Misoprostol là gì

Thuốc phá thai Misoprostol là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay, để đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, do thuốc dễ tìm mua và giá thành không quá cao. Nên nhiều người đã tự mua về phá thai tại nhà mà không có sự thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ. Dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy cụ thể thuốc phá Misoprostol có công dụng, cách sử dụng, liều dụng, tác dụng phụ ra sao?

Thuốc phá thai Misoprostol là gì?

Thuốc phá thai Misoprostol là loại thuốc được sử dụng để loại bỏ thai. Thuốc Misoprostol được kết hợ với thuốc Misoprostol nhằm đình chỉ sự phát triển của thai nhi và đẩy thai ra ngoài tử cung. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Misoprostol là gì

Công dụng của thuốc phá thai Misoprostol

Thuốc phá thai Misoprostol 200mcg là thuốc thuộc nhóm Prostaglandine.

Công dụng của thuốc:

  • Hỗ trợ thuốc Mifepristone để làm mềm tử cung của thai phụ.
  • Kích thích sự co bóp của tử cung
  • Khiến chị em chuyển dạ một cách tự nhiên

Mục đích là đẩy thai nhi ra ngoài trước thời kỳ sinh nở giống với hiện tượng xảy thai tự nhiên.

Thuốc được sử dụng chủ yếu qua đường uống hoặc đặt. Ngoài ra ở một số trường hợp, Misoprostol còn tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dạy và các tình trạng xuất huyết, kích thích tử cung co bóp khi sinh nở.

Misoprostol là gì

Cách sử dụng thuốc Misoprostol

Để đình chỉ thai nghén, thai phụ cần dùng thuốc Mifepristone trước. Sau đó, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Thuốc được uống sau 48h kể từ khi dùng Mifepristone với liều khoảng 400mc/ lần. Với đường đặt, lượng thuốc nhiều hơn, khoảng 800mcg. Thuốc có thể được sử dụng chung cùng Methotrexate.

Phá thai an toàn bằng thuốc chỉ thành công khi sử dụng kết hợp 2 loại thuốc Mifepristone và Misoprostol với nhau.

Cụ thể:

  • Thai phụ cần phải thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác độ tuổi của thai nhi, tình trạng sức khỏe của thai phụ.
  • Nếu sức khỏe của thai phụ đảm bảo, độ tuổi của thai nhi đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên. Bác sĩ sẽ tư vấn một cách cụ thể và chi tiết về phương pháp phá thai bằng thuốc. Sau đó, thai phụ và người nhà sẽ được bác sĩ cho ký vào giấy cam kết phá thai nếu như đồng ý bỏ thai bằng thuốc.
  • Khi hoàn tất các thủ tục hành chính nêu trên, thai phụ sẽ được bác sĩ cho uống viên thuốc Mifepriston đầu tiên tại cơ sở y tế.
  • Sau khi uống thuốc, chị em sẽ phải nằm tại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để các bác sĩ theo dõi tình trạng về sức khỏe như nhịp tim, huyết áp. Nếu không có bất cứ vấn đề hay triệu chứng gì khác thường. Chị em sẽ được cho về nhà nghỉ dưỡng. Khi về nhà, chị em sẽ thấy chảy máu âm đạo giống như bị hành kinh.
  • 48 giờ sau (tức là 2 ngày) kể từ khi uống viên thuốc phá thai đầu tiên. Bắt buộc chị em phải quay lại cơ sở y tế để bác sĩ cho uống viên thuốc phá thai thứ 2 đó là thuốc Misoprostol để giúp đẩy thai ra ngoài.
  • Tiếp đó, thai phụ cần phải nằm lại cơ sở y tế từ 30 phút đến 4h đồng hồ để bác sĩ theo dõi. Nếu không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ngoài hiện tượng đau bụng, ra máu cục. Chị em sẽ được về nhà nghỉ ngơi và tái thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, chị em cần đi thăm khám ngay.

Lưu ý khi dùng thuốc

Vì thuốc có hai dạng uống và đặt nên cách sử dụng cũng sẽ khác nhau. Cụ thể với dạng thuốc uống, chị em nên chú ý:

  • Uống nước trước khi dùng thuốc.
  • Giữ thuốc tại vị trí giữa hàm dưới và má trong vòng 30 phút.
  • Cố gắng bỏ qua cảm giác khô miệng và đắng khi thuốc tan.
  • Sau 30 phút có thể nuốt những phần thuốc chưa tan cùng nước.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải

Giống như nhiều loại thuốc phá thai khác, sau khi sử dụng thuốc Misoprostol, nữ giới sẽ thấy xuất hiện nhiều biểu hiện. Đó có thể là các dấu hiệu bình thường và một số tác dụng phụ có thể gặp phải.

Những biểu hiện bình thường

Thuốc phá thai Misoprostol có khả năng kích thích tử cung co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài. Điều này sẽ dẫn tới một số biểu hiện như:

  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Âm đạo chảy máu. Máu sẽ có giống như máu kinh, chảy từ tử cung ra.

