Mới doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh

Về nguyên tắc, hoạt động kinh tế ở Ba Lan có thể được bắt đầu vào ngày nộp đơn đăng ký vào Sổ đăng ký Trung ương và Thông tin về Hoạt động Kinh tế hoặc sau khi được ghi vào danh sách các doanh nhân của Đăng ký Tòa án Quốc gia.

Luật pháp Ba Lan quy định các hình thức hoạt động kinh tế sau: 

- hoạt động kinh doanh cá thể (tự kinh doanh) 

- hợp tác dân sự;

- hợp tác chung;  

- công ty hợp danh;  

- công ty hợp danh - cổ phần;  

- quan hệ đối tác;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn; 

- công ty Cổ phần.

Các hình thức hoạt động kinh doanh phổ biến nhất bao gồm kinh doanh cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nhân nước ngoài có thể điều hành ở Ba Lan:

- chi nhánh mà qua đó thực hiện hoạt động kinh tế trong phạm vi mà nó thực hiện tại quốc gia có trụ sở của mình;

- văn phòng đại diện, chỉ cho phép doanh nhân nước ngoài thực hiện các hoạt động trong phạm vi quảng cáo và khuyến mại của mình.

Thông tin chi tiết về việc lập và điều hành các hình thức hoạt động kinh doanh ở Ba Lan có tại đây: https://www.biznes.gov.pl/pl

  1. KHẢ NĂNG ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÓ THỂ ĐƯỢC TIẾN HÀNH BỞI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở BA LAN

Mỗi người nước ngoài, bất kể họ có quốc tịch và các giấy tờ cho phép họ ở lại Ba Lan như thế nào, đều có quyền thực hiện và tiến hành hoạt động kinh doanh dưới hình thức:

- công ty hợp danh;  

- công ty hợp danh – cổ phần;  

- công ty trách nhiệm hữu hạn;  

- công ty cổ phần.  

Mỗi người nước ngoài đều cũng có thể tham gia vào các công ty nói trên và mua lại hoặc mua cổ phần hoặc cổ phiếu của các công ty đó, trừ khi các điều ước quốc tế có quy định khác.

Chú ý! Người nước ngoài muốn thực hiện một trong bốn hình thức hoạt động kinh tế được liệt kê ở trên không cần phải có quyền cư trú tại Ba Lan. Theo nguyên tắc, sự hiện diện của người đó ở Ba Lan là không bắt buộc (nếu các quy định cho phép, chẳng hạn người đó có thể đăng ký công ty qua Internet hoặc thông qua người đại diện).

Chú ý! Tuy nhiên, nếu một người nước ngoài dự định lưu trú tại Ba Lan để tiến hành hoạt động kinh doanh, người đó có thể hợp pháp hóa việc lưu trú của mình trên cơ sở này - xin thị thực hoặc giấy phép cư trú tạm thời.

TIẾN HÀNH CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KHÁC

Người nước ngoài có cơ sở cư trú cụ thể tại Ba Lan có thể thành lập và điều hành hoạt động kinh tế theo các điều kiện giống như công dân Ba Lan. Điều này có nghĩa là họ có thể đảm nhận và tiến hành bất kỳ hình thức hoạt động kinh tế nào được luật pháp Ba Lan cho phép. Số người nước ngoài này bao gồm những người di cư đang cư trú Ba Lan trên cơ sở:

- giấy phép cư trú cố định;

- giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EU;

- giấy phép cư trú tạm thời được cấp cho thành viên gia đình của người nước ngoài với mục đích đoàn tụ gia đình; 

- giấy phép cư trú tạm thời được cấp cho mục đích học đại học;

- giấy phép cư trú tạm thời được cấp trên cơ sở các trường hợp khác (tức là giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EU, được cấp bởi Quốc gia Thành viên EU không phải là Ba Lan);

- giấy phép cư trú tạm thời được cấp dựa trên các trường hợp khác (tức là là thành viên gia đình của người nước ngoài được mô tả ở điểm trên);

- giấy phép cư trú tạm thời, với điều kiện họ đã kết hôn với một công dân Ba Lan sống ở Ba Lan;

- giấy phép cư trú tạm thời được cấp cho mục đích tiến hành hoạt động kinh tế (được cấp do tiếp tục hoạt động kinh tế đã được tiến hành trên cơ sở ghi vào Sổ đăng ký Trung ương và Thông tin về Hoạt động Kinh tế.

Chú ý! Vợ hoặc chồng của công dân Ba Lan có quyền kinh doanh do kết hôn của họ, với điều kiện cơ sở lưu trú của họ dựa trên giấy phép cư trú tạm thời. Ở đây không quan trọng việc nó được cấp trên cơ sở nào. Các điều khoản quy định quyền tiếp cận của vợ, chồng của công dân Ba Lan vào thị trường lao động sẽ khác. Trong trường hợp này, điều quan trọng là giấy phép cư trú tạm thời có được cấp trên cơ sở hôn nhân hay không

Thông tin thêm về thủ tục hợp pháp hóa việc cư trú và làm việc của vợ, chồng của công dân Ba Lan có sẵn trong tab: NHẬP CẢNH VÀ CƯ TRÚ TẠI BA LAN CỦA THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH.

Nhóm này cũng bao gồm những người nước ngoài ở Ba Lan có:

- tình trạng tị nạn;

- bảo hộ bổ sung;

- giấy phép đồng ý cho lưu trú vì lý do nhân đạo hoặc giấy phép châm chước cho lưu trú.

Hoạt động kinh doanh theo các điều kiện tương tự như công dân Cộng hòa Ba Lan cũng có thể được tiến hành bởi những người nước ngoài có Thẻ Người Ba Lan hợp lệ và những người đang hưởng sự bảo vệ tạm thời ở Ba Lan.

