Mỗi nước tham gia thi đấu phải cử bao nhiêu trọng tài thể dục dụng cụ nam và nữ?

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 23/2005/QĐ-UBTDTT

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT ĐẨY GẬY

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤCTHỂ THAO

Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2003của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷban Thể dục thể thao.
Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Đẩy gậy.
Theo đề nghị của Vụ Thể dục thể thao Quần chúng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Luật đẩy gậy gồm 5 chương và 30 điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký áp dụng thống nhất trong cáccuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.

Điều 3. Các ông Chánh Văn Phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc,Giám đốc các Sở Thể dục thể thao, Sở văn hoá – thông tin và Thể dục thể thaocác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các cơ quan Thể dục thểthao các ngành có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT
- PCN Uỷ ban TDTT
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ tư pháp)
- Như điều 3
- Lưu VT + Vụ TDTTQC, PC

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO




Nguyễn Danh Thái

Chương I.

>> Xem thêm: Quyết định 23/2005/QĐ-UBTDTT ban hành Luật đẩy gậy của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao

SÂN BÃI – TRANG THIẾT BỊ THI ĐẤU

Điều 1. Sân thi đấu

1.1. Sân thi đấu đẩy gậy hình tròn đường kính là 5m, vạchgiới hạn rộng 0,05m và nằm trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màunền sân.

1.2. Tâm của sân thi đấu là đường tròn đường kính 0,2m.

1.3. Hình vuông bao quanh sân đấu (khu vực an toàn) cách sânđấu tối thiểu 2m.

Điều 2. Địa điểm tổ chức

2.1. Sân thi đấu phải đảm bảo độ sáng, thoáng mát, an toànvà vệ sinh. Có thể tổ chức ngoài trời, trong nhà tập, nhà thi đầu thể thao…

2.2. Mặt (nền) sân thi đấu là đất nện, xi măng, không trơnvà khô ráo

Điều 3. Trang thiết bị phục vụ thi đấu (cho 1 sân)

3.1. Bàn ghế để ban tổ chức, giám sát, trọng tài, thư ký, ytế… làm việc

>> Xem thêm: Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn gì?

3.2. Ghế cho 2 vận động viên chuẩn bị thi đấu

3.3. Trống cái 1 chiếc, dùi đánh trống 2 chiếc

3.4. Cân điện từ 1 chiếc

3.5. Đồng hồ bấm giờ 1 chiếc

3.6. Còi 2 chiếc

3.7. Đai lưng 4 chiếc màu đỏ, 4 chiếc màu xanh (đai lưng làmột mảnh vải rộng 0,3m dài 1,2m – 1,5 m để VĐV thắt khi thi đấu).

3.8. Gậythi đấu 4 chiếc: làm bằng tre già (tre đực) thẳng, có chiều dài 2m, đường kínhtừ 0,04 – 0,05m, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phảiđược bào nhẵn và có đường kính bằng nhau.

3.9. Loa đài, Mirco dùng trong phát thanh.

3.10. Các dụng cụ sơ cứu của y tế.

Chương II.

>> Xem thêm: Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch của trẻ em

NỘI DUNG - THỂ THỨC THI ĐẤU

Điều 4. Điều kiện tham gia thi đấu.

4.1. Tất cả các vận động viên có trình độ kỹ chiến thuật, cósức khoẻ (giấy chứng nhân y tế đảm bảo đủ sức khỏe tham gia thi đấu), tư cáchđạo đức tốt được cơ quan TDTT các cấp đăng ký đều có quyền tham gia thi đấu.

4.2. Vận động viên ở độ tuổi thi đấu giải trẻ có thể thamgia thi đấu ở độ tuổi trưởng thành (giải vô địch) nếu đơn vị chủ quản VĐV cóbản cam kết và được sự đồng ý của Ban tổ chức cuộc thi khi xem xét cụ thể quátrình huấn luyện và thể lực của vận động viên đó.

