Mẹo chữa đau tai

BẠCH CÚC   -   Thứ năm, 29/07/2021 10:00 (GMT+7)

Mẹo chữa đau tai
Một số cách giúp giảm đau tai tại nhà. Đồ hoạ: B.C

Sau đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể áp dụng để cố gắng giảm bớt sự khó chịu của triệu chứng đau tai này.

Chườm lạnh hoặc chườm ấm

Có thể dùng miếng dán nhiệt hoặc túi chườm lạnh để giảm đau. Đặt chúng lên tai của bạn trong 10 phút mỗi lần, luân phiên giữa nóng và lạnh.

Bạn cũng có thể sử dụng chỉ chườm nóng hoặc chỉ chườm lạnh mà không cần luân phiên thay thế. Phương pháp này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em, lưu ý không chườm đá trực tiếp lên tai của trẻ.

Xoa bóp

Đối với cơn đau do các vấn đề với cơ nhai, hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này bằng cách tạo áp lực và bắt đầu phía sau tai, di chuyển về phía cổ với động tác cúi xuống, sau đó hướng ra phía trước.

Xoa bóp có thể giúp làm dịu cơn đau do nhiễm trùng tai và chất lỏng dư thừa, do đó ngăn ngừa sự khó chịu này.

Gừng

Gừng có thể giúp giảm đau nhờ các đặc tính tự nhiên tích cực của nó, gừng có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Bạn chỉ cần thoa nước gừng ấm xung quanh ống tai ngoài, không nhỏ trực tiếp vào tai.

Tỏi

Tỏi đã được sử dụng như một chất hỗ trợ để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.

Để làm dịu cơn đau và khó chịu, hãy ngâm tỏi đã nghiền nát trong dầu mè trong vài phút. Sau đó, áp nó vào tai để giúp giảm đau.

Cam thảo

Các thành phần kháng viêm và kháng sinh của rễ cam thảo có thể làm giảm đau tai. Đun nóng một thìa rễ cam thảo và một thìa bơ đã lọc, trộn tất cả mọi thứ và đợi 5 phút cho đến khi nguội. Đặt hỗn hợp lên bên ngoài tai và để trong 15 phút, sau đó rửa sạch cẩn thận.

Không gây áp lực cho tai khi ngủ

Theo Brightside, hãy chú ý đến tư thế bạn ngủ, vì một số vị trí có thể làm trầm trọng thêm cơn đau do nhiễm trùng. Thay vì nằm nghiêng về bên tai bị ảnh hưởng, hãy thử nằm nghiêng về phía bên kia.

Ngoài ra, bạn có thể thử kê cao đầu khi ngủ, sử dụng thêm gối. Những vị trí này sẽ thúc đẩy sự thoát nước của tai và làm giảm cơn đau.

Nhảy đến nội dung

Cách giảm đau tai nhanh nhất có thể làm tại nhà

Chủ Nhật, 19:23, 01/07/2018

Mẹo chữa đau tai
Chườm lạnh hoặc ấm: Mọi người thường sử dụng miếng gạc nóng ấm hoặc túi nước đá để giảm đau do tai. Phương pháp này rất an toàn và phổ biến. Bạn chỉ cần đặt túi nước đá hoặc miếng gạc ấm lên tai trong khoảng 10 phút mỗi lần để giảm đau.
Mẹo chữa đau tai
Tỏi: Tỏi có đặc tính giảm đau và là một loại kháng sinh giúp giảm đau tai. Giã vài tép tỏi và lấy nước nhỏ vào tai đau. Ngoài ra, bạn có thể đun nóng một muỗng cà phê tỏi băm với 2 muỗng canh dầu mè. Làm nguội dầu và lọc bã, bôi 2 đến 3 giọt vào tai khi bị đau.
Mẹo chữa đau tai
Lá húng quế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, đây là biện pháp tốt nhất cho việc chữa đau tai. Lấy chiết xuất lá húng quế, nhỏ vài giọt nước ép này vào tai bị đau và lặp lại mỗi ngày một lần.
Mẹo chữa đau tai
Dầu ô liu: Dầu ô liu đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian trị đau tai. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, nhỏ một vài giọt dầu ô liu ấm vào tai rất an toàn và có thể có hiệu quả. Cho 3 hoặc 4 giọt dầu ô liu ấm vào tai mỗi ngày một lần, trong vài ngày cho đến khi hết đau.

Mẹo chữa đau tai
Dầu cây trà: Dầu cây trà có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng, chống nấm và chống viêm rất mạnh. Dầu cây trà có thể được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt để giảm đau và khó chịu. Trộn 2 giọt dầu cây trà vào 4 giọt dầu ô liu ấm rồi nhỏ hỗn hợp này vào tai để giảm đau tai. 

