Mỗi năm trẻ cao thêm bao nhiêu năm 2024

Bé trai có thể tăng khoảng 7,6 cm mỗi năm trong giai đoạn dậy thì và ngừng phát triển chiều cao khi 16 tuổi.

Ở nam, tuổi dậy thì có xu hướng bắt đầu khi trẻ 12 tuổi, chậm hơn các bé gái và kéo dài 2-5 năm. Tốc độ phát triển nhanh nhất trong khoảng 1-2 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Hầu hết bé trai sẽ ngừng phát triển chiều cao vào năm 16 tuổi và thường phát triển toàn diện vào năm 18 tuổi. Một số trường hợp có thể tiếp tục cao thêm 2-3 cm trong những năm cuối tuổi thiếu niên.

Trẻ nam trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc trong tuổi dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể khác nhau vì mỗi bé trải qua tuổi dậy thì ở các độ tuổi khác nhau. Trung bình, bé trai có xu hướng tăng khoảng 7,6 cm mỗi năm trong giai đoạn này. Tuổi của nam giới khi trải qua tuổi dậy thì không ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng, nhưng sẽ tác động đến thời điểm bắt đầu và ngừng phát triển của bé.

Dậy thì ở nam giới có xu hướng chia thành hai loại: trưởng thành sớm [bắt đầu dậy thì khoảng 11-12 tuổi] và trưởng thành muộn [bắt đầu dậy thì khoảng 13-14 tuổi]. Cả hai loại thường đạt chiều cao tương tự nhau, nhưng những bé dậy thì muộn có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn để bù đắp cho thời gian đã mất. Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao cực đại mà các bé trai đạt được chiếm 92% chiều cao khi trưởng thành.

Nam giới dậy thì muộn hơn nữ giới nên thời điểm ngừng phát triển chiều cao cũng muộn hơn. Ảnh: Freepik

Các tác nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự chậm phát triển ở nam giới. Các yếu tố như chế độ ăn uống và môi trường có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Trẻ em có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng có thể không cao như những bé được cung cấp những bữa ăn đầy đủ và cân đối. Những người bị thừa cân, béo phì có xu hướng ít tăng chiều cao. Suy dinh dưỡng trong thời thơ ấu cũng có thể làm chậm tăng trưởng.

Các bệnh mạn tính [viêm khớp], tình trạng di truyền [hội chứng Down và các rối loạn di truyền], sự mất cân bằng hormone [hormone tăng trưởng, hormone sinh dục, mức insulin] và sử dụng một số loại thuốc [corticosteroid] đều có thể làm chậm hoặc hạn chế sự phát triển.

Tình trạng chậm phát triển có thể dễ nhận thấy nhất trong giai đoạn sơ sinh. Đó là lý do tại sao việc khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng. Mỗi lần khám, bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, cho phép phát hiện ra vấn đề ngay lập tức nếu có dấu hiệu bất thường. Chụp X-quang bàn tay và cổ tay có thể giúp đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cần sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ khi bé trai đang phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn nhiều so với dự kiến; thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với những trẻ cùng tuổi; đang phát triển rất cao dù bố mẹ thấp; chưa bắt đầu dậy thì trước 14 tuổi.

Cách giúp bé trai tăng trưởng chiều cao

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục là điều cần thiết giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Chế độ ăn uống và khả năng tiếp cận thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng như trái cây tươi, rau củ, protein, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc có thể tác động đến sức khỏe tổng thể và sự tăng trưởng của trẻ.

Thanh thiếu niên cần ngủ 8-9 tiếng mỗi đêm, vì nó có thể ảnh hưởng đến lượng hormone tăng trưởng được tiết ra, tác động đến chiều cao và cân nặng tổng thế. Một giấc ngủ lành mạnh là đi ngủ đúng giờ và không thức quá khuya.

Vận động bằng cách tham gia các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, hoặc giúp đỡ việc nhà cũng góp phần tăng cường chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, tư thế cũng có thể tạo ra sự khác biệt về chiều cao, các bé trai có thể bị gù lưng nếu có thói quen cúi người.

Thiếu hụt dinh dưỡng, ít vận động…có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, nhất là ở giai đoạn dậy thì.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự thay đổi liên tục về cấu trúc xương. Chiều cao của trẻ tăng thêm 25 cm khi tròn 1 tuổi. Trong 2 năm tiếp theo, chiều cao tăng trung bình 10 cm mỗi năm. Từ 3 tuổi đến giai đoạn dậy thì, mỗi năm trẻ cao thêm khoảng 5-6 cm. Khoảng 2 năm trước dậy thì là giai đoạn tăng vọt về chiều cao, khoảng 8-12cm. Ở giai đoạn sau dậy thì, tốc độ tăng chiều cao chững lại, tăng rất chậm và dần đạt chiều cao khi trưởng thành.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Thị Thu Hiền [Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội] cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền, yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật, và các hoạt động thể lực.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo Tiến sĩ Hiền, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Trẻ thiếu dinh dưỡng thường không cao lớn bằng trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ ăn thiếu cân bằng khiến trẻ không nhận đủ protein năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển. Trong đó, protein và khoáng chất [canxi, phospho, magie,…] đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương. Cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, trứng, các loại rau xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, cải xoăn, đậu tương, cam…

Thiếu ngủ

BS.CKII Dương Thùy Nga, Phó khoa Nhi chia sẻ, một trong những yếu tố phổ biến hiện nay cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ là ngủ không đủ giấc. Trẻ thường ngủ muộn và dậy sớm. Trong khi đó, hai thời điểm cơ thể giải phóng ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất, cao gấp 5 – 7 lần ban ngày là từ 21 giờ đến 2 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 21 giờ và thức dậy sau 7 giờ sáng.