4.3. Vận động viên ở hạng cân nào thì đăng ký thi đấu ở hạngcân đó. Vận động viên ở hạng cân dưới có thể đăng ký thi đấu ở hạng cân trênliền kề (vượt 1 hạng cân).

4.4. Vận động viên phải hiểu rõ luật, điều lệ giải.

4.5. Vận động viên phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định củaBan tổ chức và quyết định của trọng tài.

Điều 5. Độ tuổi và Hạng cân thi đấu.

Căn cứ từ năm sinh đến năm thi đấu được chia làm 3 độ tuổivới các hạng cân thi đấu như sau:

5.1. Giải Thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi (nam, nữ).

>> Xem thêm: Quyết định 335/QĐ-UBTDTT năm 2007 ban hành Luật Đá cầu do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành

- Dưới 40 kg

- Trên 40 kg đến 45 kg

- Trên 45 kg đến 50 kg

- Trên 50 kg đến 60 kg

- Trên 60 kg đến 65 kg

- Trên 65 kg

5.2. Giải Trẻ từ 16 đến 18 tuổi (nam, nữ).

- Dưới 45 kg

- Trên 45 kg đến 50 kg

- Trên 50 kg đến 55 kg

>> Xem thêm: Phân tích sự cần thiết ban hành luật thuế thu nhập cá nhân

- Trên 55 kg đến 60 kg

- Trên 60 kg đến 65 kg

- Trên 65 kg đến 70 kg

- Trên 70 kg

5.3. Giải Vô địch từ 19 đến 45 tuổi (nam, nữ).

- Dưới 50 kg

- Trên 50 kg đến 55 kg

- Trên 55 kg đến 60 kg

- Trên 60 kg đến 65 kg

- Trên 65 kg đến 70 kg

>> Xem thêm: Quan điểm, mục đích ban hành luật Đầu tư công

- Trên 70 kg đến 75 kg

- Trên 75 kg đến 80 kg

- Trên 80 kg đến 85 kg

- Trên 85 kg đến 95 kg

- Trên 95 kg

Điều 6. Kiểm tra cân nặng và thể thức cân.

6.1. Tất cả các vận động viên tham gia thi đấu đều phải cânchính thức trước khi bốc thăm, xếp lịch thi đấu.

6.2. Trước khi cân chính thức, Ban tổ chức phải bố trí chocác vận động viên được cân thử trên cân chính thức này.

6.3. Các vận động viên chỉ cân chính thức 1 lần để bốc thăm,xếp lịch trước khi tiến hành cuộc thi tối thiểu 6 tiếng.

6.4. Khi cân các vận động viên phải mặc áo phông, quần ngắn,(nữ quần soóc hoặc quần dài) chân đất và phải trình thẻ VĐV do Ban tổ chức cấp.

>> Xem thêm: Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao

6.5. Thứ tự cân: cân từ hạng cân nhỏ đến hạng cân lớn.

6.6. Kết quả cân được ghi vào biên bản.

6.7. Theo lịch kiểm tra trọng lượng vận động viên để bốcthăm xếp lịch thi đấu, VĐV nào vắng mặt (không tham gia kiểm tra trọng lượng)sẽ không được xếp hạng thi đấu.

6.8. Trong khi cân nếu vận động viên thừa cân có thể đăng kýthi đấu lên hạng cân trên (hạng kế tiếp) với điều kiện ở hạng cân này đơn vịchưa có vận dộng viên tham gia thi đấu.

6.9. Tiểu ban cân đo gồm trọng tài, tổng thư ký, hai hoặc batrọng tài và đại diện các đoàn được phép chứng kiến việc kiểm tra cân đo choVĐV.

Điều 7. Thể thức thi đấu.

