Móng đào sâu bao nhiêu mới nhân hệ số taluy

Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ kỹ thuật và biện pháp thi công, theo quan điểm của tôi hai công tác trên về bản chất là như sau:

Mã AB.25000 – Đào móng công trình bằng máy đào:

Đây là đào để thi công các kết cấu móng ở một không gian hẹp [chỉ cần đào đủ điều kiện cho nhân công và thiết bị đứng thi công], độ sâu lớn [gây khó khăn cho công tác đào và hoàn thiện hố móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật]. Trong công tác đào móng, theo thuyết minh thành phần công việc thì khi thi công cần phải thực hiện như sau:

  • Thực hiện đào bằng máy đào;
  • Đổ lên bề mặt theo quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển [nếu mặt bằng cho phép xe vào gần];
  • Hoàn thiện hố móng: Hoàn thiện thành, mái taluy; hoàn thiện và vệ sinh bề mặt đáy móng sau khi đào đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật để thi công các bộ phận kết cấu của công trình.

Do đó thường thi công từ cao trình mặt đất tự nhiên [mặt bằng thi công], xem hình dưới đây, mặt bằng đào khá rộng, nhưng thi công ở độ sâu phức tạp, đòi hỏi tổ chức thi công khó khăn hơn.

Hình ảnh đào móng công trình nhà cao tầng

Mã AB.21000 – Đào san đất tạo mặt bằng bằng máy đào:

Đây là công tác được thực hiện khi san lấp tạo mặt bằng bằng tổ hợp máy đào và máy ủi. Thuyết minh thành phần công việc và biện pháp thi công thực tế đã rõ ràng:

  • Đào san tạo mặt bằng bằng máy đào [đào cos cao để san vào cos thấp hơn cos thiết kế];
  • Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để có được mặt bằng công trình;

Do đó thường thi công ở địa hình rất rộng, chênh cao không lớn và có thể đào dưới cao trình tự nhiên hoặc trên cao trình tự nhiên [nếu địa hình đó lồi lõm cao trình thiết kế]. Xem hình dưới đây:

Hình ảnh san lấp mặt bằng bằng máy đào kết hợp máy ủi

Như vậy:

Từ phân tích về kỹ thuật, định mức và biện pháp thi công thực tế ta hoàn toàn có thể thấy rằng công tác đào móng của công trình đòi hỏi mức độ phức tạp cao hơn là san lấp mặt bằng. Do đó, cần đưa về đúng bản chất của hai công tác trên bởi thực tế rất nhiều đơn vị thẩm tra “ép” tư vấn thiết kế chuyển đào móng sang đào san lấp mặt bằng chỉ vì “hố móng có kích thước lớn”, đó là một quan điểm hoàn toàn thiếu thuyết phục và áp đặt.

Việc đào hồ móng trong thi công là phổ biến, từ công trình nhỏ đến công trình lớn, việc lập biện pháp thi công đào đất rất quan trọng nó quy định sự an toàn các giới hạn cho phép để cho thiết bị có thể đào đất mà tránh sập thành vách.

Việc đào đất mở, hệ số ta luy và chiêu sâu đào rất quan trọng. vậy hiểu như thế nào cho đúng và có cơ sở để lập biện pháp thi công đào đất các bạn có thể xem những cơ sở dưới đây.

1. Bạn có thể tham chiếu và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4447-2012 Công tác đất:

Tiêu chuẩn 4447:2012 được chuyển đổi từ 4447:1987 – được bộ xây dựng áp dụng cho các công tác đất

Download tiêu chuẩn này click vào hình dưới :

– Các trường hợp không mở mái [dốc thẳng đứng]: “3.11. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định về chiều sâu hố móng [có bảng kèm theo]”. Trong đó, một số loại đất nhất định cho phép đào thành thẳng đứng với chiều sâu hố móng lần lượt là 1,0m; 1,25m; 1,5m và 2,0m.

– Các trường hợp mở mái taluy: Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm [kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn] và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở TCVN 4447-2012 công tác đất

2. Bạn có thể tính và áp dụng nhanh chóng theo kinh nghiệm:

– Tính thực tế, chẳng theo công thức nào cả: Tính toán vừa đủ công địa thực tế để người công nhân có thể tác nghiệp, căn cứ vào mặt bằng hố móng, chiều sâu đào và địa chất đất [loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm v.v…].

– Tính bằng tham chiếu tiêu chuẩn: Thường đáy móng công trình được đặt trên nền đất từ cấp III trở lên [vì đất cấp I và cấp II không thể đặt móng được]. Áp dụng như sau:

+ Hố móng công trình 1,0m-2,0m: Đất cấp III: nhân thêm hệ số taluy 1,3. Đất cấp IV: nhân thêm hệ số 1,1. Đá các loại: không nhân hệ số. Các hệ số này phù hợp với quy định về góc nghiêng lớn nhất của mái dốc.

+ Hố móng sâu hơn: tham chiếu tiêu chuẩn để lựa chọn việc mở mái dốc hoặc dùng gia cố thành móng theo tình hình mỗi công trình. Tiêu chuẩn có quy định rất cụ thể.

Nếu bạn cần tham khảo file tính toán để đảm bảo an toàn và đưa ra giải pháp an toàn hố đào có thể download bảng tính ở link sau

Chủ Đề