Ngủ muộn và dậy sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ. Ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài có thể cản trở sự phát triển, gây ra các vấn đề sức khỏe khác, làm giảm khả năng tập trung, học hỏi và tham gia các hoạt động trong cuộc sống của trẻ.

Ít vận động

Trẻ thường dành nhiều thời gian học tập ở lớp, học thêm sau khi tan học hoặc chơi game, xem tivi, điện thoại… Điều này ảnh hưởng nhiều đến thời gian vui chơi, vận động. Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng trong việc phát triển thể chất đúng cách bởi vận động giúp tăng cường sức khỏe của xương và các mô cơ.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thì vận động là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh ra hormone tăng trưởng [GH] mạnh mẽ nhất. Bác sĩ Thùy Nga dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bé chỉ chơi thể thao hay vận động trong một buổi tập thì hiệu quả tăng trưởng hormone GH sẽ biến mất ngay sau 24h tập luyện. Tuy nhiên, nếu bé được vận động thường xuyên và điều độ thì hiệu quả sản sinh hormone tăng trưởng chiều cao sẽ gia tăng và duy trì ổn định suốt 24h sau đó.

Do đó, trẻ cần vận động tối thiểu 60 phút mỗi ngày. Bố mẹ có thể chia 60 phút vận động thành nhiều đợt vui chơi. Tham gia tập luyện thể thao giúp trẻ gia tăng mật độ xương, khối lượng cơ bắp và tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Lạm dụng thuốc

Bác sĩ Thùy Nga cho biết, trẻ mắc bệnh bất thường bẩm sinh các cơ quan, bệnh mắc phải mạn tính [bệnh thận, gan mật, tim mạch,..] thường ít nhiều bị chậm tăng trưởng. Một số loại thuốc, nhất là việc sử dụng lâu dài các chế phẩm của corticosteroid như prednisone, betamethasone,… có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp, tránh lạm dụng thuốc.

BS.CKII Dương Thùy Nga thăm khám cho người bệnh tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

Các rối loạn di truyền bẩm sinh

Các bất thường di truyền bẩm sinh [nhiễm sắc thể, gene] có thể làm cho trẻ chậm tăng trưởng. Một số các bệnh lý di truyền hiếm đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao của trẻ [gây lùn], ví dụ: bệnh loạn sản xương-sụn bẩm sinh [gây ra bởi đột biến trên gen FGFR3]. Hội chứng Turner gây ra bởi một nhiễm sắc thể X bị thiếu hoặc bất thường làm cho trẻ bị lùn và chậm dậy thì.

Hormone và rối loạn nội tiết

Tiến sĩ Hiền chia sẻ, các hormone đóng vai trò quan trọng cho quá trình điều hòa phát triển cơ thể. Sự tăng trưởng bao gồm hormone tăng trưởng được tạo ra từ tuyến yên [GH], hormone tuyến giáp, hormone tuyến sinh dục [testosterone và estrogen]… Bất thường của các hormon này đều làm thay đổi sự phát triển, hay chiều cao nói chung. Mất cân bằng nội tiết tố như thiếu hormone tăng trưởng hoặc hormone tuyến giáp thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình khiến trẻ thấp hơn dự kiến nếu không được điều trị. Một số tình trạng sức khỏe có thể làm giảm sự bài tiết và sử dụng của hormon GH sẽ làm hạn chế phát triển chiều cao.

Theo Tiến sĩ Hiền, mặc dù chiều cao của trẻ phần lớn được xác định trước bởi DNA nhưng lối sống, cách chăm sóc của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao. Bên cạnh việc bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám định kỳ giúp xác định tình trạng sức khỏe. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ.

Nhằm giúp cha mẹ cập nhật thông tin hữu ích về quá trình tăng chiều cao của trẻ, các yếu tố giúp cải thiện chiều cao, các bệnh lý ảnh hưởng tới phát triển chiều cao và phương pháp điều trị hiệu quả, hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề: TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ – PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ NỘI TIẾT, DI TRUYỀN TRẺ EM.

Chương trình livestream diễn ra vào lúc 20h ngày 27/6/2023 với sự tư vấn, chia sẻ của các chuyên gia khoa Nhi của Hệ thống BVĐK Tâm Anh:

  • BS.CKII Dương Thùy Nga, Phó khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.
  • TS.BS Lương Thị Thu Hiền, Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.
  • TS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy, Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam kết hợp cùng Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức. Chương trình được phát sóng Trực tiếp trên Báo điện tử thanhnien.vn, website tamanhhospital.vn và vnvc.vn.

Livestream trên ứng dụng VTVgo, THVLi và các fanpage: VTV24 – Trung tâm tin tức, VTV8 – Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Vĩnh Long, Báo điện tử VnExpress.net, Báo Thanh niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC – Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn, Khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh Hà Nội; kênh Youtube Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Youtube Báo Thanh Niên, Youtube Truyền hình Vĩnh Long.

Chủ Đề