Căn cứ tình hình cụ thể và điều lệ giải quy định có thể ápdụng các thể thức thi đấu sau:

7.1. Thi đấu loại trực tiếp

7.2. Thi đấu vòng tròn

7.3. Thi đấu hỗn hợp

>> Xem thêm: Quyết định 83/2007/QĐ-UBND Quy định khen thưởng cho tập thể, cá nhân đoạt giải trên lĩnh vực Văn hoá - thông tin, thể dục- thể thao, giáo dục - đào tạo và hoạt động báo chí do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Chương III.

ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU VÀ THỦ TỤC TRẬNĐẤU

Điều 8. Hiệp đấu và thời gian thi đấu:

8.1. Mỗi trận đấu được tiến hành trong 3 hiệp, VĐV nào thắng2 hiệp là thắng trận

8.2. Thời gian thi đấu mỗi hiệp là 3 phút

8.3. Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu là 1 phút rưỡi (90giây)

8.4. Thời gian nghỉ điều trị chấn thương trong 1 trận đấutối đa là 3 phút

Điều 9. Cách phân định thắng thua trong 1 hiệp đấu.

VĐV thắng 1 hiệp khi:

9.1. Đẩy đổi phương ngã hoặc có 1 điểm bất kỳ của cơ thểngoài 2 bàn chân chạm nền sân.

>> Xem thêm: Hướng dẫn 88/HD-STDTT thành lập Câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở do Sở Thể dục thể thao tỉnh Cao Bằng ban hành

9.2. Đẩy 1 chân hoặc cả 2 chân của đổi phương ra khỏi vạchgiới hạn của sân đấu.

9.3. Làm cho đối phương 2 tay rời khỏi gậy

9.4. Làm cho đối phương để đầu gậy cao hơn vai

9.5. Làm cho đối phương để đầu gậy chạm nền sân hoặc vượt rakhỏi vạch giới hạn của sân đấu.

9.6. Làm cho đối phương cầm 1 hoặc 2 tay vượt qua phần gậycủa mình.

9.7. Đối phương bỏ cuộc hoặc ngưng trận do trấn thương khôngthể thi đấu tiếp.

9.8. Đối phương bị truất quyền thi đấu.

Điều 10. Cách cầm gậy.

10.1. VĐV chỉ được dùng bàn tay và các ngón tay để cầm gậy(có thể đi găng tay) được phép tỳ vào phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống đếnđầu gối nhưng không được rời 2 tay khỏi gậy

10.2. Khi chuẩn bị thi đấu, điểm giữa gậy phải ở đúng tâmcủa sân thi đấu và VĐV phải cầm gậy song song với sân đấu, không được cầm vượtquá phần gậy quy định của mỗi bên.

>> Xem thêm: Thông tư liên tịch 22/2007/TTLT/BVHTT-UBTDTT hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn do Bộ Văn hóa-Thông tin, Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành

Điều 11. Cách tính điểm và xếp hạng. (áp dụng trong thi đấuvòng tròn)

11.1. Cách tính điểm: VĐV thắng trận đấu được 2 điểm, VĐVthua 1 điểm, VĐV bỏ cuộc 0 điểm.

11.2. Cách xếp hạng: Cộng tất cả điểm VĐV đạt được trongtừng bảng đấu, vòng đấu nếu VĐV nào nhiều điểm hơn sẽ xếp trên.

- Trong trường hợp 2 VĐV bằng điểm nhau thì VĐV nào thắngtrong lần gặp nhau trực tiếp sẽ xếp trên.

- Trong trường hợp 3 VĐV trở lên bằng điểm nhau thì xét hiệusố hiệp thắng trên hiệp thua VĐV nào cao hơn sẽ xếp trên

Điều 12. Lỗi vi phạm.

12.1. Vận động viên không được vi phạm các điều cấm sau đây:

12.1.1. Cố tình tháo đầu gậy (giật gậy chuyển tư thế khác tưthế ban đầu 1 cách đột ngột, rời tay khỏi gậy đột ngột khi đang thi đấu).