Mẹo chữa đau tai
Hành tây: Hành tây rất giàu đặc tính chống oxy hóa, kháng sinh và chống viêm. Chiết 1 muỗng canh nước ép hành tây và đun nóng trên lửa nhỏ. Để nguội và nhỏ 2-3 giọt nước ép vào tai bị đau.
Mẹo chữa đau tai
Giấm táo: Giấm táo được biết là thay đổi độ pH của ống tai và loại bỏ môi trường sống của  vi khuẩn và virus Làm ấm giấm táo và thoa trên tai bị nhiễm trùng bằng bông. Tốt nhất là sử dụng giấm táo hữu cơ để tránh các hóa chất đi vào tai bạn.
Mẹo chữa đau tai
Muối: Muối là một phương thuốc thường được sử dụng trong gia đình. Nó sẽ giúp giảm viêm bên trong ống tai. Đun nóng một thìa cà phê muối trong một vài phút và lấy bông thấm rồi đặt trong tai của bạn trong khoảng 10 phút.

N.Y/VOV.VN
Theo Boldsky (Ảnh: Khai thác)

Mẹo chữa đau tai

VOV.VN - Không chỉ gây bùng phát dịch bệnh virus Zika, muỗi còn là nguyên nhân lây lan hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết hay viêm não Nhật Bản.

Mẹo chữa đau tai

VOV.VN - Không chỉ gây bùng phát dịch bệnh virus Zika, muỗi còn là nguyên nhân lây lan hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết hay viêm não Nhật Bản.

Mẹo chữa đau tai

VOV.VN - Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra trong thai kỳ. Dưới đây là bí quyết giúp giảm phù nề chân khi mang thai cho bà bầu cực hay mà đơn giản.

Mẹo chữa đau tai

VOV.VN - Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra trong thai kỳ. Dưới đây là bí quyết giúp giảm phù nề chân khi mang thai cho bà bầu cực hay mà đơn giản.

Cảm giác đau tai rất khó chịu và có thể phá hỏng lịch trình cả ngày của bạn nếu cơn đau trở nên dữ dội. Một số trường hợp đau tai là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm tai chẳng hạn, nhưng bạn có thể giảm đau tai bằng một vài liệu pháp nhanh. Mặc dù luôn luôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất cứ lo ngại nào, nhưng bạn vẫn có cách để giảm nhẹ các triệu chứng.

  1. 1

    Hít thở hơi nước để nhanh chóng làm dịu đau. Đặt máy tạo ẩm trong phòng hoặc tắm vòi sen hay bồn tắm nước nóng bốc hơi. Ở trong không gian đầy hơi nước và hít thở sâu vài phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy hết đau.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cách này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị đau tai do cảm lạnh.

  2. 2

    Áp tai lên túi chườm nóng để làm dịu đau. Đặt túi chườm hoặc vải dạ ấm lên gối hoặc bề mặt thoải mái, sau đó nằm xuống và áp tai đau vào túi chườm. Nằm như vậy vài phút hoặc cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể dùng vải dạ lạnh trong liệu pháp này.
    • Bạn có thể tìm mua vải dạ hoặc túi chườm nóng trên mạng hoặc ở các hiệu thuốc.

  3. 3

    Thực hiện nghiệm pháp Valsalva nếu bạn bị đau tai do đi máy bay. Nếu bạn vừa mới đi máy bay, có thể cơn đau tai của bạn là do sự thay đổi độ cao đột ngột. Hãy thử dùng nghiệm pháp Valsalva – bóp chặt mũi và ngậm miệng, sau đó thổi hơi lên mũi. Bạn có thể thấy các triệu chứng sẽ thuyên giảm.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  4. 4

    Làm mềm ráy tai bằng dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu nếu ráy tai tích tụ trong tai. Nếu bạn bị đau tai kèm theo triệu chứng nghe không rõ, hãy nhỏ 2-3 giọt dầu vào tai. Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong vài ngày liên tiếp hoặc cho đến khi bạn cảm thấy tai có vẻ đã thông hơn. Nếu không thấy kết quả tích cực nào trong vòng 2 tuần, bạn nên gọi cho bác sĩ.[5] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Mặc dù không có kết quả ngay lập tức, bạn sẽ thấy đỡ hơn khá nhanh nếu tình trạng đau tai ở bạn là do ráy tai tích tụ.

