Mắt bị ngứa là bệnh gì năm 2024

Trong khi nhiều người lo lắng rằng sự khó chịu ở mắt của họ có thể là do nhiễm trùng, các triệu chứng của vấn đề này không thể nhầm lẫn. Lưu ý rằng, nhiễm trùng có nhiều triệu chứng hơn dị ứng. Tiết dịch hoặc chất nhờn, cảm giác nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác thô bên trong mí mắt và nhiều hơn nữa có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Khi bạn nhận thấy nhiều triệu chứng hơn chỉ là một chút khó chịu, đó là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa.Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, hãy rửa tay thường xuyên và thường xuyên làm sạch hoặc thay cọ trang điểm. Vì vi khuẩn và nấm có thể sống trên các đồ vật, nên điều quan trọng là bạn phải cẩn thận với những gì bạn để gần mắt.Ngoài những vấn đề lớn hơn như nhiễm trùng, ngứa mắt có thể xuất phát từ những trải nghiệm hàng ngày - như đeo kính áp tròng. Khi bạn đeo chúng quá lâu có thể dẫn đến khô và kích ứng mắt, vì vậy điều quan trọng là phải thay và làm sạch chúng thường xuyên. Nếu không, sẽ làm gia tăng các kích ứng môi trường khác nhau như bụi hoặc khói. Thực hành vệ sinh tốt và luôn mang theo nước nhỏ mắt có thể có lợi cho bạn.

Ngứa mắt khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Thực ra, ngứa mắt có nhiều nguyên nhân, việc điều trị sẽ theo nguyên nhân. Tuy vậy, có một số thể bệnh ngứa mắt dễ tái phát, người bệnh bên cạnh điều trị để giảm ngứa tức thì chỉ còn có cách tránh các tác nhân gây ngứa. Sau đây là những lý do [tác nhân] có thể gây ngứa mắt:

Dị ứng

Ngứa mắt do dị ứng là chứng bệnh rất thường gặp, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng. Phấn hoa, lông vật nuôi như chó mèo, bụi, khói, môi trường ô nhiễm, thức ăn, thuốc… là những tác nhân dễ gây dị ứng. Người có các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng… cũng chính là những đối tượng dễ mắc ngứa mắt do dị ứng nhất.

Người bị ngứa mắt do dị ứng [viêm kết mạc dị ứng] thường mắc bệnh theo mùa. Bệnh lành tính nhưng cần chú ý tránh dụi mắt để không gây biến chứng xước giác mạc. Thực tế, có những bệnh nhân cứ đến mùa đông – xuân, hoặc hè – thu là lại ngứa mắt điên đảo; ngứa quá không chịu được nên dụi mắt nhiều đến nỗi trợt giác mạc. Tổn thương này có thể gây sẹo và giảm thị lực vĩnh viễn.

Thuốc kháng dị ứng sẽ xoa dịu các phản ứng dị ứng, tuy vậy ngứa mắt do dị ứng cũng rất dễ tái phát khi gặp tác nhân thích hợp.

Khô mắt

Khô mắt thường xảy ra ở người cao tuổi, hoặc người làm việc liên tục với các thiết bị điện tử [máy tính, điện thoại]. Khô mắt sẽ dẫn đến nóng, ngứa và nhức mắt. Biện pháp ứng phó là dùng nước mắt nhân tạo, giảm thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử, để mắt nghỉ ngơi hợp lý.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi có thể gây ra tình trạng ngứa mắt, sưng đỏ ở mắt, chảy nước mắt, rụng lông mi, viêm giác mạc… Làm vệ sinh bờ mi, bôi thuốc đúng theo chỉ định sẽ giúp khỏi bệnh.