12.1.2. Không nhiệt tình thi đấu hoặc có thái độ thi đấukhông đúng mức (cố tình không thi đấu dứt điểm).

12.1.3. Có hành động thô bạo, có hành vi phản ứng, khôngtuân thủ lệnh trọng tài.

>> Xem thêm: Trang thiết bị cần thiết để thành lập phòng tập Gym, thể dục thể hình, Fitness

12.1.4. Có lời nói, hành vi thiếu văn hoá xúc phạm ban tổchức, trọng tài, đối phương và khán giả…

12.2. Các VĐV vi phạm các điều kiện cấm trên sẽ bị trọng tàixử phạt tuỳ theo mức độ sai phạm:

12.2.1. Nhắc nhở (nhắc nhở 3 lần bằng 1 lần cảnh cáo).

12.2.2. Cảnh cáo (cảnh cáo 3 lần bị truất quyền thi đấu).

12.2.3. Nếu vi phạm lỗi (12.1.1) trong điều 12 sẽ bị xử thuahiệp đó.

12.2.4. Truất quyền thi đấu.

Điều 13. Thủ tục trận đấu:

13.1. Khi bắt đầu một trận đấu, trọng tài phát thanh giớithiệu trận đấu (tên VĐV, đơn vị, màu đai, trọng tài chính điều khiển trận đấuvà trọng tài biên. 2 VĐV chuẩn bị cho trận đấu về ngồi tại ghế dành cho VĐV.

13.2. Khi trọng tài phát thanh giới thiệu VĐV nào thì VĐV đóđứng dậy cúi chào Ban tổ chức và khán giả, sau đó trọng tài phát thanh giớithiệu đến tổ trọng tài điều khiển trận đấu (tên trọng tài chính và trọng tàibiên).

13.3. Trọng tài chính điều khiển trận đấu ra giữa sân thiđấu mặt hướng về bàn Ban tổ chức thổi 2 hồi còi đồng thời hai tay giơ ngangvai, bàn tay ngửa hướng về phía 2 VĐV, sau đó làm động tác gấp khuỷu tay, hailòng bàn tay hướng vào nhau, mũi tay hướng lên trên, khi 2 VĐV đã vào sân trọngtài chính cho 2 VĐV bốc thăm để chọn sân và chọn đầu gậy.

>> Xem thêm: Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao,KH &CN

13.4. Chuẩn bị cho trận đấu: Sau khi các VĐV đã hoàn tất thủtục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “ cầm gậy” các VĐV mớiđược phép cầm gậy theo quy định của luật, trọng tài chính một tay cầm chínhgiữa gậy, mắt quan sát 2 VĐV, khi các VĐV đã ở tư thế sắn sàng, đúng luật hô dựlệnh “chuẩn bị” sau đó thổi một hồi còi ngắn làm “động lệnh” cho hiệp đấu bắtđầu đồng thời buông tay cầm gậy ra.

13.5. Khi kết thúc hiệp đấu trọng tài chính tuyên bố VĐVthắng hiệp đấu bằng cách trọng tài chính và VĐV mặt hướng về Ban tổ chức, dùngtay cầm tay VĐV thắng giơ lên cao để báo hiệu VĐV thắng, đồng thời trọng tàiphát thanh tuyên bố tên VĐV thắng hiệp đấu, sau đó cho 2 VĐV nghỉ 90 giây.

13.6. Hiệp 2 các vận động viên đổi đầu gậy và đổi vị trítrên sân

13.7. Nếu sau 2 hiệp chưa phân định được VĐV thắng cuộc, 2VĐV nghỉ 90 giây sau đó tiếp tục thi đấu hiệp 3 (hiệp quyết thắng) các VĐV sẽbốc thăm lại để chọn sân và chọn đầu gậy.

13.8. Khi kết thúc trận đấu trọng tài chính và 2 VĐV mặthướng về Ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, khi trọng tài phátthanh tuyên bố tên VĐV thắng cuộc và tỷ số trận đấu trọng tài chính cầm tay VĐVthắng cuộc giơ lên cao, sau đó các VĐV rời sân.

Chương IV.

BAN TỔ CHỨC VÀ TRỌNG TÀI

Điều 14. Thành phần Ban tổ chức.

14.1. Ban tổ chức cuộc thi do thủ trưởng cơ quan tổ chứccuộc thi trực tiếp ra quyết định thành lập.

14.2. Ban tổ chức cuộc thi chịu trách nhiệm toàn bộ về côngtác tổ chức giải

>> Xem thêm: Sự cần thiết ban hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

14.3. Thành phần của Ban tổ chức cuộc thi gồm:

+ Trưởng ban tổ chức

+ Các phó trưởng ban tổ chức

+ Các uỷ viên ban tổ chức

14.4. Trưởng ban tổ chức ra quyết định thành lập các tiểuban giúp việc cho Ban tổ chức như: Tiểu ban chuyên môn, Tiểu ban tài chính,Tiểu ban cơ sở vật chất tuyên truyền khánh tiết, Tiểu ban bảo vệ Y tế…

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức.

15.1. Điều hành các tiểu ban thực hiện công việc chuẩn bịcho cuộc thi.

15.2. Điều hành cuộc thi diễn ra đúng Luật và Điều lệ.

15.3. Công nhận và công bố kết quả thi đấu.

15.4.Giải quyết các ý kiến khiếu nại của các đoàn.

>> Xem thêm: Nghị quyết 46/2012/NQ-HĐND quy định mức chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động, huấn luyện viên thể thao thành tích cao; mức chi đối với giải thi đấu thể thao và chế độ khác cho hoạt động thể dục, thể thao do địa phương quản lý của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 4 ban hành

15.5. Trao tặng huy chương, giải thưởng, tặng phẩm…

15.6. Xét và trao quyết định các hình thức kỷ luật đối vớicác cá nhân, tập thể vi phạm luật, điều lệ cuộc thi.

15.7. Công bố kết quả cuộc thi cho các cơ quan tuyên truyềnđại chúng.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng Ban tổ chức.

16.1. Trưởng ban tổ chức là người chịu trách nhiệm toàn bộvề cuộc thi.

16.2. Phân công, đôn đốc và kiểm tra mọi công việc của bantổ chức và trọng tài.

16.3. Trực tiếp điều hành các cuộc họp của ban tổ chức,trọng tài và các trưởng đoàn, huấn luyện viên về công tác tổ chức, chuyên môn.

16.4. Là người có quyết định cuối cùng về việc giải quyếtcác khiếu nại

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng ban tổ chức.

Giúp việc cho trưởng ban tổ chức có các Phó trưởng ban tổchức.

>> Xem thêm: Quyết định 27/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chế độ, định mức chi cho hoạt động thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang

17.1. Các phó trưởng ban tổ chức chịu trách nhiệm về cácphần việc được trưởng ban tổ chức phân công,

17.2. Phó trưởng ban tổ chức được quyền thay thế trưởng bantổ chức khi trưởng ban tổ chức uỷ quyền.

Điều 18. Thành phần ban trọng tài.

18.1. Ban trọng tài do thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thihoặc trưởng ban tổ chức ra quyết định thành lập.

18.2. Tuỳ thuộc vào tính chất của giải để quyết định thànhphần của ban trọng tài. Ban trọng tài gồm:

18.2.1. Tổng trọng tài và phó tổng trọng tài.

18.2.2. Các trọng tài khác như: trọng tài bấm giờ, trọng tàiphát thanh, trọng tài trống,…

18.2.3. Tổng thư ký và các thư ký viên.

18.2.4. Ban trọng tài có nhiệm vụ điều khiển các cuộc thitheo chương trình thi đấu đã được ban tổ chức quyết định và theo các điều khoảncủa luật đẩy gậy hiện hành.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng trọng tài:

>> Xem thêm: Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về Quy định chế độ, định mức chi cho hoạt động thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang

19.1. Nhiệm vụ của tổng trọng tai:

19.1.1. Họp các thành viên trong ban trọng tài. Tổ chức tậphuấn trọng tài.

19.1.2. Giám sát, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thànhviên trong ban trọng tài.

19.1.3. Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cácđiều kiện đảm bảo cho thi đấu theo đúng Luật quy định.

