Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu mức giá thế giới

Mục lục

  • 1 Phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh
  • 2 Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia
  • 3 Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh
  • 4 Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Phân tích của Ricardo về lợi thế so sánhSửa đổi

Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh. Ông đã phân tích như sau:

Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm Tại Bồ Đào Nha (giờ công) Tại Anh (giờ công)
1 đơn vị lúa mỳ 15 10
1 đơn vị rượu vang 30 15

Trong ví dụ này Anh có lợi thế tuyệt đối so với Bồ Đào Nha trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Anh gấp hai lần Bồ Đào Nha trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Anh sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Bồ Đào Nha cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:

  • 1 đơn vị rượu vang tại Bồ Đào Nha sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mì (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mì); trong khi đó, tại Anh để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mì (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mì). Vì thế ở Anh sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Bồ Đào Nha.
  • Tương tự như vậy, ở Bồ Đào Nha, sản xuất lúa mì rẻ hơn tương đối so với Anh (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Anh phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mì còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất lúa mì còn Anh chỉ sản xuất rượu vang rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:
  • Ông giả định nguồn lực lao động của Bồ Đào Nha là 270 giờ công lao động, còn của Anh là 180 giờ công lao động.
  • Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Bảng 2 - Trước khi có thương mại
Quốc gia Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang
Bồ Đào Nha 8 5
Anh 9 6
Tổng cộng 17 11
  • Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mì rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Bảng 3 - Sau khi có thương mại
Đất nước Số đơn vị lúa mì Số đơn vị rượu vang
Bồ Đào Nha 18 0
Anh 0 12
Tổng cộng 18 12

Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mì và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Lưu ý rằng phân tích của Ricardo kèm theo những giả định sau:

  • Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
  • Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
  • Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
  • Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
  • Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
  • Không có thuế quan và rào cản thương mại.
  • Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.

Ví dụ về lợi thế so sánh

Bảng 1: Chi phí về lao động để sản xuất lúa gạo và thịt heo tại Campuchia với VN

Sản phẩm

Tại Campuchia (giờ công)

Việt Nam (giờ công)

1kg lúa gạo 15 10
1 kg thịt heo 30 15

Trong ví dụ ở bảng 1, chúng ta dễ dàng nhận ra Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo và thịt heo. Theo lẽ thông thường, Việt Nam không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Campuchia. Thế nhưng xét kỹ bạn sẽ thấy rằng:

– 1 kg thịt heo tại Campuchia có chi phí sản xuất gấp đôi lúa gạo.

– 1 kg thịt heo tại Việt Nam có chi phí sản xuất tương đương 1,5 kg gạo.

– Chi phí sản xuất lúa lúa gạo tại Campuchia sẽ rẻ hơn so với Việt Nam vì chi phí cơ hội có 1 kg thịt heo ở Campuchia là 2kg gạo (30/15), còn ở Việt Nam là 2/3kg (15/10).

==> Từ đó, Campuchia sẽ tập trung sản xuất lúa gạo, còn Việt Nam sản xuất thịt heo để tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh của mình thông qua thương mại giữa 2 nước.

Lợi thế so sánh (comparative advantage) là gì? Lý luận về lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh có lẽ là khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết thương mại quốc tế. Đây cũng là một trong những nguyên tắc thường bị hiểu lầm nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm lợi thế so sánh là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối, lợi thế cạnh tranh. Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm lợi thế so sánh là gì?

Trong kinh tế học, lý thuyết lợi thế so sánh (Comparative Advantage) đề cập đến khả năng của một bên (có thể là một cá nhân, một công ty hoặc một quốc gia) trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể với chi phí cơ hội thấp hơn một bên khác. Đó là khả năng sản xuất một sản phẩm hiệu quả nhất so với tất cả các sản phẩm khác có thể được sản xuất. Lợi thế so sánh có thể được xem là đối lập với lợi thế tuyệt đối đề cập đến khả năng của một bên sản xuất một hàng hóa cụ thể với chi phí tuyệt đối thấp hơn bên khác. Đây là lý do tại sao thương mại có thể tạo ra giá trị cho cả hai bên - bởi vì mỗi bên có thể tập trung vào hoạt động mà họ có chi phí cơ hội thấp hơn.

Lợi thế so sánh giải thích cách thương mại có thể tạo ra giá trị cho cả hai bên ngay cả khi một bên có thể sản xuất tất cả hàng hóa với ít nguồn lực hơn bên kia. Lợi ích ròng của một kết quả như vậy được gọi là lợi nhuận từ thương mại. Đây là khái niệm chính của lý thuyết thuần túy về thương mại quốc tế.

Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu mức giá thế giới

Lợi thế so sánh là gì?

Comparative Advantage / Lợi Thế So Sánh

Định nghĩa

Khái niệmlợi thế so sánhđóng một vai trò cực kì quan trọng tronghọc thuyết thương mại quốc tế hiện đại. Một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là cólợi thế so sánhhơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm nếu họ có thể sản xuất sản phẩm đó vớichi phí cơ hộithấp hơn.

Người đầu tiên đề cập đến lợi thế so sánh là Robert Torrens vào năm 1815 khi ông có một bài viết về việc trao đổi ngũ cốc giữa Anh và Ba Lan. Ông rút ra kết luận là người Anh vẫn có lợi khi xuất khẩu hàng hoá sang Ba Lan để đổi lấy ngũ cốc, cho dù họ có thể sản xuất ngũ cốc với chi phí thấp hơn Ba Lan. Tuy vậy, người có đóng góp lớn nhất cho lý thuyết lợi thế so sánh chính làDavid Ricardokhi ông đã đưa ra những giải thích mang tính hệ thống trong cuốn sách xuất bản năm 1817 "Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khoá", sử dụng những ví dụ tương tự liên quan đến hoạt động trao đổi rượu lấy vải vóc giữa Anh và Bồ Đào Nha.

Theo lý thuyết trước đó củaAdam Smithvềlợi thế tuyệt đối, trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tìm cho mình một số sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối, tức là nó sẽ thu lợi nhờ việc chuyên môn hoá và những sản phẩm mà nó sản xuất hiệu quả nhất và trao đổi với các quốc gia khác. Như vậy phải chăng những nước không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì không thể thu được lợi ích từ thương mại quốc tế? Với lý thuyết lợi thế so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng, ngay cả những nước như vậy cũng vẫn tìm được chỗ đứng cho mình trong thương mại quốc tế nếu chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh. Lý thuyết của Ricardo dựa trên nhiều giả định hơi phi thực tế một chút, như là chi phí vận chuyển = 0, và lợi ích từ việc tăng sản lượng có thể bù đắp được các ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường hay bất công bằng xã hội. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học-công nghệ, với sự ra đời củamáy bay và internet thì dường như giả định của Ricardo ngày càng vững vàng hơn.

Lý thuyết lợi thế so sánh được minh hoạ qua ví dụ sau: hai người đàn ông sống sót sau một vụ đắm tàu dạt lên một hòn đảo hoang. Để sống sót họ buộc phải tiến hành một vài hành vi kinh tế cơ bản như là kiếm nước ngọt, bắt cá, nấu ăn, dựng và sửa lều... Người thứ nhất là một chàng trai trẻ, khoẻ, có học hành và nhanh nhẹn hơn, tháo vát hơn, làm việc hiệu quả hơn trong mọi việc. Như vậy là anh ta có lợi thế tuyệt đối trong mọi việc. Người thứ hai là một ông già ốm yếu và không được học hành. Ông ta kém lợi thế tuyệt đối trong mọi việc. Đối với một số việc thì khoảng cách giữa hai người là rất lớn, trong khi một số việc khác thì khoảng cách cũng tương đối nhỏ.

Vậy có ai trong số hai người sẽ có lợi hơn khi sống đơn độc không? Câu trả lời là không, vì chuyên môn hoá và trao đổi sẽ đem lại lợi ích cho cả hai. Hai người phân công công việc như thế nào? Theo như lý thuyết lợi thế so sánh, chàng trai trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những việc mà anh ta làm tốt hơn ông già kia rất nhiều, còn ông già sẽ tập trung vào những việc mà ông ta làm kém chàng trai chút đinh . Một thoả thuận như thế sẽ giúp tăng được tổng số sản phẩm và/hoặc giảm tổng thời gian lao động, nó sẽ giúp cả hai sung túc hơn.

