Mine map đánh giá thực hiện công việc năm 2024

Cùng với sự phát triển của thời đại, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng chuyển hoá thông tin thành kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ. Thế hệ trẻ Việt Nam, những “công dân thời WTO” đang có cơ hội sử dụng kỳ diệu là máy tính và Intenet để hội nhập và phát triển cùng một thế giới đang vận động và thay đổi đến từng giây.

Tuy nhiên, trong một thế giới bùng nổ thông tin như hiện nay thì học tập chăm chỉ vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà còn là học như thế nào và sử dụng công việc gì. Các phương pháp luận học tập đã đem lại thành công cho chúng ta trong quá khứ đang gặp nhiều thách thức. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu chúng ta không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nếu ví thông tin như các yếu tố đầu vào, còn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc là yếu tố đầu ra thì “hộp đen” hay “bộ vi xử lý”chính là bộ não của chúng ta. Thực tế, chúng ta có thể dành nhiều thời gian để học cách sử dụng tốt một chiếc máy tính, nhưng lạI ít quan tâm đến cơ chế hoạt động, xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp, sáng tạo… của cỗ máy kỳ diệu là bộ não.

Tony Buzan là một trông số ít những người dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy luật đó để đạt được những sự thành công đáng kinh ngạc. Ông là tác gỉa đi đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm tổng cộng 3 triệu bản đã được bán ra. Nhiều cuốn sách và những sản phẩm giành được những thành công lớn ở hơn 100 nước với 30 ngôn ngữ, doanh thu lên đến hơn 100 triệu bảng Anh là giảng viên hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực này Tony Buzan được coi là “thầy phù thuỷ về tư duy”, với nhiều bài thuyết giảng cho đông đảo khán giả - từ những trẻ em 5 tuổi, những sinh viên thiệt thòi hay những sinh viên đã tốt nghiệp hàng đầu của Oxbridge [Oxford & Cambridge], cho đến những giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Tony Buzan cũng là cố vấn chiến lược cho rất nhiều tổ chức đa quốc gia như General Motors, Walt Disney, Microsoft, IBM…và nhiều chính phủ trên thế giới như Anh Quốc, Singapore, Mexico, Úc… không chỉ là người sáng lập ra giải vô địch thế giới về nghi nhớ và đọc nhanh, Tony Buzan còn được biết tới qua các giải về thơ ca, thành tích cao trong thể thao, và là huấn luyện viên Olympic. Tony Buzan là con người của công chúng với hơn 100 giờ xuất hiện trên các kênh truyền hình và hơn 1000 giờ trên sóng radio quốc gia và quốc tế với khoảng 3 tỷ khán thính giả.

Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là Bản đồ tư duy [Mind Maps]-công cụ hỗ trợ tư duy dược mô tả là “Công cụ của bộ não” đang được hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới.Bạn đanh tự hỏi bản đồ Tư duy là gì? Nó hoạt đông ra sao? thực tế Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình hoạ, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, mầu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ Tư duy công cụ giúp bạn làm chủ với cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công. Tony Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, trong mỗi chúng ta cũng có một vũ trụ khác chưa được khai phá - bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy.

Cuốn sách mà bạn cầm trên tay là cuốn sách đầu tiên về Bản đồ Tư duy được dịch ra tiếng Việt có tên tiến Anh “Mind maps at work”. Đây là sự nỗ lực chung của AlphaBooks và nhóm dịch giả NTG [Nhóm tư duy mới] nhằm góp phần đưa đến cho bạn đọc Việt Nam , một cái nhìn mới mẻ, một công nghệ học tập và làm việc mới. Với cuốn sách này, bạn không chỉ hiểu được Bản đồ Tư duy là gì, tại sao nên ứng dụng Bản đồ Tư duy mà còn trả lời được câu hỏi sử dụng bản đồ tư duy như thế nào trong công việc học tập, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm dịch vụ. Chúng tôi mong rằng những quan điểm, phương pháp tư duy và kỹ năng có được từ quyển sách sẽ đem lại sự thành công cho bạn. Với tinh thần “không có điều gì mới, chỉ có những sự kết nối mới” chúng tôi hi vọng bạn sẽ kết nối được những gì mình mới biết với những gì mình đã biết để làm phong phú thêm khả năng thực hành sáng tạo của bạn.

Bản đồ tư duy hay Sơ đồ tư duy [Mind Map] là hình thức ghi chép theo hệ thống bằng cách tư duy logic, sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức triển khai tư duy, ý tưởng được tác giả Tony Buzan [Anh] nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến & áp dụng rộng khắp thế giới.

II. Ứng dụng

Phương pháp Bản đồ tư duy [Mind Map] được sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông [ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình].

Trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày: Việc sử dụng Bản đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, khả năng suy luận logic và liên tưởng giúp người làm tư duy một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống những yếu tố liên quan đến công việc; hỗ trợ hiệu quả các phương pháp làm việc truyền thống.

Bản đồ tư duy đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng dự án hay kế hoạch trong sản xuất, kinh doanh. Việc tư duy một cách toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố chính và mối quan hệ tương tác của chúng với nhau cho phép chúng ta nhận thức được rõ sự tác động vào một nhân tố trong hệ thống kéo theo các thay đổi của các nhân tố có liên quan giúp họ có được tư duy hệ thống khi giải quyết các công việc.

Đối với người tiếp cận Mind Map lần đầu tiên, sau khi làm quen với một số Sơ đồ tư duy có sẵn, người hướng dẫn đưa ra một chủ đề chính [Main Idea], đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng rồi đặt câu hỏi gợi ý để học viên triển khai tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Bản đồ tư duy cũng có ứng dụng quan trọng trong việc xác định nguyên nhân – giải pháp [theo mô hình nhân quả hoặc mô hình 5 M].

Như vậy từ một vấn đề chúng ta sẽ hệ thống theo logic dẫn đến một số các yếu tố tác động và trên cơ sở đánh giá, xem xét và kiểm chứng có thể xác định rõ nguyên nhân, nhóm nguyên nhân chính gây ra để có biện pháp điều chỉnh nhóm này cho phù hợp và vấn đề được xử lý triệt để. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với BP Quản lý chất lượng trong việc ngăn ngừa và xử lý các nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm không tốt.

III. Đặc điểm của Bản đồ tư duy

Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” “màu này liên tưởng đến màu khác” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý [dạng cây]: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. [Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu].

Ví dụ: Bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là Thứ 2, Thứ 3…cho đến Chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai [Who], ở đâu [Where], bao giờ [When], bằng cách nào [How]...

Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.

Những lời khuyên khi sử dụng Sơ đồ tư duy:

- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh, hình khối. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.

- Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.

- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.

- Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.

- Để kích thích khả năng sáng tạo và Bản đồ tư duy không bị rối, bạn nên sử dụng ký hiệu hoặc từ khóa để viết lên Bản đồ thay vì diễn giải bằng câu chữ. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa hay ký hiệu mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.

- Nên thường xuyên sử dụng Bản đồ tư duy khi làm việc nhóm [Team building] và giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống hoặc mô hình đa nhân tố. Bản đồ tư duy cũng giúp các bạn và người quản lý tiết kiệm thời gian làm việc thông qua sử dụng các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy tính hoặc vẽ ra giấy. Việc cả người quản lý, người nhân viên đều sử dụng bản đồ tư duy mô phỏng công việc thực hiện đối với từng vị trí sẽ giúp việc triển khai, quản lý và giám sát thực hiện công việc được tốt hơn.

- Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về Bản đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành Bản đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó… với những hiệu quả và giá trị tuyệt vời mà nó đem lại!

Chủ Đề