19.1.4. Tổ chức các cuộc thi đấu theo đúng luật và điều lệquy định

19.1.5. Sắp xếp chương trình thi đấu.

19.1.6. Phân công các trọng tài cho từng trận đấu một cáchcông bằng, khách quan.

19.1.7. Giải quyết các trường hợp khiếu nại của các đơn vịvà quyết định kết quả của trận đấu sau khi tham khảo ý kiến của các trọng tàiđiều khiển trận đấu.

19.1.8. Tiến hành các cuộc họp trọng tài trước hoặc sau buổithi đấu để rút kinh nghiệm và đánh giá công việc của từng thành viên trong bantrọng tài.

19.1.9. Là người giải quyết và chịu trách nhiệm chính về kếtquả của giải

>> Xem thêm: Sách Luật thể dục, thể thao – Chế độ, chính sách đối với cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên thể dục, thể thao, phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường

19.1.10. Ký duyệt vào biên bản tổng kết kết quả thi đấu saukhi kết thúc giải

19.2. Quyền hạn của tổng trọng tài

19.2.1. Tuyền bố hoãn cuộc thi nếu địa điểm, trang thiết bịdụng cụ thi đấu không đảm bảo theo đúng luật và an toàn cho thi đấu (khi đã báocáo và được phép của trưởng ban tổ chức)

19.2.2. Dừng trận đấu tạm thời nếu gặp sự cố về thời tiết kỹthuật gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc thi, thời gian tạm ngừng tối đa là 60phút, nếu quá thời gian thì có quyền hoãn cuộc thi. (khi đã báo cáo và đượcphép của Trưởng ban tổ chức)

19.2.3. Được phép đề nghị Trưởng ban tổ chứ đình chỉ hoạtđộng của trọng tài từng trận đấu hay toàn bộ cuộc thi nếu trọng tài không hoànthành nhiệm vụ hoặc có những sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc thi.

19.2.4. Nhắc nhở cảnh cáo, truất quyền thi đấu khi vận độngviên không đủ trình độ chuyên môn, thể lực hoặc vi phạm luật

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó tổng trọng tài:

20.1. Phó tổng trọng tài chịu trách nhiệm phụ trách phầnviệc được tổng trọng tài uỷ nhiệm.

20.2. Thay tổng trọng tài giải quyết, điều hành công việckhi được Tổng trọng tài uỷ quyền (khi đã báo cáo và được phép của trưởng ban tổchức)

Điều 21. Nhiệm vụ của tổng thư ký:

>> Xem thêm: Thông tư hướng dẫn về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao

21.1. Điều hành các công việc của ban thư ký.

21.2. Nhận hồ sơ đăng ký của các đội.

21.3. Ghi biên bản cân đo VĐV

21.4. Ghi biên bản cuộc họp giữa ban tổ chức, trọng tài, vàcác lãnh đội.

21.5. Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu, chuẩn bị văn bảncho tổng trọng tài

21.6. Ghi biên bản từng trận đấu

21.7. Tổng hợp kết quả thi đấu

21.8. Trình tổng trọng tài kết quả tổng hợp của toàn bộ cuộcthi

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài chính

22.1. Nhiệm vụ của trọng tài chính:

>> Xem thêm: Quyết định 28/2006/QĐ-UBND về chế độ, định mức chi cho hoạt động thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang

