Lý thuyết Nhưng nó phải bằng hai mày

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

    Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.

2. Tóm tắt

    Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật

1. Giá trị nội dung

    Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.

2. Giá trị nghệ thuật

- Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ.

- Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý.

- Sử dụng cách chơi chữ.

- Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Chào bạn Ngữ văn lớp 10 trang 80 sách Cánh diều tập 1

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 80, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Lý thuyết Nhưng nó phải bằng hai mày
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 80)

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 80)

Câu 1. Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

a. Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

b. Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

c. Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

d. Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

Gợi ý:

a.

  • Lối sai: rất là năng lực
  • Cách sửa: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất năng nổ.

b.

  • Lỗi sai: nhân văn
  • Cách sửa: Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân vật.

c.

  • Lỗi sai: đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến
  • Cách sửa: Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.

d.

  • Lỗi sai: chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện
  • Cách sửa: Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

Câu 2. Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

b. Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là chấm hết.

c. Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

d. Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

Gợi ý:

a.

  • Lỗi sai: tác phẩm tuyệt tác
  • Cách sửa: Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tuyệt tác.

b.

  • Lỗi sai: con đường hoạn lộ
  • Cách sửa: Mắc mưu Thị Hến, con đường làm quan của Huyện Trìa thế là chấm hết.

c.

  • Lỗi sai: đại diện thay mặt
  • Cách sửa: Bạn ấy đại diện cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

d.

  • Lỗi sai: tối hậu thư cuối cùng
  • Cách sửa: Đó là bức tối hậu thư mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

Câu 3. Kết hợp nào sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa?

- còn nhiều tồn tại/ còn nhiều vấn đề tồn tại

- cảnh đẹp/ thắng cảnh/ thắng cảnh đẹp

- đề cập đến vấn đề/ đề cập vấn đề

- công bố/ công bố công khai

Gợi ý:

  • còn nhiều vấn đề tồn tại
  • thắng cảnh đẹp
  • đề cập vấn đề
  • công bố công khai

Câu 4. Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người trong văn bản Thị Mầu lên chùa và từ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi từ Hán Việt ấy. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.

- 5 từ Hán Việt chỉ người trong văn bản Thị Mầu lên chùa và từ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi từ Hán Việt ấy

  • phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thôn thời xưa
  • nhà sư: thầy chùa
  • thiếp: vợ lẽ
  • tri âm: người bạn thân thiết, hiểu được lòng mình
  • sư cụ: người tu hành đạo phật, đã có tuổi cao

- Nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt: Những từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong văn bản Thị Mầu lên chùa có dụng ý nghệ thuật. Trước hết, các từ Hán Việt tạo cho người đọc, người nghe cảm giác trang trọng, tao nhã và rất phù hợp với bối cảnh trong văn bản. Nhờ vậy, ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể hơn.

Cập nhật: 27/06/2022

– Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là truyện cười dân gian.

– Nội dung: Phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội, cụ thể là nhân vật lí trưởng trong truyện.

2. Đọc – hiểu văn bản

2.1. Giới thiệu nhân vật

– Nhân vật lí trưởng trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” được nhắc đến là một người: Nổi tiếng xử kiện giỏi.

– Hành động: Nhận tiền đút lót của Cải và Ngô.

-> Tạo mâu thuẫn cho câu chuyện.

2.2. Khi xử kiện

– Sau khi xử kiện xong, lí trưởng tuyên bố: Ngô thắng kiện, đánh Cải 10 roi.

-> Cách xử kiện không cần điều tra, phân tích mà kết án ngay.

– Cải phản ứng:

“ Cải vội xoè năm ngón tay … lẽ phải về con mà”.

→ Lời nói đầy và động tác đầy ẩn ý, gây cười: 5 ngón tay = 5 đồng = lẽ phải.

– Cử chỉ và hành động của lí trưởng: “Cũng xoè năm ngón tay … tay mặt”.

