Mang thai uống thuốc xổ có sao không

Hỏi:
Cháu 21 tuổi, vừa lập gia đình và có thai khoảng hai tháng. Vì không để ý nên cháu đã uống thuốc tẩy giun, sau khi uống xong rồi mới giật mình khi đọc thấy ở bao bì ghi là không dùng cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng. Cháu rất sợ, vậy xin hỏi thuốc tẩy giun có ảnh hưởng gì tới thai nhi, liệu cháu có bị sẩy thai không? (Hoàng Thanh Loan)

Trả lời:

Có nhiều loại thuốc tẩy giun. Trước đây, có một số thuốc tẩy giun hay được dùng, nhưng có nhiều độc tính, nhiều tác dụng phụ, phổ tác dụng hẹp, cách uống phiền phức, nên ngày nay hầu như không dùng nữa.

Mang thai uống thuốc xổ có sao không

 Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận. Hình minh họa.

Hiện nay, trên thị trường dược nước ta đang có nhiều thuốc tẩy giun rất tốt có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, phổ tác dụng rộng (trị được nhiều loại giun cùng lúc), trong số đó có pyrantel pamoat và các thuốc có nhân hóa học chung là benzimidazol (được gọi là các dẫn chất benzimidazol) gồm: albendazol, mebendazol, flubendazol, thiabendazol... Trong các dẫn chất này lại có rất nhiều tên thương mại khác nhau (thường hay gọi là biệt dược).

Các dẫn chất benzimidazol có tác dụng tốt, ức chế hấp thu glycogen và ATP cần thiết cho hoạt động sống của giun, giun bị cạn kiệt glucose sẽ chết và bị tiêu hóa cùng với thức ăn trong ruột (vì vậy uống thuốc này có thể không thấy giun ra theo phân như các loại thuốc tẩy giun trước đây). Các thuốc loại này có phổ tác dụng rộng, không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi giống nhau, khi uống thuốc không phải nhịn ăn, hoặc uống thuốc tẩy. Còn với pyrantel pamoat thì có cơ chế tác dụng là phong bế thần kinh cơ gây liệt giun và tống giun ra ngoài, có tác dụng tốt diệt giun đũa, giun kim, giun móc, nhưng không có tác dụng với giun tóc.

Bạn không nói rõ đã uống thuốc tẩy giun loại nào (tên thuốc gốc hoặc tên biệt dược). Nói chung, thuốc uống tẩy giun đều có chống chỉ định với phụ nữ có thai, nhưng mức độ có khác nhau (như pyrantel pamoat độc tính với thai ít hơn, so với albendazol). Thuốc không gây sẩy thai, mà chỉ có thể gây dị tật cho thai. Có thể chứ không dứt khoát 100% là sẽ xảy ra, vì vậy bạn nên đi siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai. Xác suất tai biến là rất thấp, nếu qua siêu âm thấy thai bình thường thì bạn không nên lo lắng nữa.

Theo Theo BS.Vũ Hướng Văn/SK&ĐS

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu vẫn có thể bị nhiễm giun. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và dinh dưỡng của thai. Việc nên hay không sử dụng thuốc tẩy giun trong khi mang thai là vấn đề rất được mọi người quan tâm. YouMed sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về thuốc tẩy giun cho bà bầu qua bài viết sau!

Tẩy giun cho bà bầu không phải điều cấm kỵ

Theo các công bố hiện tại, không có loại thuốc tẩy giun nào được cấp phép sử dụng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 03 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, ở những khu vực lưu hành bệnh sán máng và bệnh giun truyền qua đất, các phân tích cho thấy lợi ích của việc điều trị cho phụ nữ mang thai cao hơn rất nhiều so với nguy cơ trên mẹ và thai nhi. Các lợi ích trên bao gồm giảm thiếu máu ở mẹ, cũng như cải thiện trọng lượng và tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh.

Chưa có bằng chứng cho thấy dùng thuốc tẩy giun cho bà bầu ở liều được khuyến cáo khi bắt buộc sẽ gây quái thai hoặc độc tính trên phôi thai ở người.

Mang thai uống thuốc xổ có sao không
Bà bầu có thể dùng thuốc tẩy giun hay không?

Các loại thuốc tẩy giun an toàn cho bà bầu

Các tài liệu cho thấy, thuốc tẩy giun cho bà bầu có thể là albendazol hoặc mebendazol vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ; hoặc praziquantel ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và trong khi cho con bú.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, liều duy nhất albendazol 400mg hoặc mebendazol 500mg có thể được xem là một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng cho phụ nữ mang thai. Với liều này, albendazol và mebendazol dung nạp tốt, chưa thấy tác dụng phụ ở bà bầu và thai nhi.

Mang thai uống thuốc xổ có sao không

Thuốc tẩy giun cho bà bầu Praziquantel

Tên biệt dược: Distocide 600mg, Prazintel…

Chỉ định:

Sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán Opisthorchis, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não.