22.1.1. Điều khiển trận đấu theo luật bằng tiếng còi và khẩulệnh

22.1.2. Dùng tiếng còi ra lệnh cho 2 VĐV thi đấu (1 hồi còingắn) hoặc dừng thi đấu (2 hồi còi ngắn)

22.2. Quyền hạn của trọng tài chính:

Trọng tài chính cho dừng trận đấu bằng còi trong các trườnghợp sau

22.2.1. Khi đã xác định được vận động viên thắng

22.2.2. Một trong 2 VĐV vi phạm lỗi

22.2.3. VĐV bị chấn thương

22.2.4. Khi tổng trọng tai, phó tổng trọng tài, trọng taibiên có đè nghị

22.2.5. Khi vận động viên có đề nghị (khi có lý do chínhđáng)

- Trọng tài chính phải theo dõi những động tác kỹ thuật củaVĐV, nhắc nhở, cảnh cáo hoặc đề nghị truất quyền thi đấu khi các VĐV vi phạmlỗi

>> Xem thêm: Cơ sở ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Là người quyết định VĐV thắng, vận động viên thua

Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài biên

23.1. Trọng tài biên di chuyển ở ngoài vạch giới hạn của sânđấu để theo dõi trận đấu, giúp cho trọng tài chính phát hiện và ngăn chặn kịpthơi các VĐV bị phạm lỗi hoặc 1 trong 2 VĐV đã giành thắng lợi

23.2. Hội ý cùng trọng tài chính để thống nhất, quyết địnhVĐV thắng, trong TH khó phân định thắng thua.

23.3. Kiểm tra tư cách VĐV trước khi thi đấu

Điều 24. Nhiệm vụ của trọng tài phát thanh

- Là người phát ngôn chính thức của ban tổ chức

24.1. Giới thiệu mục đích, yêu cầu, tính chất nội dung, quymô, tiến trình giải

24.2. Giới thiệu trận đấu: VĐV, trọng tài điều khiển trậnđấu…

24.3. Thông báo trận đấu, hiệp đấu bắt đầu và kết thúc

>> Xem thêm: Thành lập trung tâm thể dục thể thao

24.4. Giải thích về chuyên môn theo yêu cầu của ban tổ chứcvà tổng trọng tài

24.5. Công bố kết quả hiệp đấu và trận đấu

24.6. Phối hợp cùng trọng tài chính điều khiển trận đấu bằngloa

Điều 25. Nhiệm vụ của tiểu ban y tế

25.1. Theo dõi sức khoẻ các VĐV trước, trong và sau trận đấu

25.2. Được phép vào sân khám và kiểm tra sức khoẻ cho VĐV bịchấn thương theo lệnh của trọng tài

25.3. Sau khi kiểm tra, giám định chấn thương của VĐV, làngười quyết định VĐV tiếp túc thi đấu hoặc không được thi đấu (phải có biên bảnvề nguyên nhân để trình tổng trọng tài và ban tổ chức cuộc thi)

25.4. Nhân viên y tế mặc trang phục áo blue trắng

Điều 26. Trang phục của trọng tài

Các trọng tài mặc trang phục quần âu, áo sơ mi, giầy thểthao (màu trắng)

>> Xem thêm: Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Chương V.

VẬN ĐỘNG VIÊN - CHỈ ĐẠO VIÊN

Điều 27. Trang phục thi đấu của VĐV

27.1. Các VĐV tham gia thi đấu phải mặc trang phục quần, áothể thao hoặc trang phục theo dân tộc, đi giầy thể thao hoặc đi chân đất, taycó thể đeo găng, thắt đai lưng theo quy định: vận động viên gọi tên trước thắtđai màu đỏ, VĐV gọi tên sau thắt đai màu xanh

