Mặc đồ bị đau 2 hòn bi là bị gì năm 2024

Đau tinh hoàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm.

Đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức xảy ra ở một phần hoặc cả hai tinh hoàn, có thể khởi phát đột ngột hay kéo dài tùy theo từng trường hợp. Cơn đau có thể là cấp tính với đặc trưng là xuất hiện đột ngột và dữ dội; hoặc mạn tính với mức độ đau tăng dần và kéo dài.

Bác sĩ Phạm Quang Trung, khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, thông thường đau tinh hoàn sẽ xuất phát từ những chấn thương, gây đau dữ dội vì vị trí này hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những bộ phận khác trên cơ thể như bẹn bìu, thận, niệu quản...

Đau tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ảnh: Freepik

Một số bệnh lý có thể dẫn đến đau tinh hoàn như:

Viêm tinh hoàn xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc virus. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau do bệnh lý phổ biến nhất. Tình trạng này còn có các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, ở một hoặc cả hai tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn là một nhóm ống mỏng cuộn tròn, thực hiện nhiệm vụ mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh và phóng ra ngoài cơ thể. Khi xảy ra tình trạng viêm tại cơ quan này, nam giới sẽ có cảm giác đau, bìu sưng nóng khi chạm vào, mào tinh viêm to và cứng. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, trường hợp mạn tính sẽ hơn 6 tuần.

Tràn dịch màng tinh hoàn xuất hiện khi dịch tích tụ xung quanh tinh hoàn, đôi khi gây đau và nhiễm trùng.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng một nhóm các tĩnh mạch lớn gần tinh hoàn xuất hiện bất thường. Điều này gây cảm giác khó chịu âm ỉ, cản trở rất lớn đến hoạt động hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phải điều trị bằng phẫu thuật. Cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi nằm xuống.

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng xoắn đường cung cấp máu cho tinh hoàn, gây ra những cơn đau dữ dội. Đây là tình trạng khẩn cấp, cần được phẫu thuật ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ hoại tử tinh hoàn.

Sỏi thận mắc kẹt trong niệu quản sẽ gây đau lưng, cơn đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài hoặc hố chậu. Tùy vào kích thước, viên sỏi sẽ tự trôi ra ngoài hoặc phải can thiệp phẫu thuật.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục. Một trong những triệu chứng thường đặc trưng của tình trạng này là đau tinh hoàn kèm theo tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu. Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà bệnh có thể tự khỏi hoặc cần dùng kháng sinh.

Ung thư tinh hoàn xuất hiện phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35. Đôi khi, triệu chứng gặp phải là cảm giác đau âm ỉ ở bẹn bìu, tinh hoàn, sưng tinh hoàn, đau vùng bụng dưới,... Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Hội chứng đau sau khi thắt ống dẫn tinh: Sau khi thắt ống dẫn tinh, áp lực trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh tăng lên, có thể gây đau tinh hoàn.

Khối tụ máu thường là kết quả của chấn thương. Lúc này, máu bao quanh tinh hoàn và gây đau.

Các bệnh lý ở thận và những cơ quan khác đều có thể gây đau tinh hoàn. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Trung khuyến cáo, đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí là tử vong do nhiễm trùng phát triển. Vì vậy, nam giới cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như tinh hoàn bị đau đột ngột, dữ dội; đau kèm theo buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc tiểu ra máu; tinh hoàn bị đau nhẹ nhưng kéo dài vài ngày; xuất hiện khối u hoặc dấu hiệu sưng tấy.

SKĐS - Đau tinh hoàn gặp ở mọi lứa tuổi. Có cơn đau thoáng qua, nhưng cũng có cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau buốt không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng sống mà có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Vậy nam giới bị đau ở tinh hoàn do đâu? Điều này cảnh báo những bệnh gì?

Tinh hoàn bị đau thường rất khó để xác định được nguyên nhân một cách chính xác bởi biểu hiện của cơn đau khá mơ hồ và không rõ ràng, một phần do cơ quan này khá là nhạy cảm nên không dễ để tìm ra yếu tố gây nên cơn đau.

1. Đau tinh hoàn do bệnh lý

Viêm mào tinh hoàn: Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.

Xoắn tinh hoàn: Là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh. Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu, do hoạt động thể chất và khi ngủ.

Các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường. Khi chạm vào tinh hoàn cảm giác đau rõ hơn. Trong lúc ngủ mà tinh hoàn bị đau dữ dội thì đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: Triệu chứng gần giống viêm tuyến tiền liệt cấp tính nhưng kéo dài và có thể có các biểu hiện của biến chứng: Đau tinh hoàn, đau vùng bìu bẹn, tiểu nhiều lần liên tiếp. Nước tiểu đục, có thể có máu. Giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.

Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Ảnh minh họa.

Thoát vị bẹn: Các triệu chứng của thoát vị bẹn bao gồm: Phình một hoặc hai bên bẹn bìu, có thể tăng nhiều khi ho, hoặc đứng lên và biến mất khi nằm xuống. Hoặc có thể thấy bìu bị sưng đỏ; cảm giác khó chịu hoặc đau, đặc biệt là khi nâng vác vật nặng, tập thể thao. Cơn đau có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi.

Nếu như nghỉ ngơi mà không hết đau, khối phình không tự trở lại vào bụng, có nghĩa khối thoát vị đã bị nghẹt, phải phẫu thuật khẩn cấp. Những người có nguy cơ mắc thoát vị bẹn là: người luống tuổi có các cơ thành ổ bụng yếu, những người hay làm việc nặng nhọc, người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao....

Ngoài ra, những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc... có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn hơn những người bình thường.

GIãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức. Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu bị đau nhẹ hoặc có cảm giác nặng ở vùng bìu, đau nhiều hơn vào buổi chiều tối, sau khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc làm việc nặng.

Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bệnh nhân có thể thấy có khối phồng ở góc trên bìu. Hiện tượng này xuất hiện do tĩnh mạch giãn to nổi dưới da.Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh nam, ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh.

2. Đau do bị chấn thương

Một cú đấm hay đạp trực tiếp vào bìu, hoặc một va chạm bất ngờ vào hạ bộ sẽ gây chấn thương tinh hoàn và mang tới những cơn đau đớn tột bậc cho chủ nhân. Đau tinh hoàn cũng có thể do những hành động quá mạnh bạo trong khi quan hệ tình dục, tư thế không phù hợp. Những người thường xuyên phải di chuyển nhiều [lái xe hoặc ngồi sau xe], nhất là đi xe đạp trong một thời gian dài hay trên những địa hình không bằng phẳng có thể bị đau tinh hoàn.

Đau tinh hoàn cũng có thể do những hành động quá mạnh bạo trong khi quan hệ tình dục, tư thế không phù hợp.

3. Lời khuyên của thầy thuốc

Trong đa số trường hợp, đau tức vùng tinh hoàn có khi chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường do sự cương cứng của dương vật thường xuyên hay có cảm giác muốn phóng tinh, nhất là vào buổi sáng sớm.

Chủ Đề