết, nhưng không thể khuất phục được họ.

       − Ý c, yêu cầu phân tích mối quan hệ giữa cái nhỏ với cái lớn, cái bộ phận với toàn thể. Người xưa nói “tích tiểu thành đại”. Muốn biết được ngoại ngữ thì phải học từng từ, từng câu, từng cách nói. Muốn có sức khoẻ thì phải luyện tập từng ngày. Không có cái nhỏ thì không có cái lớn. Bỏ qua những cái nhỏ, coi thường cái nhỏ thì người ta không bao giờ làm nên sự nghiệp lớn.

Xem thêm Luyên tập về thao tác lập luân so sánh tại đây

Related

Video liên quan

Chủ Đề