27.2. Các VĐV không đeo đồng hồ, nhẫn, vòng tay, các vậttrang sức trong khi thi đấu

Điều 28. Nhiệm vụ - quyền hạn của VĐV

28.1. VĐV phải chấp hành tốt luật, điều lệ giải và các quyđịnh của ban tổ chức

28.2. Phải tuân thủ theo quyết định của ban tổ chức và trọngtài

28.3. Phải tôn trọng huấn luyện viên, vân động viên đội bạn,khán giả…

28.4. Nghiêm cấm những hành vi thiếu văn hoá trái với tinhthần thể thao XHCN

>> Xem thêm: Nghị định 348-NĐ năm 1955 ban hành luật đi đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện

28.5. VĐV chỉ được phép ra khỏi sân đấu khi có lệnh củatrọng tài chính

28.6. Đến giờ thi đấu VĐV phải có mặt ở khu dành cho cácVĐV, nếu trọng tài gọi tên đến lần thứ ba trong khoảng thời gian 5 phút mà VĐVđó không có mặt coi nhu VĐV đó bỏ cuộc

28.7. Các VĐV không được có những hành động thô bạo, cố tìnhhãm hại đối phương, các VĐV phải tuyệt đối tuân theo khẩu lệnh của trọng tài.Khi trọng tài có hiệu lệnh dừng hiệp đấu, trận đấu các VĐV phải dừng thi đấungay.

28.8. Những VĐV vi phạm luật hoặc có những hành động thô bạothì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc truất quyềnthi đấu.

Điều 29. Nhiệm vụ - quyền hạn của trưởng đoàn, huấn luyệnviên, chỉ đạo viên

29.1. Trưởng đoàn, huấn luyện viên, chỉ đạo viên phải chịutrách nhiệm toàn bộ về các thành viên của đội mình trong thời gian tham dự giải

29.2. Tham gia các cuộc họp do Ban tổ chức và ban trọng tàitriệu tập

29.3. Có quyền đề nghị thay đổi (nếu hợp lệ) VĐV thi đấu

29.4. Đăng ký thi đấu của đội mình bằng văn bản

29.5. Có quyền xin cho VĐV của đơn vị mình thôi thi đấu (bỏcuộc) khi xét thấy khả năng tiếp tục thi đấu

>> Xem thêm: Quyết định 1236/QĐ-UBTDTT áp dụng Luật bóng ném quốc tế do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

29.6. Khi thấy có vấn đè gì không rõ, không hợp lý có quyềnđòi hỏi hoặc khiếu nại lên Ban tổ chức sau khi sự việc xảy ra không quá 15phút. Những ý kiến khiếu nại phải ghi bằng văn bản và nói rõ nội dung, chứngcứ, chức danh, ký tên

29.7. Phải chấp hành nghiêm túc các quyết định của Ban tổchức và trọng tài

29.8. Trong khi VĐV thi đấu chỉ 1 HLV hoặc chỉ đạo viên đượcngồi vào ghế của VĐV và chỉ đạo VĐV thi đấu

Điều 30. Nhiệm vụ của săn sóc viên:

30.1. Săn sóc viên có nhiệm vụ săn sóc VĐV trước và sau cáchiệp đấu, trận đấu (vào thời gian nghỉ)

30.2. Mỗi vận động viên chỉ có một săn sóc viên

30.3. Săn sóc viên phải mặc trang phục thể thao và ngồi đúngvị trí Ban tổ chức quy định

30.4. Không được phép có những hành vi, cử chỉ thiếu văn hoátrong khi VĐV đang thi đấu

30.5. Nếu cố tình vi phạm ban tổ chức có thể truất quyền sănsóc viên một hay nhiều trận đấu, VĐV của đơn vị đó có thể bị nhắc nhở hoặc cảnhcáo

30.6. Trong khi VĐV đang thi đấu săn sóc viên không đượcquyền chỉ đạo cùng huấn luyện viên mà phải ra khỏi vạch giới hạn an toàn củasân đấu.

>> Xem thêm: Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BNV-BVHTTDL bổ nhiệm xếp lương chức viên chức Thể dục thể thao