Một ngày cao bao nhiêu

Hiện nay, chiều cao đang dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định cơ hội công việc, tình cảm và nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm và tìm kiếm các cách cải thiện chiều cao tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khác với cân nặng có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào thì chiều cao chỉ phát triển đến một giai đoạn nhất định. Vậy, chiều cao nam & nữ phát triển đến bao nhiêu tuổi? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Các độ tuổi phát triển chiều cao

Sự phát triển chiều cao diễn ra liên tục từ bào thai đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn nhất định thì tỉ lệ tăng trưởng sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Chia sẻ của Chuyên gia dinh dưỡng - Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hương - Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM về tăng trưởng chiều cao

Bào thai

Từ tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu hình thành cột sống, tay và chân. Tháng thứ 4, khung xương của thai nhi phát triển rất nhanh. Nếu được bổ sung đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, em bé khi ra đời có thể đạt chiều cao chuẩn 50cm, xương chắc khỏe, tạo tiền đề vững chắc để đạt được chiều cao nổi bật khi trưởng thành.

Từ 0-3 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao khá nhanh. Năm đầu tiên, trẻ có thể tăng được 25cm, 2 năm tiếp theo, trẻ tăng lên khoảng 10cm/ năm. Tổng cộng trong 3 năm này, nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ cao lên đến 45cm.

Từ 3-13 tuổi

Trong giai đoạn này mỗi năm trẻ cao lên từ 5 – 7cm tương đối ổn định, cân nặng cũng tăng đều theo từng năm. Việc bổ sung dinh dưỡng đa dạng, khoa học vẫn phải được duy trì để giúp trẻ phát triển thể chất tốt và có đủ năng lượng để học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tạo điều kiện để vận động thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và giúp chiều cao tăng trưởng tốt.

Độ tuổi dậy thì

Đây là thời kỳ quan trọng quyết định rất lớn đến chiều cao khi trưởng thành. Dậy thì cũng được xem là cơ hội cuối cùng để nâng tầm chiều cao. Trong khoảng 3 năm dậy thì, sẽ có khoảng 1 năm chiều cao tăng rõ rệt từ 8 -12cm. Nếu có các nền tảng dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ phù hợp, trẻ sẽ có được một chiều cao khá nổi bật sau giai đoạn dậy thì.

Sau dậy thì

Chiều cao phát triển chậm dần và dừng lại. Lúc này, không có phương pháp nào để cải thiện chiều cao một cách tự nhiên được nữa, chỉ có phẫu thuật kéo chân mới có thể tăng chiều cao. Tuy nhiên, phương pháp này vô cùng nguy hiểm, tốn kém chi phí, người phẫu thuật sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, nằm bất động ít nhất là 6 tháng, sử dụng vô số loại thuốc giảm đau, kháng sinh, tập vật lý trị liệu để đi lại bình thường, không thể vận động mạnh một cách thoải mái hay chơi thể thao tự do. Ngoài ra, vì phẫu thuật kéo chân đã khiến xương bị tổn thương nên các bạn có thể sẽ phải sống chung với các cơn đau nhức, tê cứng chân mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc vận động quá sức. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định tăng chiều cao bằng phương pháp đau đớn này.

Chiều cao cân nặng theo độ tuổi 2019

Để nhận biết chiều cao, cân nặng của mình đã đạt chuẩn hay chưa, các bạn có thể theo dõi bảng chiều cao cân nặng theo độ tuổi năm 2019 dưới đây:

Từ 12 tháng đến 23 tháng

Từ 2 tuổi đến  12 tuổi

Từ 13 tuổi đến 20 tuổi

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao

Dễ dàng nhận thấy, chiều cao dù phát triển không ngừng khi ta còn nhỏ, có sự thay đổi rõ rệt ở giai đoạn dậy thì nhưng đến một độ tuổi nhất định, sẽ chính thức “dậm chân tại chỗ”. Sau độ tuổi này, dù ăn những thực phẩm nào, uống những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất thì chiều cao vẫn không thể gia tăng. Nguyên nhân là vì ở các đầu xương: Khuỷu tay, đầu gối của chúng ta có các phần sụn tăng trưởng. Sụn này dưới tác động của chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi sẽ không ngừng sản sinh để bồi đắp vào các đầu xương, giúp xương dài ra, chiều cao gia tăng. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định, phần sụn tăng trưởng sẽ khoáng hóa hoàn toàn, cứng dần và bám chắc vào các đầu xương, báo hiệu chiều cao ngừng phát triển. Vậy, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ là bao nhiêu?