Đặc biệt nếu máu ra nhiều và có dạng cục sẽ là biểu hiện cho thấy phá thai bằng thuốc thành công và thai nhi đã được đẩy ra ngoài.

Chị em sau khi dùng thuốc cần ở lại theo dõi khoảng 1 tiếng. Trường hợp nếu không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thai phụ có thể ra. Các bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra hiệu quả đình chỉ thai nghén.

Các tác dụng phụ thường gặp

Thuốc phá thai Misoprostol thường gây ra một số tác dụng phụ sau:

+ Đau bụng

Thuốc kích thích tử cung co bóp dẫn tới đau bụng. Các cơn đau khá giống với đau bụng kinh.

+ Sốt

Đây là một trong những tác dụng phụ khá phổ biến. Tuy nhiên tình trạng sốt chỉ kéo dài dưới 2h. Trường hợp sốt lâu hơn, chị em hãy cẩn trọng vì đó có thể là do nhiễm khuẩn tử cung.

+ Tiêu chảy

Đa số chị em sau khi dùng thuốc đều bị tiêu chảy. Nhưng tình trạng này chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn nên chị em không cần quá lo lắng.

+ Đau đầu:

Tác dụng phụ đau đầu sau khi dùng thuốc phá thai Misoprostol có thể gặp phải ở một số trường hợp sau khi dùng thuốc nhưng cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Để hạn chế các tác dụng phụ, chị em phải tìm hiểu các tác dụng của thuốc, các biến chứng. Đặc biệt là một số thuốc dị ứng thuốc, để hạn chế bất lợi của thuốc.

Biến chứng tự mua thuốc phá thai Misoprostol tại nhà

Nếu chị em tự ý mua thuốc Misoprostol về sử dụng, hoặc không đáp ứng được các điều kiện để sử dụng thuốc. Chị em sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản về sau. Cụ thể:

Sử dụng sai thuốc, hoặc không đúng với độ tuổi thai nhi. Sẽ dẫn đến tình trạng bị sót thai, sót nhau, thai bị chết lưu nhưng không thể thoát hết ra ngoài. Nếu không được xử lí kịp thời, sẽ dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

Với những trường hợp, thai nhi trên 7 tuần tuổi, nếu thai phụ vẫn cố tình sử dụng thuốc để phá thai. Thuốc không đủ tác dụng để chấm dứt sự phát triển của thai nhi. Khiến thai nhi vẫn phát triển bình thường ở trên trong tử cung của thai phụ. Tuy nhiên khi trẻ sinh ra, trẻ sẽ bị dị tật bẩm sinh như bị hở hàm ếch, bị dow,…

Tình trạng nhiễm trùng, sót nhau, sót thai,….nếu như không được xử lí nhanh và hiệu quả. Sẽ khiến chị em mất đi thiên chức làm mẹ của mình một cách vĩnh viễn.

Trong quá trình uống thuốc phá thai tại nhà, nếu như chị em bị băng huyết, sẽ khiến máu trong cơ quan sinh dục bị chảy ra một cách ồ ạt. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ khiến chị em bị mất máu nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Vì thế, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc phá thai về nhà sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm như trên có thể xảy ra.

Mua thuốc phá thai Misoprostol ở đâu tốt?

Mua thuốc phá thai Misoprostol ở đâu tốt? Là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ngoài ý muốn, thai bị dị tật bẩm sinh quan tâm.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Y Tế : “Phá thai bằng thuốc chỉ được phép thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên. Hoặc các phòng khám được Sở Y Tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đình chỉ thai nghén”.

Chính vì thế, thuốc phá thai cũng sẽ được bán tại những cơ sở y tế chuyên khoa, các quầy thuốc đã được bộ hoặc sở y tế cấp phép hoạt động, có sự giám sát nghiêm ngặt từ cơ quan có thẩm quyền.

Nếu chị em mua thuốc phá thai tại các cơ sở y tế hoạt động theo hình thức chui, hoặc các quầy thuốc không có giấy phép hoạt động. Rất có thể chị em sẽ mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mua thuốc phá thai ở đâu tốt là vấn đề rất quan trọng. Bởi nếu mua phải thuốc giả kém chất lượng sẽ khiến chị em rơi vào tình trạng  tiền mất tật mang, rước họa vào thân. Chính vì thế, chị em nên đến các cơ cở y tế chuyên khoa để tham khảo. Cũng như được các bác sĩ tư vấn, thăm khám, và hướng dẫn cách sử dụng thuốc phá thai đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc phá thai Misoprostol. Hi vọng sẽ giúp chị em hiểu được phần nào về tính năng, công dụng của thuốc. Theo đó, hãy nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn để quá trị đình chỉ thai nghén được hiệu quả nhất!