  5. 5

    Gối cao đầu khi ngủ để giảm đau. Đặt một vài chiếc gối lên giường trước khi đi ngủ. Nếu bị đau tai là do nhiễm trùng, bạn có thể gối cao đầu khi ngủ để dẫn lưu dịch thừa trong tai ra ngoài. Nếu muốn chợp mắt vào ban ngày, bạn nên nằm trên ghế có lưng dựa ngả ra sau.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Bảo vệ tai bằng nút bịt tai hoặc mũ khi ra ngoài. Những cơn gió lạnh cũng có thể khiến bạn bị đau tai, vì vậy bạn nên đeo nút bịt tai hoặc đội mũ ấm để có thêm một lớp bảo vệ tai. Đảm bảo tai được che kín và cách nhiệt trước khi ra ngoài trời.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đừng chọc bất cứ thứ gì vào tai. Cố gắng không cho tăm bông hoặc bất kỳ vật nào vào tai, bất kể là sắc hay cùn, vì chúng sẽ khiến bạn đau và tổn thương thêm. Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng hoặc mắc một bệnh nào khác, chẳng hạn như viêm tai ngoài, hãy đến bác sĩ để được điều trị.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Nếu dùng tăm bông chọc vào tai, bạn sẽ chỉ gây hại hơn là giúp ích.

  3. 3

    Tránh để nước vào tai. Cẩn thận khi tắm bồn hoặc tắm vòi sen, và cố gắng đừng để nước chảy vào tai. Lau tai cho khô sau khi tắm để nước không còn đọng lại trong tai.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu lỡ để nước chảy vào tai, bạn hãy cẩn thận dùng khăn tắm lau thật khô.[10] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở mức nhiệt thấp nhất để sấy cho nước trong tai bay hơi. Nhớ cầm máy sấy cách xa tai ít nhất 30 cm. Sấy tai khoảng vài phút xem tai có khô hơn chút nào không!

  4. 4

    Thận trọng khi thử dùng các liệu pháp chữa đau tai dân gian. Luôn thử các phương pháp được giới y khoa khuyến nghị trước khi tham khảo các liệu pháp tự nhiên và ít được kiểm chứng hơn, chẳng hạn như dùng hành tây để chữa đau tai. Nhiều liệu pháp không có nhiều bằng chứng y khoa chứng minh nên không có nhiều khả năng thành công. Thay vào đó, bạn hãy dùng các phương pháp được khuyến nghị, chẳng hạn như túi chườm nóng.[11] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

  1. 1

    Đến gặp bác sĩ nếu bị sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng. Đau tai là tình trạng rất phổ biến nên bạn không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể cần được điều trị y tế nếu bị sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu bị sốt, nóng hoặc rét run, đau cả hai tai, có cảm giác dịch trong tai chảy ra, cảm thấy như có vật lạ kẹt trong tai, mất thính lực hoặc đau họng và nôn.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

  2. 2

    Tìm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng đau tai kéo dài quá 3 ngày. Trường hợp đau tai nhẹ sẽ khỏi trong vòng 1-2 ngày. Nếu vẫn bị đau dai dẳng, bạn sẽ phải sử dụng các phương pháp điều trị khác. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn bị đau tai lâu ngày không khỏi.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây đau tai và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Hãy trao đổi với bác sĩ về các phương án điều trị, trong đó có thể bao gồm các liệu pháp tự nhiên.

    Ứng biến: Nếu con bạn bị đau tai, tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám sau 1 ngày hoặc ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng nặng.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  3. 3

    Đi cấp cứu nếu bạn gặp phải tai nạn. Đôi khi hiện tượng đau tai xuất phát từ một tai nạn, chẳng hạn như đầu bị va đập. Nếu điều này xảy ra, bạn cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Hẹn với bác sĩ đến khám ngay trong ngày hoặc đến phòng cấp cứu để được điều trị.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy Harvard Medical School Đi tới nguồn

    • Bạn có thể cảm thấy đau, ù tai hoặc có tiếng chuông reo trong tai sau tai nạn. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

  4. 4

    Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để để điều trị chứng đau tai dai dẳng. Trong một số trường hợp, các triệu chứng đau tai có thể kéo dài 1-2 ngày và ảnh hưởng đến khả năng làm việc, lái xe, ăn uống và ngủ. Nếu điều này xảy ra, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác và trao đổi với bác sĩ về lựa chọn của bạn.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ tai hoặc các loại thuốc khác để điều trị chứng đau tai.
    • Đối với trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị đặt ống vào tai để dẫn lưu dịch, vốn có thể là nguyên nhân gây viêm tai. Đây là thủ thuật thông dụng và tương đối đơn giản.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  • Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi nếu bạn bị đau tai do cảm lạnh.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Các thuốc giảm đau như ibuprofen là lựa chọn tốt để giảm đau nhanh.[19] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

Cùng viết bởi:

Bác sĩ trị liệu thiên nhiên

Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014. Bài viết này đã được xem 58.292 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 58.292 lần.