Tác dụng không mong muốn:

Hay gặp nhưng thường nhẹ và nhanh hết. Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Toàn thân: khó chịu, đau đầu, sốt…
  • Thần kinh: buồn ngủ, chóng mặt.
  • Tiêu hóa: kém ăn, đau bụng hoặc co cứng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy lẫn máu.
Mang thai uống thuốc xổ có sao không
Thuốc Distocide 600mg là thuốc tẩy giun có hoạt chất là praziquantel

Thuốc tẩy giun cho bà bầu Albendazol

Tên biệt dược: Albendazol Stada 400, Zentel 200mg, Alzental 400mg,…

Chỉ định:

  • Bệnh ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh.
  • Bệnh nang sán chó ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim và giun chỉ.
  • Ấu trùng di trú ở da hoặc di trú nội tạng.
  • Bệnh do Giardia gây ra.
  • Bệnh sán lá gan.

Tác dụng không mong muốn:

Thông thường các tác dụng phụ không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Chỉ phải ngừng khi bị giảm bạch cầu hoặc có bất thường về gan. Thường gặp:

Mang thai uống thuốc xổ có sao không

  • Toàn thân: Sốt.
  • Thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, tăng áp suất trong não.
  • Gan: Chức năng gan bất thường.
  • Dạ dày – ruột: Đau bụng, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Da: Rụng tóc (phục hồi được).
Mang thai uống thuốc xổ có sao không
Thuốc Zentel 200mg là thuốc tẩy giun có hoạt chất là albendazol

Thuốc tẩy giun cho bà bầu Mebendazol

Tên biệt dược: Fugacar 500mg, Mebendazol MKP 500, Fubenzol,…

Chỉ định:

  • Nhiễm một hoặc nhiều loại giun đường ruột như: giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc.
  • Nhiễm giun ngoài ruột như giun xoắn, giun chỉ, Toxocara canis, T. cati, Trichinella spiralis, Trichostrongylus,Dracunculus medinensis và Capillaria philippinensis.

Tác dụng không mong muốn ít gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng thoáng qua, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Toàn thân: chóng mặt, đau đầu, ù tai, tê cóng. Liều cao để điều trị nang sán: Có thể dị ứng (sốt, ban đỏ, mày đay, phù mạch, ngứa); tăng enzym gan, rụng tóc, suy tủy, giảm bạch cầu trung tính.
  • Có trường hợp giun đũa bò ra mồm và mũi.
Mang thai uống thuốc xổ có sao không
Thuốc Fugacar 500mg là thuốc tẩy giun có hoạt chất là mebendazol

Khi nào bà bầu cần tẩy giun?

Ở những nơi mà thiếu máu không phải là vấn đề sức khỏe cộng đồng, việc dùng thuốc tẩy giun cho bà bầu có lẽ không cần thiết. Tuy nhiên, ở những khu vực lưu hành bệnh sán máng và bệnh giun truyền qua đất, lợi ích của việc điều trị cho phụ nữ mang thai được thấy cao hơn nhiều so với nguy cơ trên mẹ và thai nhi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc tẩy giun cho bà bầu được cho là một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng ở các khu vực:

  • Có tỷ lệ nhiễm giun móc hoặc T. trichiura ban đầu trên 20% ở phụ nữ có thai.
  • Cần giảm gánh nặng nhiễm giun móc và T. trichiura tại nơi mà bệnh thiếu máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, với tỷ lệ phụ nữ mang thai là 40% trở lên.

Một gợi ý từ Tổ chức Giáo dục và Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Trust với mebendazol hoặc albendazol:

  • Liều đầu tiên khi mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
  • Liều thứ hai khi mang thai từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9.
  • Không dùng thuốc tẩy giun trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Mang thai uống thuốc xổ có sao không
Việc sử dụng thuốc tẩy giun trong thai kỳ cần nghe theo lời khuyên từ bác sĩ sau khi thăm khám

Lưu ý dành cho bà bầu khi uống thuốc tẩy giun

Nếu có vấn đề gì trong khi mang thai, bạn cần đi khám để được điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cần tái khám định kỳ để được theo dõi sát tình trạng sức khỏe trước và sau điều trị.

Ngoài việc sử dụng thuốc tẩy giun trong thai kỳ khi bắt buộc, mẹ bầu cần nâng cao sức khỏe và giữ vệ sinh để giảm sự lây nhiễm giun. Cần chú ý giữ vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bào vệ sinh thực phẩm, không đi chân đất, bỏ phân đúng cách,…

Thuốc tẩy giun cho bà bầu vẫn đang là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nhiễm giun nặng thì vẫn có thể phải dùng thuốc. Trên đây là tổng quan về vấn đề thuốc tẩy giun cho bà bầu theo nhiều nguồn tài liệu. Mẹ bầu cần phải tái khám định kỳ, liên tục để được theo dõi suốt quá trình mang thai.