→ Ý nghĩa: 10 ngón tay = 10 đồng đã nhận của ngô (gấp đôi của Cải) = gấp đôi lẽ phải. Lẽ phải đã bị che lấp

– Lời nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày!”.

– Lối chơi chữ: “phải”:

+ Chỉ cái đúng, người đúng.

+ Số tiền cần phải có.

-> Tiếng cười bật ra, lẽ phải được đo bằng tiền.

2.3. Hình ảnh Ngô và Cải

– Nhân vật Ngô và Cải là hình ảnh hai người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, vì muốn được kiện nên cả hai tìm cách đút lót cho lí trưởng. Người lao động vì những thói xấu nên tự tạo cho mình một con người vừa bi vừa hài, vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách.

2.4. Ý nghĩa phê phán của truyện

– Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” tác giả dân gian nhằm phê phán lối xử kiện bằng tiền của quan lại.

– Ngầm khuyên mọi người hãy sống hoà thuận để tránh lâm vào cảnh kiện tụng.

– Tạo tình huống gây cười: Thầy lí xử kiện “giỏi có tiếng”. Cải lót năm đồng và yên tâm là mình thắng. Nhưng Cải bất ngờ vì bị thua kiện, phải đến phút cuối mới biết Ngô lót tiền cho thầy lí nhiều gấp hai lần mình.

– Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười như trong kịch câm, mang nhiều nghĩa.

– Kết hợp cử chỉ gây cười và lời nói gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ.

– Chơi chữ: Phải là từ chỉ tính chất được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng tạo sự vô lí (trong xử kiện) nhưng lại hợp lí (trong quan hệ thực tế giữa các nhân vật).

– Ý nghĩa văn bản: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa.

3. Tổng kết

– Về nội dung: Phê phán cái xấu, cái đáng cười => trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động.

– Về nghệ thuật:

+ Xây dựng những yếu tố mâu thuẫn bất ngờ, phi lô gích => tạo tiếng cười.

+ Sử dụng cử chỉ, hành động, hình thức chơi chữ.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

Gợi ý trả lời:

Chúng ta có thể thấy truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã sử dụng hình thức gây cười bằng việc sử dụng lối chơi chữ độc đáo. “Phải” vốn là từ chỉ tính chất mang nghĩa là lẽ phải. Thế nhưng khi kết hợp với từ chỉ số lượng “phải bằng hai” tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí, tuy nhiên khi nghĩ đến số tiền là mười đồng của Ngô gấp đôi năm đồng của Cải, người đọc lại thấy hợp lí vô cùng. Tiếng cười bật ra sau khi người đọc nhận ra ý nghĩa của việc chơi chữ ấy. Tác giả dân gian còn sử dụng nghệ thuật tương phản, đó là sự đối lập giữa lời đồn đại và thực tế xử kiện của viên lí trưởng. Qua việc tạo tiếng cười, nhân dân ta gián tiếp phê phán thói hối lộ của quan chức và phê phán Ngô và Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của chính mình. Hành động đút lót của họ vừa đáng thương nhưng cũng đáng trách, đáng thương bởi họ tự đẩy bản thân vào ngõ cụt, đáng trách bởi họ chính là người tiếp tay cho nạn tham những hoành hành.

Câu 2: Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” nhằm lên án tật xấu gì trong xã hội xưa?

Gợi ý trả lời:

– Phê phán, lên án các hành vi, hành động đút lót, nhận hối lộ của những người nhân dân và bọn quan lại,…

– Đồng tiền là lẽ phải, bất chấp tất cả công lí.

– Xem trọng những người có địa vị, tiền tài,…

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

– Phê phán, lên án các hành vi, hành động đút lót, nhận hối lộ.

– Tinh thần cần phải lạc quan, hướng thiện.

– Châm biếm việc xử kiện ở chốn công đường: đồng tiền ngự trị, bất chấp công lí.

– Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, “nhân vật tự bộc lộ”.