Misoprostol, được bán dưới thương hiệu Cytotec cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc dùng để bắt đầu chuyển dạ, phá thai, ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày, và điều trị chảy máu sau sinh do co thắt tử cung kém.[1] Nếu sử dụng cho mục đích phá thai, thuốc thường được sử dụng phối hợp với mifepristone hoặc methotrexate.[2] Sử dụng một mình chúng trong mục đích này cũng cho hiệu quả từ 66% đến 90%.[3] Thuốc có thể được đặt trong má, dưới lưỡi, hoặc đặt trong âm đạo.[2][4]

Misoprostol là gì
MisoprostolDữ liệu lâm sàngTên thương mạiCytotec, Misodel, tên khácAHFS/Drugs.comChuyên khảoMedlinePlusa689009Danh mục cho thai kỳ

  • AU: X (Nguy cơ cao)
  • US: X (Chống chỉ định)
  • Dùng để phá thai

Dược đồ sử dụngqua đường miệng, âm đạo, dưới lưỡiMã ATC

  • A02BB01 (WHO) G02AD06

Tình trạng pháp lýTình trạng pháp lý

  • AU: S4 (Kê đơn)
  • CA: ℞-only
  • UK: POM (chỉ bán theo đơn)
  • US: ℞-only

Dữ liệu dược động họcSinh khả dụnghấp thụ mạnhLiên kết protein huyết tương80-90% (chuyển hóa chủ động, acid misoprostol)Chuyển hóa dược phẩmGan (lượng lớn thành acid misoprostic)Chu kỳ bán rã sinh học20–40 phútBài tiếtNước tiểu (80%)Các định danh

Số đăng ký CAS

  • 59122-46-2

PubChem CID

  • 5282381

IUPHAR/BPS

  • 1936

DrugBank

  • DB00929 
    Misoprostol là gì
    Y

ChemSpider

  • 4445541 
    Misoprostol là gì
    Y

Định danh thành phần duy nhất

  • 0E43V0BB57

KEGG

  • D00419 
    Misoprostol là gì
    Y

ChEMBL

  • CHEMBL606 
    Misoprostol là gì
    Y

ECHA InfoCard100.190.521Dữ liệu hóa lýCông thức hóa họcC22H38O5Khối lượng phân tử382.534 g/molMẫu 3D (Jmol)

  • Hình ảnh tương tác

  (kiểm chứng)

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy và đau bụng.[1] Mức độ an toàn trong thai kỳ được xếp vào loại X, tức là, nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai thì không thể cho ra đời em bé.[1] Trong trường hợp hiếm hoi, hiện tượng vỡ tử cung cũng có thể xảy ra.[1] Đây là một thuốc tương tự prostaglandin - đặc biệt là một prostaglandin E1 tổng hợp (PGE1).[1]

Misoprostol được phát triển vào năm 1973.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,36 đến 2,00 USD cho một liều.[7] Một tháng sử dụng để điều trị cho loét dạ dày ở Hoa Kỳ là từ 100 đến 200 USD.[8] Lượng thuốc tương tự có giá dao động giữa 30 và 55 EUR tại châu Âu.[9]

  1. ^ a b c d e f “Misoprostol”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ a b Kulier, R; Kapp, N; Gülmezoglu, AM; Hofmeyr, GJ; Cheng, L; Campana, A (ngày 9 tháng 11 năm 2011). “Medical methods for first trimester abortion”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (11): CD002855. doi:10.1002/14651858.CD002855.pub4. PMID 22071804.
  3. ^ Bryant, AG; Regan, E; Stuart, G (tháng 1 năm 2014). “An overview of medical abortion for clinical practice”. Obstetrical & gynecological survey. 69 (1): 39–45. doi:10.1097/OGX.0000000000000017. PMID 25102250.
  4. ^ Marret, H; Simon, E; Beucher, G; Dreyfus, M; Gaudineau, A; Vayssière, C; Lesavre, M; Pluchon, M; Winer, N; Fernandez, H; Aubert, J; Bejan-Angoulvant, T; Jonville-Bera, AP; Clouqueur, E; Houfflin-Debarge, V; Garrigue, A; Pierre, F; Collège national des gynécologues obstétriciens, français (tháng 4 năm 2015). “Overview and expert assessment of off-label use of misoprostol in obstetrics and gynaecology: review and report by the Collège national des gynécologues obstétriciens français”. European journal of obstetrics, gynecology, and reproductive biology. 187: 80–4. doi:10.1016/j.ejogrb.2015.01.018. PMID 25701235.
  5. ^ Paul, Maureen (2011). “Misoprostol”. Management of Unintended and Abnormal Pregnancy: Comprehensive Abortion Care. John Wiley & Sons. ISBN 9781444358476.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Misoprostol”. International Drug Price Indicator Guide. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 271. ISBN 9781284057560.
  9. ^ “DocMorris - Cytotec 200 µg Tabletten”. ngày 6 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Misoprostol&oldid=65512814”