Mổ thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày

Chào luật sư. Cho em xin hỏi, em phải mổ cấp cứu thai ngoài tử cung đã vỡ. Em có giấy ra viện 7 ngày điều trị nội trú và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bhxh [áp dụng cho điều trị ngoại trú] là 6 ngày. Tổng cộng là 13 ngày. Vậy cho em hỏi em cách tính chế độ hưởng như thế nào? Và số tiền hưởng là bao nhiêu ạ? Mức lương đóng bảo hiểm hiện tại là 4,472,600 vnđ/ tháng.

  • [ảnh minh họa]

- Căn cứ Công văn 1967/BYT-BH năm 2013 quy định: Các trường hợp mang thai trứng hoặc có thai ngoài tử cung là các trường hợp bệnh lý.

- Căn cứ công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 thì mang thai ngoài tử cung được thực hiện theo chế độ ốm đau.

- Căn cứ Thông tư 46/2016/TT-BYT thì mang thai ngoài tử cung thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Cụ thể là tối đa 180 ngày tính cả ngày lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

- Trường hợp này bạn nghỉ 13 ngày cho điều trị và sau điều trị theo xác nhận của bác sỹ, thời gian này vẫn trong thời gian cho phép nên bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau cho 13 ngày này. Cụ thể mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này 75% mức lương đóng BHXH. [Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014]

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Kết luận: Bạn mang thai ngoài tử cung là một trường hợp bệnh lý nên sẽ hưởng chế độ ốm đau theo công thức sau: 4.472.600 / 24 x 75% x 13

Tôi bị phẩu thuật thai ngoài tử cung hơn 6 tuần, có được tính theo Chế độ thai sản không? Thủ tục ra sao?

  • Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi
  • Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp của bạn “thai ngoài tử cung” là bệnh lý, trường hợp này bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Mục 1 Chương III, Luật Bảo hiểm xã hội • Thủ tục: Căn cứ khoản 1 điều 8 Quy định Về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội [Ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam] quy định hồ hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, gồm: a. Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện [bản chính hoặc bản sao] đối với người lao động điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều trị ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp [mẫu số C65-HD]. Bạn nên đề nghị đơn vị lập hồ sơ gửi sang BHXH nơi mà đơn vị bạn đang tham gia BHXH để chúng tôi có cơ sở thanh toán nếu bạn có đủ hồ sơ theo quy định trên.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì NLĐ công ty bạn mang thai ngoài tử cung thì hưởng chế độ ốm đau 10 ngày, và mức lương đóng BHXH là 6.200.000 đồng. Do đó, mức hưởng NLĐ công ty bạn nhận được là: [6.200.000 : 24] x 75% x 10 = 1.937.500 đồng.

Như đã biết, lao động nữ tham gia Bảo hiểm xã hội [BHXH] bắt buộc khi mag thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, không hiếm trường hợp bị mang thai ngoài tử cung. Vậy trường hợp này có được hưởng chế độ thai sản?

Có giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai ngoài tử cung?

Theo Công văn số 2017/BHXH-CSXH hướng dẫn một số nội dung về chế độ ốm đau và thai sản, trường hợp mang thai ngoài tử cung thì thực hiện theo chế độ ốm đau.

Đồng thời, tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT, chửa ngoài tử cung được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày.

Mặt khác, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ phải thuộc một trong các trường hợp tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014:

a] Lao động nữ mang thai;
  1. Lao động nữ sinh con;
  1. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  1. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ không được giải quyết chế độ thai sản mà chỉ được giải quyết chế độ ốm đau nếu đủ điều kiện.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi thai ngoài tử cung

Để được giải quyết chế độ ốm đau, người lao động mang thai ngoài tử cung phải đáp ứng các điều kiện trong Điều 24 và Điều 25 Luật BHXH năm 2014:

- Về đối tượng được hưởng: Thuộc một trong các đối tượng

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Về điều kiện hưởng: Đáp ứng đồng thời các điều kiện

+ Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc;

+ Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, lao động nữ thuộc một trong các đối tượng trên mà mang thai ngoài tử cung và có xác nhận của cơ sở khám bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Mang thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản? [Ảnh minh họa]

Chế độ ốm đau khi mang thai ngoài tử cung

Lao động nữ nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được giải quyết chế độ ốm đau với các quyền lợi sau:

* Thời gian nghỉ hưởng chế độ

Như đã đề cập, chửa ngoài tử cung được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày, do đó, lao động nữ trong trường hợp này sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014:

- 180 ngày/năm [tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần];

- Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Ví dụ: Chị A làm việc trong điều kiện bình thường, có 5 năm đóng BHXH. Khi bị mang thai ngoài tử cung sẽ được nghỉ ốm đau tối đa 180 ngày. Nếu hết thời gian này mà vẫn phải tiếp tục điều trị, chị A sẽ nghỉ thêm tối đa là 30 ngày/năm [căn cứ điểm a khoản 1 Điều 26 Luật BHXH năm 2014].

Xem thêm: Thời gian tối đa trong năm người lao động được nghỉ ốm đau?

* Mức hưởng chế độ

Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ, lao động nữ sẽ được cơ quan BHXH chi trả theo mức hưởng tại Điều 28 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Mức hưởng hàng tháng

\=

75%

x

Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

[Mức hưởng trợ cấp ốm đau/ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày]

Xem thêm: Mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay như thế nào?

* Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

Theo Điều 29 Luật BHXH năm 2014, sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ốm theo quy định, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Tối đa 07 ngày đối với người lao động phải phẫu thuật;

- Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

[Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần]

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi, người lao động được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Xem thêm: Hướng dẫn mới nhất thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Nói tóm lại, thai ngoài tử cung sẽ không được hưởng chế độ thai sản mà chỉ được giải quyết theo chế độ ốm đau như đã phân tích. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

Bị thai ngoài tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày?

Thời gian nghỉ việc tối đa là 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên [bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần].

Mổ lấy thai ngoài tử cung bao lâu thì lành?

Vết mổ này sẽ cần tới 6 tuần để lành hẳn. Với những trường hợp không phẫu thuật, dùng thuốc để thai tự hủy thì mẹ hồi phục rất nhanh. Nhưng mẹ cần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai đã tự hủy hết. Các mẹ cần kiêng cữ để sức khỏe nhanh chóng hồi phục sau mổ thai ngoài tử cung.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung được nghỉ chế độ bao nhiêu?

Như vậy, vợ bạn mổ thai ngoài tử cung sẽ không thuộc trường hợp hưởng chế độ thai sản mà sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau.

Sau phẫu thuật cắt tử cung được nghỉ bao nhiêu ngày?

Sau khi thực hiện việc cắt tử cung toàn phần, thời gian phục hồi rất nhanh chỉ khoảng 2 tuần đối với phương pháp mổ nội soi. Còn nếu bạn thực hiện theo phương pháp mổ hở thì thời gian để hồi phục sẽ là 6 đến 8 tuần.

Chủ Đề