Mẫu bảng thu chi gia đình

Chi tiêu có kế hoạch sẽ khiến bạn có thể quản lý được khoản tiền của gia đình mình tốt hơn. Để trở thành một nhà nội trợ tài giỏi trong việc quản gia, các bạn có thể tham khảo những mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình bằng Excel mới nhất.

Hình ảnh demo mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình bằng Excel:

Để tải những mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình bằng Excel kể trên, các bạn có thể lcick vào đường link dưới đây:

mau-ke-hoach-chi-tieu-gia-dinh-bang-excel-moi-nhat-thu-thuat-phan-mem.rar

Cảm ơn các bạn đã dọc bài viết Mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình bằng Excel mới nhất 2022, bài viết của ThuThuatPhanMem.vn đến đây là hết, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác hay hơn trên trang.

Việc lập bảng chi tiêu hàng tháng hiệu quả sẽ giúp bạn rất nhiều trong quản lý tài chính, đồng thời bạn cũng có thể kiểm soát thu nhập và tiết kiệm cho tương lai. Vậy làm thế nào để quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhằm đạt được tự do tài chính? Hãy cùng ngân hàng số Timo tham khảo qua các mẫu bảng chi tiêu cá nhân tại bài viết sau!

>> Xem thêm:

  • Cách quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả trong 1 tháng
  • 10 app quản lý chi tiêu cá nhân tốt, miễn phí trên Android và iOS

Cách làm bảng chi tiêu cá nhân

Trước khi đi vào chi tiết các mẫu bảng chi tiêu cá nhân, bạn trước tiên cần hiểu cách làm bảng chi tiêu cá nhân. Cụ thể như sau:

Xác định những nội dung cần có

Khi bạn bắt đầu quản lý dòng tiền, thì điều đầu tiên cần làm phải là liệt kê các nhu cầu chi tiêu thiết yếu hàng tháng để thống kê lại bạn đã sử dụng tiền cho những mục nào là chính. Để dễ dàng phân loại và xác định, bạn có thể ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau như: 6 chiếc lọ, sổ Kakeibo, phương pháp 50/30/20,…

Nhưng nhìn chung, bảng chi tiêu hàng tháng của bạn sẽ bao gồm 3 mục chính là: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy/tiết kiệm.

Liệt kê đầy đủ các khoản thu và chi định kỳ theo thời gian

Sau khi đã lựa chọn cho mình một hình thức quản lý tài chính phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm sẽ là bắt tay vào liệt kê thật đầy đủ các khoản thu và chi trong thời gian vừa qua. Trong đó, bạn cũng cần phải nắm rõ các khoản thu, chi cố định để lên kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý.

Thời gian gắn với các mục chi tiêu

Khi đã hoàn thành liệt kê các thu chi của mình, thì bạn cũng nên ghi chú lại các mốc thời gian cần phải thực hiện cho từng mục chi tiêu. Vì nếu bạn không để ý đến thời gian chi tiêu cho các mục cố định, có thể bạn sẽ bị chậm trễ hoặc dễ dẫn đến việc gặp khó khăn tài chính ngay tại thời điểm đó. Do đó, hãy ghi rõ các mốc thời gian gắn với các khoản chi tiêu để việc quản lý được hiệu quả hơn và bạn sẽ càng có động lực hơn để hoàn thành sớm.

Lập bảng chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn [Nguồn: Internet]

Xem thêm:

  • Cách quản lý chi tiêu gia đình tối ưu
  • 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Một số mẫu bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel đơn giản

Có rất nhiều mẫu bảng chi tiêu cá nhân trên các nền tảng khác nhau mà bạn có thể sử dụng, như sổ Kakeibo, ứng dụng quản lý tài chính,… kể cả sử dụng các biểu mẫu ngay trên Excel. 

Nhiều bạn nghĩ việc lập bảng quản lý chi tiêu bằng Excel sẽ rất phức tạp và khó thực hiện. Nhưng thực tế, chỉ cần với một vài công thức cộng, trừ đơn giản là bạn đã có cho mình mẫu bảng chi tiêu cá nhân cực kỳ độc đáo và hiệu quả.

Sau đây sẽ là một vài ví dụ để bạn có thể tham khảo:

Mẫu bảng chi tiêu cá nhân đơn giản bằng Excel [Nguồn: Internet]

Bảng chi tiêu cần có 2 phần chính là thu nhập và chi tiêu [Nguồn: Internet]

Mẫu bảng chi tiêu cá nhân theo tháng [Nguồn: Internet]

Mẫu bảng chi tiêu cho gia đình [Nguồn: Internet]

Bạn có thể thêm những dòng tự nhắc nhở bản thân để việc quản lý tài chính hiệu quả hơn [Nguồn: Internet]

Phân chia chi tiêu thành các mục cụ thể [Nguồn: Internet]

Quản lý chi tiêu hiệu quả với Timo Goal Save

Đối với khách hàng của Timo, việc quản lý tài chính sẽ càng dễ dàng hơn bằng tính năng Timo Goal Save ngay trên ứng dụng điện thoại. Cụ thể, đây là tính năng tiết kiệm giúp bạn đặt mục tiêu cụ thể ngay trên app như mua một món đồ mơ ước, du lịch hoặc kể cả tích lũy cho tương lai. Bạn chỉ việc tự đặt mục tiêu và số tiền muốn tích lũy vào mỗi tháng cho từng nhu cầu chi tiêu, sau đó Timo sẽ tự động chuyển từ tài khoản Spend Account vào Timo Goal Save của bạn. Và đặc biệt hơn, bạn có thể tạo được nhiều mục tiêu để tiết kiệm cùng một lúc và tùy ý rút tiền ra dễ dàng. Điều này sẽ giúp bạn kỷ luật hơn trong việc quản lý và phân chia thu nhập.

Tính năng Timo Goal Save còn hoạt động như một heo đất online, ngoài việc tự trích tiền vào các hạng mục thu chi riêng để bạn có thể dễ dàng bám sát chi tiêu. Thì số tiền đó còn sẽ được nhận mức lãi suất không kỳ hạn là 0.2%/năm và bạn có thể rút tiền về lại tài khoản thanh toán Spend Account rất linh hoạt mà không ảnh hưởng gì đến lãi suất.

Các bạn có thể theo dõi các bước để thiết lập mục tiêu với Timo Goal Save sau đây:

Với các chia sẻ và mẫu bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel mà Timo đã đề cập bên trên, hy vọng rằng các bạn trẻ sẽ quản lý thu nhập, thu chi hàng tháng của mình một cách hiệu quả hơn. Và đừng quên theo dõi ngay ngân hàng số Timo để biết thêm nhiều mẹo tiết kiệm, đầu tư tích lũy hay nhất nhé!

  • Timo Goal Save
    Tiết kiệm mục tiêu

    Rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần lo lắng về việc mất lãi suất.
    Lãi suất không kỳ hạn 0.2%/năm.
    Timo sẽ tự động tính số tiền cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu.
    Hiện thực hóa mục tiêu ngắn hạn, lợi nhuận tốt hơn với Timo Goal Save.


Chủ Đề