Có dị vật trong mắt

Cát, bụi hay những con thiêu thân lao thẳng vào mắt [tức mắt có dị vật] đều có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho mắt. Gặp các trường hợp này, bạn không nên day dụi mắt vì dễ gây xước giác mạc, nguy cơ viêm loét giác mạc. Hãy chớp mắt trong một chén nước đầy, hoặc dùng nước mắt nhân tạo để đẩy vật thể lạ ra khỏi mắt. Nếu vẫn ngứa mắt, cần đi khám bác sĩ nhãn khoa để giải quyết tình trạng triệt để.

Kính áp tròng

Sử dụng kính áp tròng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, khô mắt và ngứa mắt. Lời khuyên cho các bạn dùng kính áp tròng là phải tuân thủ vệ sinh kính sạch sẽ. Người có tiền sử hen suyễn hay viêm mũi dị ứng cần thận trọng khi sử dụng kính áp tròng.

Khi có triệu chứng ngứa mắt, không biết nguyên nhân là gì, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị đúng chỉ định. Không tự ý mua thuốc về nhỏ mắt vì một số thuốc giảm ngứa nhanh nhưng gây bội nhiễm khiến cơn ngứa càng bùng lên dữ dội. Nhiều thuốc cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến mắt.

Khi đang bị ngứa mắt, cần tránh các chất kích thích như bia, rượu, hạt tiêu, ớt… để mắt không bị kích thích thêm. Người hay bị ngứa mắt cần đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài đường, tránh khói bụi. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, không dụi tay bẩn vào mắt, rửa mặt sạch hàng ngày; nếu đã có cơ địa dị ứng thì không tiếp xúc gần với chó mèo…

Ngứa mi mắt là triệu chứng do bất kỳ bệnh lý nào gây kích ứng, viêm hoặc nhiễm trùng mi mắt gây nên. Dị ứng, nhiễm trùng và thậm chí thiếu ngủ có thể khiến bạn bị ngứa quanh mí mắt. Trong số đó, viêm bờ mi là một nguyên nhân phổ biến gây đau và ngứa mi mắt. Viêm bờ mi thường không ảnh hưởng đến thị lực, và đa số sẽ tự khỏi trong vài ngày.

1. Triệu chứng thường gặp của viêm bờ mi

Viêm bờ mi có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp như viêm bờ mi do tụ cầu thường ảnh hưởng chủ yếu đến nữ giới [80% trường hợp]. Viêm bờ mi là bệnh lý dễ kiểm soát và khá phổ biến, theo báo cáo rằng một nửa số bệnh nhân đến khám vì bệnh lý ở mắt có triệu chứng của viêm bờ mi.

Viêm bờ mi được chia thành hai loại dựa trên vị trí của tổn thương trên mi mắt.

  • Viêm bờ mi trước: viêm xảy ra ở gốc nơi lông mi mọc lên.
  • Viêm bờ mi sau: phổ biến hơn, xảy ra khi các tuyến bã nhờn [Meibomian] ở mặt dưới của mi mắt bị viêm.

Viêm bờ mi thường dễ nhận ra vì nó gây kích ứng mắt, triệu chứng của viêm bờ mi thường nặng hơn vào buổi sáng. Bên cạnh ngứa quanh mi mắt, viêm bờ mi có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Sưng, nóng, đỏ mi mắt
  • Mi có mủ, hoặc tiết dịch
  • Đóng vảy ở mi mắt
  • Cảm giác cộm ở mắt
  • Đỏ hoặc cay mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn mờ, thường cải thiện khi chớp mắt

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa mắt để được điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể gặp tình trạng sưng nóng đỏ mi mắt khi bị ngứa mi mắt

Viêm bờ mi tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị về lâu dài bệnh có thể dẫn đến giảm thị lực và một số biến chứng sau có thể xảy ra:

  • Ảnh hưởng đến lông mi. Viêm bờ mi có thể khiến lông mi bị rụng hoặc mọc bất thường [quặm mi].
  • Ảnh hưởng đến da mi mắt. Sẹo phát triển trên mi mắt do viêm bờ mi trong thời gian dài. Viền mi mắt có thể quay vào trong hoặc ra ngoài.
  • Chảy nước mắt hoặc khô mắt. Tiết dịch bất thường hoặc đóng vảy ở mi mắt.
  • Lẹo mắt. Lẹo là bệnh nhiễm trùng phát triển gần gốc lông mi, làm xuất hiện cục u đau ở rìa mí mắt. Mụn lẹo thường xuất hiện nhiều nhất ở mi trên.
  • Chắp mắt. Chắp xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở một trong những tuyến bã nhờn ở rìa mi mắt ngay phía sau lông mi, khiến tuyến này sưng và tấy đỏ.
  • Đau mắt đỏ mãn tính. Viêm bờ mi có thể khiến bệnh đau mắt đỏ tái phát nhiều lần [viêm kết mạc].
  • Tổn thương giác mạc. Kích ứng liên tục do mi mắt bị viêm hoặc lông mi bị lệch hướng gây ra vết loét trên giác mạc. Khô mắt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm bờ mi

Không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm bờ mi, nhưng một số yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng nguy cơ bị viêm bờ mi:

  • Viêm da tiết bã
  • Nhiễm trùng mi mắt
  • Tắc tuyến bã nhờn trong mi mắt
  • Dị ứng, bao gồm phản ứng dị ứng với thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng hoặc đồ trang điểm
  • Khô mắt
  • Rận sống ở lông mi
  • Tác dụng phụ của thuốc

Nhiễm trùng mi mắt có thể khiến bạn bị ngứa mi mắt

4. Một số biện pháp điều trị viêm bờ mi

Các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như rửa mắt và chườm ấm, là phương pháp điều trị quan trọng cần thiết đối với hầu hết các trường hợp viêm bờ mi.

Vệ sinh mi mắt rất quan trọng trong điều trị viêm bờ mi, nên được duy trì ngay cả khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện. Vệ sinh thực hiện 2-4 lần mỗi ngày nếu ở trong giai đoạn bùng phát và 1-2 lần mỗi ngày khi bệnh đã được kiểm soát.

Trong thời gian điều trị, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng đã biết và không sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm quanh mắt như kẻ mắt, mascara.

Điều trị viêm bờ mi bao gồm:

  • Đắp gạc ấm, giúp làm bong các lớp vảy đóng cặn trên mi mắt. Đặt miếng vải ấm lên mi mắt bị viêm, luôn giữ cho miếng vải ở nhiệt độ thích hợp và đắp trong khoảng 10 phút. Bạn nên dùng khăn mềm và tránh chà xát mạnh làm tổn thương mi mắt.
  • Massage nhẹ nhàng mi mắt bằng đầu các ngón tay sạch.
  • Vệ sinh mi mắt: dùng chất rửa mi mắt hoặc có thể sử dụng dầu gội trẻ em pha loãng để rửa sạch các vảy nhờn ở gốc lông mi.
  • Rửa sạch mi mắt bằng nước ấm và nhẹ nhàng thấm khô bằng khăn sạch.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo sẽ giúp chống lại tình trạng khô mắt do viêm bờ mi gây nên, tốt nhất nên sử dụng loại không chứa chất bảo quản.

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm bờ mi và nguyên nhân có phải do nhiễm trùng hay không, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ chứa steroid.

Tránh dụi mắt hoặc gãi mi mắt, điều này có thể dẫn đến kích ứng nhiều hơn.

Viêm bờ mi và triệu chứng ngứa mi mắt khá thường gặp, tuy dễ kiểm soát nhưng không điều trị trong thời gian dài có thể gây các biến chứng nghiêm trọng và làm giảm thị lực. Bạn có thể điều trị bệnh bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như vệ sinh mắt, đắp gạc ấm, massage mắt và sử dụng nước mắt nhân tạo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn chăm sóc người bị viêm bờ mi mắt
  • Tác dụng thuốc nhỏ mắt Biracin
  • Sưng mí mắt, tròng mắt có bọng nước kèm chảy mủ là bệnh gì?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề