Lý văn lượng là ai

Đài tưởng niệm tạm thời dành cho Lý Văn Lượng, bác sĩ đã đưa ra cảnh báo sớm về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, tại một lối vào Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 7/2/2020. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters [Anh], Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, đã trở thành một trong những nhân vật được chú ý nhất trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh. Anh là người đã nỗ lực cảnh báo về sự xuất hiện của virus viêm phổi. Tuy nhiên, sau đó anh đã bị cảnh sát cảnh cáovì “tung tin đồn nhảm”.

Cái chết của người đàn ông 34 tuổi vào ngày 7/2/2020 đã khiến nhiều người thương tiếc. Vài ngày sau cái chết của Lý Văn Lượng, Zhong Nanshan, một nhà dịch tễ học nổi tiếng, đã rơi nước mắt khi nhắc đến bác sĩ này và gọi anh là “vị anh hùng của Trung Quốc”.

Khi cuộc sống của thành phố Vũ Hán dường như đã trở lại nhịp điệu bình thường, người dân nơi đây vẫn tôn kính bác sĩ Lý Văn Lượng vì những hành động của anh.

“Anh ấy là người đầu tiên nói với chúng tôi về loại virus này. Anh ấy chắc hẳn đã nghĩ rằng tác động của điều này đối với bản thân sẽ rất nghiêm trọng, nhưng anh ấy vẫn lên tiếng cảnh báo. Điều đó thực sự dũng cảm”, Li Pan, 24 tuổi, chủ một cửa hàng trực tuyến cho biết.

Ji Penghui, nhà thiết kế 34 tuổi, cho biết anh đã nghe theo cảnh báo của bác sĩ Lý trong những ngày đầu dịch bùng phát và nhanh chóng mua khẩu trang, trước khi chính quyền thông báo về virus này.

"Công chúng ghi nhận công lao của anh ấy và cá nhân tôi nghĩ rằng anh ấy nên nhận được nhiều ghi nhận chính thức hơn", Ji nói.

Người dân đi ngang qua Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 6/2. Ảnh: Reuters
Hơn một năm sau khi đại dịch bùng phát, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang ở Vũ Hán để tìm hiểu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và chuẩn bị công bố các phát hiện của họ, Dominic Dwyer, thành viên nhóm điều tra cho biết hôm 5/2.

Nhóm nghiên cứu đã tới chợ hải sản Hoa Nam, được cho là nơi đầu tiên virus xuất hiện, gây rađại dịch lây lan cho gần 106 triệu người trên toàn cầu, trong đó 3 triệu người đã tử vong. Khu chợ này đã bị đóng cửa từ đầu năm ngoái.

Nguồn gốc của virus SARS-CoV-2đã trở thành vấn đề bị chính trị hóa nghiêm trọng. Một số nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc đã ủng hộ các giả thuyết virus SARS-CoV-2 có khả năng bắt nguồn từ quốc gia khác. Trong khi đó, nhiều quốc gia cho rằng virus này có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Trong khi đó, Qian Wende, 80 tuổi, cho biết cụ không biết virus xuất hiện từ đâu, nhưng cụ luôn xem bác sĩ Lý là anh hung: "Chúng ta nên tưởng nhớ đóng góp của anh ấy trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19".

Theo Hải Vân/Báo Tin tức

Hai năm từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều người đã đăng bài viết tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh báo sớm về dịch bệnh "viêm phổi lạ" tại Vũ Hán khi vào thời gian đầu, theo Reuters.

Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán, nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên vào cuối năm 2019.

Người dân tại Hồng Kông tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng ngày 7.2.2020

Ngày 30.12.2019, ông Lý đọc được báo cáo y tế trong đó nêu thông tin về các "ca nghi nhiễm virus Corona gây bệnh SARS" được xác nhận tại Vũ Hán.

Thông tin về các "ca nhiễm SARS" sau đó được chia sẻ trong một nhóm trò chuyện trên ứng dụng WeChat và đến đầu tháng 1.2020, ông Lý bị cảnh sát mời lên làm việc và bị kỷ luật vì tung tin đồn trên mạng xã hội.

Ngày 12.1.2020, ông Lý nhập viện vì nhiễm virus gây Covid-19. Ông chia sẻ những diễn biến nói trên trong bài viết trên tài khoản mạng xã hội Weibo ngày 31.1.2020. Ông Lý qua đời vào ngày 7.2.2020.

Cộng đồng mạng tại Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng

Cái chết của bác sĩ Lý khiến nhiều người dân Trung Quốc đau xót và họ bày tỏ sự tức giận trên Weibo, chỉ trích giới chức Vũ Hán xử lý trì trệ dịch bệnh lúc mới bùng phát và cố che đậy thông tin.

Chính quyền trung ương đã mở cuộc điều tra và ngày 19.3.2020 kết luận cảnh sát Vũ Hán "đã hành động không đúng mực khi đưa ra văn bản kỷ luật" bác sĩ Lý và đã “thực thi pháp luật một cách bất thường", theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Bác sĩ Lý Văn Lượng trong bệnh viện

Các điều tra viên đề nghị chính quyền Vũ Hán "khắc phục hậu quả" và yêu cầu cảnh sát hủy bỏ quyết định kỷ luật đối với bác sĩ Lý. Trong một thông báo sau đó, cảnh sát Vũ Hán tuyên bố việc kỷ luật bác sĩ Lý là sai và gửi lời xin lỗi đến gia đình của ông.

