Master Merchant là gì

Là một cửa hàng đối tác chấp nhận thẻ Mastercard, điều quan trọng là bạn phải biết mô hình kinh tế đằng sau các giao dịch bằng thẻ thanh toán. Dù phí giao dịch Mastercard thường sẵn có cho người mua bằng cách gửi yêu cầu đến tổ chức tài chính thực hiện thanh toán và các đơn vị cung cấp chấp nhận thẻ khác, chúng tôi muốn quá trình này càng minh bạch càng tốt. 

Vai trò của tổ chức tài chính thực hiện thanh toán

Các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ chấp nhận thẻ cho người mua thường được gọi là "ngân hàng  thực hiện thanh toán". Mastercard không tham gia vào các chính sách hoặc thỏa thuận về giá giữa tổ chức tài chính thực hiện thanh toán và cửa hàng. Phí giao dịchi là một phần trong chính sách Tỉ lệ Giảm giá cho Cửa hàng [MDR] do ngân hàng thực hiện thanh toán đặt ra, được người mua trả cho ngân hàng thực hiện thanh toán để sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ.

Mức phí được xác định như thế nào

Phí giao dịch được Mastercard đặt ra và thường được tổ chức tài chính thực hiện thanh toán trả cho tổ chức phát hành cho các giao dịch mua hàng được thực hiện trên thẻ Mastercard. Phí giao dịch chỉ là một trong nhiều chi phí có trong MDR và là một phương thức cần thiết và hiệu quả mà theo đó Mastercard duy trì mạng lưới thanh toán mạnh mẽ và sôi động. Đặt phí giao dịch là một nhiệm vụ đầy thách thức đòi hỏi cân bằng vô cùng tinh tế. Nếu phí giao dịch quá cao, dẫn đến MDR cao không tương xứng, mong muốn của cửa hàng và nhu cầu chấp nhận thẻ Mastercard sẽ giảm. Nếu phí giao dịch quá thấp, tổ chức phát hành thẻ sẽ giảm nhiệt tình phát hành và quảng bá thẻ Mastercard, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thẻ này cũng sẽ giảm. Để đáp lại những ảnh hưởng cạnh tranh này, chúng tôi cố gắng tối đa hóa giá trị của hệ thống Mastercard [gồm cả số tiền chi tiêu trên thẻ Mastercard, số lượng và loại thẻ đang lưu hành, số lượng và loại cửa hàng nhận thẻ Mastercard] bằng cách đặt phí giao dịch mặc định ở mức cân bằng giữa lợi ích và chi phí cho cả chủ thẻ và cửa hàng.

Thuật ngữ/Từ viêt tắt Ý nghĩa
Merchant Là các đơn vị, tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người dùng
Đại lý [Agent] Là đơn vị ký hợp đồng với các merchant để đại diện cho merchant cung cấp dịch vụ cho người dùng. Đại lý hưởng hoa hồng bán hàng từ merchant hoặc bán lại dịch vụ của merchant để hưởng chênh lệch giáLà tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương ứng để hướng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ để hưởng chêch lệch giáLà
Cổng thanh toán trực tuyến [CTT] Là dịch vụ trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và các ngân hàng. Các đơn vị, chủ quản lý website thương mại điện tử thay vì phải duy trì kết nối với các ngân hàng chỉ cần sử dụng dịch vụ mà các cổng thanh toán này cung cấp. Cổng thanh toán trực tuyến sẽ xử lý được đa dạng các phương tiện thanh toán mà khách hàng sử dụng. Cổng thanh toán trực tuyến đảm nhận việc kết nối, chấp nhận thanh toán qua các ngân hàng và các phương tiện mà khách hàng sử dụng
Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng [Credit Card] là một loại thẻ ngân hàng có tính năng thanh toán mà không cần tiền có sẵn trong thẻ. Nói cách khác là bạn sẽ mượn tiền của ngân hàng để thanh toán và tới cuối kỳ sẽ cần trả lại đầy đủ cho ngân hàng. Số tiền trong thẻ tín dụng được ngân hàng cấp gọi là hạn mức thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ Là thẻ liên kết với tài khoản ngân hàng. Chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong giờ hạn tiền trong tài khoản ngân hàng. Thẻ chủ yếu được dùng để rút tiền và thanh toán mua sắm tại các nơi có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa [chính là thẻ ATM] và thẻ ghi nợ quốc tế [Visa Debit và Master Debit], với thẻ ATM thì chỉ có thể xài trong nước, còn thẻ ghi nợ quốc tế thì có thể dùng được ở nước ngoài
Thẻ trả trước Tương tự như thẻ ghi nợ nhưng không cần mở tài khoản ngân hàng nếu muốn làm thẻ này. Số tiền trong thẻ cũng là giới hạn chi tiêu
Acquirer Là tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán, xử lý các giao dịch trực tuyến và đảm bảo về mặt tài chính cho giao dịch. Acquirer đóng vai trò liên hệ với các ngân hàng phát hành để xin chuẩn chi cho một giao dịch xin cấp phép
Card/bank issuer Tổ chức tài chính phát hành các loại thẻ thanh toán cho khách hàng. Thẻ thanh toán có thể là thẻ tín dụng, ghi nợ hoặc thẻ trả trước
Issuer Tổ chức phát hành: Là tổ chức tài chính cung cấp các loại thẻ thanh toán
Issuing bank Ngân hàng phát hành: Là một tổ chức phát hành các loại thẻ thanh toán cho chủ thẻ sử dụng. Tên của ngân hàng phát hành được in lên thẻ thanh toán. Ngân hàng thanh toán cũng đưa ra những quy định trong thanh toán dành cho chủ thẻ
Máy POS POS được viết tắt từ Point Of Sale là thiết bị dùng cho phương thức thanh toán bằng thẻ được sử dụng ở hầu hết tất cả các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mai, cửa hàng kinh doanh tầm trung trở lên… sử dụng để khách hàng thanh toán các khoản phí dịch vụ bằng thẻ quốc tế hoặc thẻ nội địa.