Theo thống kê, nữ giới sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì [khoảng 18 tuổi] thì chiều cao gia tăng không đáng kể và đến độ tuổi 20 thì ngừng phát triển chiều cao. Thông thường, nam giới thường kết thúc quá trình phát triển chiều cao muộn hơn so với nữ giới vì dậy thì chậm hơn. Nhiều khảo sát đã được thực hiện và chứng minh, nam giới ngừng phát triển chiều cao vào khoảng năm 22 tuổi, muộn hơn 2 năm so với nữ giới.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chiều cao vẫn sẽ tiếp tục phát triển sau 20 tuổi ở nữ và sau 22 tuổi ở nam. Tuy nhiên, số cm chiều cao tăng lên trong giai đoạn này cũng không đáng kể. Nếu nhận thấy sự tăng trưởng chiều cao diễn ra bất thường, cao đột biến trong thời gian ngắn dù đã hết tuổi cao thì rất có thể các bạn đã bị mắc chứng rối loạn tuyến yên khiến lượng hormone tăng trưởng được tiết ra quá nhiều. Lúc này, liên hệ các cơ sở y tế là việc cần làm kịp thời có phương án khắc phục bệnh lý sớm nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách tăng chiều cao

Chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng quyết định đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao. Do đó, để giúp chiều cao tăng trưởng hiệu quả, các bạn cần chú ý ăn uống đủ chất, ăn đủ và đúng bữa. Những thực phẩm có lợi cho chiều cao phải kể đến như: Sữa, chế phẩm từ sữa, các loại đậu, cá hồi, cá ngừ, tôm, cua, ốc, thịt gà, cải bó xôi, bắp cải, cà chua,.... Cần theo dõi cân nặng phù hợp với từng độ tuổi để kiểm soát yếu tố này hiệu quả nhất. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, ăn quá ít sẽ gây suy dinh dưỡng. 2 tình trạng này đều có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao tự nhiên.

Tham khảo chi tiết các món ăn và chế độ ăn uống tại: Nên ăn gì để tăng chiều cao ở độ tuổi dậy thì

Luyện tập thể dục thể thao

Vận động không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất, tốt cho sức khỏe và còn giúp kích thích hệ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe và thúc đẩy sự sản sinh hormone tăng trưởng, rất có lợi cho sự phát triển chiều cao. Các bạn có thể tập luyện các bộ môn như: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây… ít nhất 1 tiếng/ngày. Thời gian tập thể thao thích hợp là vào buổi sáng trước 8h và sau 16h chiều. Nên tập luyện ngoài trời để vừa hít thở không khí trong lành vừa giúp da tự tổng hợp vitamin D hiệu quả, thúc đẩy chiều cao phát triển tốt.

Tham khảo các bài tập tại: #Các bài tập tăng chiều cao trong 1 tuần [cao thêm 5cm]

Ngủ đủ giấc 8h/ ngày

Hormone tăng trưởng sản sinh nhiều nhất vào ban đêm, khi chúng ta ngủ sâu giấc từ khoảng 23h – 01h sáng hôm sau. Do đó, để quá trình tiết hormone tăng trưởng diễn ra thuận lợi nhất, các bạn cần chú ý ngủ sớm trước 22h, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Phòng ngủ cần thông thoáng, yên tĩnh để giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Tránh xa các yếu tố gây hại

Bia rượu, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá, chất kích thích… đều là những thực phẩm cản trở sự phát triển chiều cao và có hại cho sức khỏe. Do đó, cần tuyệt đối tránh xa các yếu tố này nếu muốn sở hữu một chiều cao ấn tượng.

Để chiều cao phát triển tốt cần có sự cộng hưởng của các yếu tố: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, chế độ sinh hoạt. Chỉ một trong số các yếu tố này bị xem nhẹ thì chiều cao không thể tăng trưởng tối đa. Bên cạnh đó, lựa chọn và sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hay còn được gọi là thuốc tăng chiều cao cũng là một sự lựa chọn phù hợp để cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu, giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt, chiều cao gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, chỉ tin dùng các thương hiệu uy tín, được cơ quan chức năng tại Việt Nam cấp phép lưu hành, có chứng nhận chất lượng và nhận được nhiều phản hồi tích cực của người tiêu dùng.

Nếu chọn sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao của Mỹ thì giấy chứng nhận FDA là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các bạn nhận biết được đó có phải là một sản phẩm tốt, chất lượng hay không.

Chủ Đề