Chú ý! Các hiệp định quốc tế giữa các quốc gia cụ thể và Ba Lan có thể đưa ra các hạn chế hoặc quyền hạn bổ sung liên quan đến khả năng tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần kiểm tra chắc chắn rằng điều ước quốc tế quy định về vấn đề này không áp dụng đối với nước xuất xứ của người nước ngoài. Bộ Ngoại giao có duy trì cơ sở dữ liệu hiệp ước trực tuyến để có thể kiểm tra những thông tin đó.

Các thành viên gia đình của người nước ngoài mà các hiệp định quốc tế nói trên đề cập đến và những người có giấy phép cư trú tạm thời, có thể tiến hành và thực hiện hoạt động kinh tế theo các điều kiện như những người nước ngoài này.

Các thành viên gia đình có giấy phép cư trú tạm thời, được cấp liên quan đến việc nhập cảnh hoặc cư trú tại Ba Lan với mục đích đoàn tụ gia đình người nước ngoài (những người có giấy phép cư trú tạm thời và đang tiến hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở ghi trong sổ đăng ký kinh doanh theo nguyên tắc có đi có lại), có thể thực hiện và tiến hành hoạt động kinh tế theo các điều kiện giống như những người nước ngoài này.

Nên biết! Những người quan tâm đến việc điều hành hoạt động kinh tế ở Ba Lan có thể liên hệ với Cơ quan Phát triển Doanh nghiệp Ba Lan (PARP), Nơi có tổ chức đào tạo cho các doanh nhân và có tổ chức các khóa học sau đại học về lĩnh vực khởi nghiệp

  1. HỢP PHÁP HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

THỊ THỰC

Người nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Ba Lan có thể xin thị thực vào Ba Lan trên cơ sở điều hành hoạt động kinh tế. Với mục đích này, khi nộp đơn xin thị thực (tại lãnh sự quán Cộng hòa Ba Lan có thẩm quyền theo nơi thường trú), ngoài bộ tài liệu cơ bản, phải nộp thêm các tài liệu xác nhận hoạt động kinh doanh tại Ba Lan (ví dụ: nhập vào Sổ đăng ký Tòa án Quốc gia, hợp đồng thành lập công ty có xác nhận Công chứng, giấy chứng nhận của cơ quan thuế về việc không nợ thuế).

Chú ý! Trong những trường hợp hợp lý, có thể xin được thị thực liên quan đến ý định tiến hành kinh doanh tại Ba Lan. Tuy nhiên, thị thực đến Ba Lan sẽ không được cấp liên quan đến ý định hoạt động kinh doanh, nếu người nước ngoài không chứng minh được ý định của mình và không biện minh cho nhu cầu đến và lưu trú tại Ba Lan. Trong trường hợp như vậy (người nước ngoài chưa có đăng ký hoạt động kinh tế tại Ba Lan và không thể xuất trình giấy tờ xác nhận hoạt động của mình), lãnh sự sẽ quyết định xem liệu các bằng chứng xuất trình có đủ để cấp thị thực hay không. Xin lưu ý rằng lãnh sự có quyền yêu cầu các giấy tờ bổ sung.

Chú ý! Cần nhớ rằng bộ hồ sơ cần thiết để nộp đơn xin thị thực có thể khác nhau tùy thuộc vào văn phòng lãnh sự. Do đó, trước khi nộp hồ sơ xin thị thực, nên liên hệ với cơ quan lãnh sự nơi người nước ngoài sẽ xin thi thực để khẳng định đầy đủ các giấy tờ cần thiết để được cấp thị thực.

Thông tin thêm về thủ tục xin thị thực tại tab: NHẬP CẢNH VÀ CƯ TRÚ TRÊN CƠ SỞ THỊ THỰC.

GIẤY PHÉP CƯ TRÚ TẠM THỜI

Người nước ngoài cư trú tại Ba Lan và đang tiến hành hoạt động kinh tế có thể xin giấy phép cư trú tạm thời trên cơ sở này.

Chú ý! Giấy phép cư trú tạm thời cho mục đích tiến hành hoạt động kinh doanh cũng được cấp cho người nước ngoài có mục đích lưu trú tại Ba Lan:

- Thực hiện chức năng trong ban quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc một công ty cổ phần mà người nước ngoài có sở hữu cổ phiếu hoặc cổ phần, hoặc

-  quản lý các công việc của một công ty hợp danh hữu hạn hoặc một công ty hợp danh cổ phần hữu hạn bởi một thành viên hợp danh hoặc

- hoạt động với tư cách người được ủy quyền.

Chú ý! Nếu một người nước ngoài nhận được giấy phép cư trú tạm thời với mục đích điều hành hoạt động kinh tế liên quan đến các trường hợp được mô tả ở trên, thì giấy phép đó sẽ cho phép người đó làm việc với tư cách nhất định (thành viên hội đồng quản trị, thành viên hợp danh, người được ủy quyền).

Quan trọng là, đảm nhận công việc ở một chức năng khác (ví dụ như kế toán) sẽ yêu cầu (trước khi bắt đầu) buộc phải có trước các tài liệu hợp pháp hóa công việc này.

Chú ý! Trong trường hợp, nếu người nước ngoài thực hiện các chức năng trong ban quản trị của công ty nhưng không có cổ phần trong công ty đó thì phải nộp đơn xin  giấy phép cư trú tạm thời và lao động.

Thông tin thêm về thủ tục xin giấy phép cư trú tạm thời với mục đích tiến hành hoạt động kinh tế xem tại tab: CƯ TRÚ TẠI BA LAN.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; (ii) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này; (iii) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; (iv) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh.Riêng đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, ngoài các giấy tờ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.