2. Mô hình chung

Quy trình tổng quát

Lưu ý:

  • Đứng dưới góc độ kết nối với các đơn vị cung cấp thanh toán thì đơn vị kinh doanh sẽ được gọi là merchant
  • Đứng dưới góc độ cung cấp dịch vụ cho KH [như dịch vụ thanh toán hóa đơn, thanh toán bảo hiểm…] thì đơn vị kinh doanh sẽ được gọi là Agent
  • 1 đơn vị kinh doanh có thể kết đóng cả vai trò Agent và merchant

Bước 1: KH đến mua hàng hoặc thanh toánh dịch vụ tại các Merchant như :

  • Cửa hang offline
  • Các trang TMĐT để mua sắm như //phongvu.vn
  • Vào các ứng dụng mobile App như shopee..
  • Vào các ứng dụng Mobile banking, internet banking

Bước 2: Chọn dịch vụ cần thanh toán, dịch vụ ở đây có thể là:

  • Dịch vụ bán lẻ: Cho các cửa hàng bán lẻ hay các trang TMĐT
  • Dịch vụ topup: Topup vào tài khoản điện thoại
  • Dịch vụ thanh toán hóa đơn: Điện, nước, hóa đơn điện thoại, thanh toán vé xe, vé tàu, vé máy bay ,…
  • Dịch vụ thanh toán trả góp: Thanh toán các khoản vay của các tổ chức tín dụng như Fe credit, Home credit
  • Dịch vụ đóng tiền bảo hiểm

Bước 3: Agent [lúc này sẽ đóng vai trò là Agent] kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ để lấy thông tin số tiền [nếu phía Agent chưa có thông tin số tiền cần thanh toán]

Bước 4: Merchant cung cấp các hình thức thanh toán cho KH chọn lựa

  • Thanh toán qua cổng thanh toán thẻ nội địa, thẻ quốc tế
  • Thanh toán qua cổng thanh toán QRcode [như của VNPay QR]
  • Thanh toán qua ví điện tử
  • Thanh toán qua POS
  • Tiền mặt

Bước 5: KH thực hiện nhập thông tin để thanh toán

Bước 6: Sau khi thanh toán thành công, Agent thực hiện thông báo cho bên cung cấp dịch vụ để ghi nhận giao dịch Về quy trình chi tiết, theo kiểu sequence diagram mình sẽ mô tả chi tiết ở các phần sau

3. Mô hình thanh toán

1. Pull payment

Dịch thô sẽ là thanh toán theo kiểu kéo tiền về

Mô hình thanh toán này sử dụng trong cổng thanh toán, quẹt thẻ qua máy POS

2. Push Payment

Thanh toán theo kiểu chủ động đẩy tiền đi J

Mô hình này sử dụng trong thanh toán QR code

3. Sự khác nhau giữa Pull payment và Push Payment

2 mô hình thanh toán này khác nhau luồng xử lý giao dịch, cụ thể như sau

Bài tới daungocanh sẽ chia sẻ các hình thức thanh toán cụ thể cho từng mô hình Pull/Push payment.

Bài viết gốc từ daungocanh

Chủ Đề