Hai năm từ sự việc, hàng ngàn tài khoản mạng xã hội đang dành những lời tưởng nhớ đến bác sĩ đã cố gắng cảnh báo về đại dịch.

“Chúc mừng năm mới bác sĩ Lý, chúng tôi sẽ nhớ ông mãi mãi”, một tài khoản viết. Những tài khoản khác đăng biểu tượng những ngọn nến, những dòng tin nhắn cảm ơn đến ông Lý trong phần bình luận trên những bài viết của vị bác sĩ.

Sau 2 năm đại dịch Covid-19, vẫn còn 4 câu hỏi lớn chưa lời đáp

Tin liên quan

Sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng đã khơi dậy sự bất bình của công chúng Trung Quốc ở thời điểm ban đầu của dịch bệnh - Ảnh: EPA-EFE

Theo báo South China Morning Post, hiện đã có hơn 1 triệu bình luận trên tài khoản Weibo của bác sĩ Lý.

Ngày 30-12, nhiều người đã để lại dòng tin nhắn: "Chúc mừng năm mới, bác sĩ Lý".

Trong khi đó, nhiều người khác chọn cách kể với ông về cuộc sống thường ngày của họ, hoặc các diễn biến mới nhất của dịch bệnh.

"Hai năm trước là Vũ Hán. Bây giờ là Tây An [một thành phố của Trung Quốc đang bị phong tỏa vì bùng dịch]. Hy vọng đây là năm cuối cùng của virus này", một người viết.

Một người khác lại chọn cách tâm sự: "Khi đại dịch bùng phát, tôi chỉ vừa mới mang thai. Bây giờ con gái tôi đã 16 tháng tuổi. Tôi cảm thấy việc sống tiếp thật không dễ dàng và cũng không có gì thú vị, nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục sống. Chúng ta không biết nhau, nhưng tôi cần một 'hốc cây' để chia sẻ".

Ông Fang Kecheng - phó giáo sư báo chí tại Đại học Trung Quốc của Hong Kong - cho biết tài khoản Weibo của bác sĩ Lý đã trở thành một "hốc cây" để tâm sự, xả stress cho nhiều người tại Trung Quốc ngày nay.

Người Trung Quốc có phong tục là thì thầm những bí mật không thể bày tỏ vào trong hốc cây.

Vào ngày 30-12-2019, bác sĩ Lý gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà ông cho là giống hội chứng viêm đường hô hấp cấp [SARS].

Dịch SARS từng bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2002 và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 800 người trên thế giới.

Ngày 3-1-2020, công an Vũ Hán buộc bác sĩ này ký biên bản thừa nhận "phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".

Đến ngày 7-2-2020, bác sĩ Lý qua đời sau khi mắc COVID-19. Sự ra đi của ông đã trở thành tâm điểm cho sự phẫn nộ của công chúng Trung Quốc về cách chính quyền phản ứng với dịch bệnh ở thời điểm ban đầu.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược "Zero COVID" [quét sạch virus trong cộng đồng], áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa diện rộng và xét nghiệm hàng loạt mỗi khi phát hiện ca nhiễm.

Ngày 30-12, Trung Quốc ghi nhận 207 ca nhiễm mới, bao gồm 155 trường hợp ở Tây An và 51 ca nhập khẩu.

Chuyện bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời: 'Kẻ bịa đặt' thành người đáng kính

NGUYÊN HẠNH

  • TTO - Cả triệu cư dân mạng Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng - người đã phát cảnh báo về những ca COVID-19 đầu tiên tại quốc gia này hồi cuối năm 2019.

  • TTO - Chính quyền ông Biden ngày 9-6 thông báo đảo ngược lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc như TikTok và WeChat từ thời ông Trump để tiến hành phân tích về rủi ro bảo mật.

  • TTO - "Ở trên thiên đàng anh có nhìn thấy điều này không? Món quà cuối cùng anh tặng cho em hôm nay đã ra đời. Em sẽ yêu thương và chăm sóc con".

  • TTO - Sau 4 tháng chống chọi với bệnh tật, bác sĩ Hu Weifeng của Bệnh viện trung tâm Vũ Hán, đồng nghiệp của cố bác sĩ Lý Văn Lượng, đã qua đời ngày 2-6. Cái chết của ông gây phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc.

  • TTO - Trung Quốc truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho bác sĩ Lý Văn Lượng - người gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus corona ở Vũ Hán, rồi sau đó qua đời cũng chính vì virus này.

  • TTO - Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên phát cảnh báo trước khi dịch bệnh COVID-19 lây lan nghiêm trọng ở Vũ Hán, đã được vinh danh là một trong những "cá nhân tiên tiến" trong phòng chống dịch.

  • TTO - Bác sĩ Mai Trọng Minh - đồng nghiệp của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về dịch COVID-19, vừa qua đời vì nhiễm phải căn bệnh này.

  • TTO - Lúc 11h15 ngày 18-2, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết bác sĩ Lưu Trí Minh, viện trưởng Bệnh viện Vũ Xương ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, qua đời vì COVID-19.

  • TTO - Gia đình bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những bác sĩ đầu tiên cảnh báo virus corona nhưng lại bị điều tra vì "phát tán thông tin sai lệch", được bồi thường 821.000 nhân dân tệ [khoảng 2,72 tỉ VND] sau khi qua đời vì nhiễm virus này.

  • TTO - Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc ngày 7-2 thông báo sẽ cử một đội tới Vũ Hán điều tra về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 người đầu tiên cảnh báo dịch bệnh do virus corona mới.

Video liên quan

Chủ Đề