Miliaria crystallina là gì

BỆNH RÔM SẢY (MILIARIA)

I.                  ĐẠI CƯƠNG

Rôm sảy hay phát ban nhiệt (Miliaria) là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt phát triển khi một số ống dẫn mồ hôi của bị tắc, thay vì bay hơi, mồ hôi bị giữ lại dưới da, gây viêm và phát ban.

II.               CĂN NGUYÊN

Rôm sảy  phát triển khi một số ống dẫn mồ hôi của bị tắc. Thay vì bay hơi, mồ hôi bị giữ lại dưới da, gây viêm và phát ban. Một số yếu tố thuận lợi gây tắc tuyến mồ hôi bao gồm:

-      Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh không được phát triển đầy đủ. Chúng có thể dễ dàng vỡ hơn, giữ lại mồ hôi dưới da. Phát ban do nhiệt có thể phát triển trong tuần đầu tiên của cuộc đời, đặc biệt là nếu trẻ sơ sinh được sưởi ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.

-      Khí hậu nhiệt đới: Thời tiết nóng ẩm có thể gây phát ban nhiệt.

-      Hoạt động thể chất: Tập thể dục cường độ cao, hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bạn đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến phát ban nhiệt.

-      Quá nóng: quá nóng - mặc quần áo quá ấm hoặc ngủ dưới chăn điện - có thể dẫn đến phát ban nhiệt.

-      Nằm nhiều, đặc biệt nếu họ bị sốt.

III.           BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

1.     Biểu hiện lâm sàng

-      Rôm sảy thường thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán…, đôi khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn. Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân.

-      Các điều kiện thuận lợi làm rôm xuất hiện là nhiệt độ cao, vi khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí, trẻ mặc quần áo bí hơi, mặc quá nhiều quần áo, ít tắm rửa. 

-      Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn.

-      Da của trẻ bị viêm nên trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Khi đó trẻ gãi làm da sây sát dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Trẻ nhỏ thường quấy khóc, ngủ không ngon do ngứa.  

-       Khi trời mát, rôm sẽ tự lặn đi và để lại các đám vẩy da bong mỏng, màu trắng, ít ngày sau da trở lại bình thường không để lại sẹo. Khi gặp nóng bức trở lại, rôm sảy lại có thể xuất hiện ngay.  

-      Biến chứng: bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt tụ cầu vàng, gây viêm nang lông, nhọt.

 

Miliaria crystallina là gì

                                                      Hình 1: Rôm sảy (Rôm đỏ)

Miliaria crystallina là gì

                               Hình 2: Rôm sảy (mụn nước, mụn mủ)

Miliaria crystallina là gì

                                             Hình 3: Rôm sảy (rôm sâu)

2.     Thể lâm sàng

2.1.         Rôm  dạng tinh thể (miliariastallina ):loại rôm sảy này không có viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.

Miliaria crystallina là gì

                                            Hình 5: Rôm sảy dạng tinh thể

2.2.         Rôm đỏ (miliaria rubra):hay xuất hiện ở thân mình, lưng hay bị hơn cả, vùng quần áo cọ xát vào da. Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này gây khó chịu cho người bệnh với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Trẻ nhỏ hay bị ở các vùng cổ gáy, nách, bẹn và có thể bị ở các vùng da khác của cơ thể. Thể rôm đỏ hay bị biến chứng bội nhiễm hơn cả, các biến chứng như chốc, viêm nang long, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng.

2.3.         Rôm  sâu  (miliaria profunda):thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các sẩn 1-3 mm, màu nhạt, cứng thường ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở tay chân và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi. 

IV.           CHẨN ĐOÁN

-      Chẩn đoán xác định dựa vào đặc điểm mụn nước, độ tuổi hay gặp, thời tiết nóng ẩm, vị trí thường gây rôm sảy.

-      Không cần xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán, trừ khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh da khác

-      Chẩn đoán mức độ để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý

V.               ĐIỀU TRỊ

-       Trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi: bôi kem có corticoid nhẹ, hoặc kem kết hợp corticoid nhẹ với kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.

-      Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to: kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân nếu cần

-      Rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi: có thể dùng isotretinoin (đối với người lớn)

VI.           PHÒNG BỆNH

1.     Trẻ em

-      Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi. Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng. 

-      Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất…

-      Xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại.

-      Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh…Hạn chế các loại nước có nhiều đường. 

2.     Người lớn

-      Tránh làm quá. Vào mùa hè, mặc quần áo mềm, nhẹ, cotton.

-      Tránh quần áo bó sát có thể gây kích ứng da.

-      Khi trời nóng, hãy ở trong bóng râm hoặc trong tòa nhà có máy lạnh hoặc sử dụng quạt để lưu thông không khí.

-      Giữ cho khu vực ngủ của bạn mát mẻ và thông thoáng

-      Ăn: đủ vitamin, hạn chế ăn các thức ăn nhiều đường.