Tuy nhiên, chuyên môn hoá và trao đổi sẽ không thể diễn ra nếu có một đầu vào không thể thay thế nào đó bị cạn kiệt. Trong ví dụ trên, nếu nước ngọt chỉ còn đủ cho một người thì cách duy nhất là giải quyết bằng bạo lực. Hoặc nếu chi phí cơ hội của hai bên với cùng một sản phẩm là như nhau thì không ai được coi là có lợi thế so sánh, trong trường hợp này chuyên môn hoá cũng là vô ích.

Để hiểu rõ lý thuyết này chúng tatiếp tụcphân tích mộtví dụđịnh lượng nữa:

Bảng dưới đây mô tả số sản phẩm tạo ra từ một đơn vị nguồn lực của hai nước Việt Nam và Thái Lan.

Để việc phân tích được đơn giản có thể đưa ra những giả sử sau:

1. Mỗi bên đều có 10 đơn vị nguồn lực vànguồn lực dùng để sản xuất lúa gạo và xe máy là có thể thay thế hoàn hảo lẫn nhau, các nguồn lực được tự do di chuyển trong mỗi nước nhưng không được di chuyển sang nước khác

2. Thế giới chỉ có 2 nước và mỗi nước chỉ sản xuất2 mặt hàng này

3. Chi phí cơ hội của mỗi nước là bất biến

4. Cơ chế giá cả hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Việt Nam Thái Lan
Xe máy 2 c 5 c
Gạo 10 t 12.5 t

Nhìn vào bảng trên có thể thấy Thái Lan có lợi thế tuyệt đối, còn Việt Nam kém lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng này. Nếu không có thương mại thì Việt Nam có thể sản xuất tối đa là20 chiếcxe máy, hoặc 100 tấn gạo, còn Thái Lan có thể có tối đa 50chiếc xe máy hoặc 125 tấn gạo.

Trường hợphai nước quyết định tiến hành hoạt độnggiaothươngvới nhau. Bảng dưới đây cho thấy chi phí cơ hội để sản xuất mỗi mặt hàng:

Việt Nam Thái Lan
Xe máy 5t/c 2.5 t/c
Gạo 0.2 c/t 0.4 c/t

Có thể thấy, chi phí cơ hội để sản xuất xe máy của Thái Lan thấp hơn, trong khi chi phí cơ hội để sản xuất gạo của Việt Nam thấp hơn. Vậy theo lý thuyết lợi thế so sánh Việt Nam nên tập trung vào sản xuất gạo còn Thái Lan sản xuất xe máy. Nếu chuyên môn hoá tuyệt đối Thì sản lượng của 2 nướcnhư sau:

Việt Nam Thái Lan
Xe máy 0 50c
Gạo 100t 0

Việt Namvà Thái Lan sauđó sẽ tiến hành traođổi theo một tỉ lệ nàođó nằm trong khoảng2.5t/cđến 5t/c, giả sử là 3 tấn gạo/ 1 xe máy. Giả sử Thái Lanquyết định đổi20 xe máy lấy 60 tấn gạo.Vậylượnghàng hóacuối cùng mà mỗi nước có,so sánh với lượng hàng hoá nếu tự sản xuất như 2 bảng sau:

Việt Nam Thái Lan
Xe máy 20 30
Gạo 40 60

Sản lượng nếu có thương mại quốc tế

Việt Nam Thái Lan
Xe máy 12 ( =2x6) 30 ( =5x6 )
Gạo 40 (=10x4) 48 (=12x4)

Sản lượng nếu tự sản xuất

Như vậy nhờ có thương mại quốc tế mà cả hai nước đều được tiêu dùng lượng hàng hoá lớn hơn khả năng tự cung cấp của mình, hay nói cách khác họ đãđẩyđược đường giới hạn khả năng sản xuất ra xa gốc toạ độ hơn. (Ảnh: David Ricardo 1772 - 1823)

David Ricardo (1772-1823)

Lợi thế so sánh

Định nghĩa

Lợi thế so sánh trong tiếng Anh là Comparative Advantage.

Lợi thế so sánh là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của họ. Lợi thế so sánh mang lại cho một công ty khả năng bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và thu về lợi nhuận bán hàng lớn hơn.

Lí thuyết về lợi thế so sánh được cho là có đóng góp lớn từ nhà kinh tế học David Ricardo và quyển "Về nguyên tắc của Kinh tế Chính trị và Thuế" xuất bản năm 1817 của ông.

Hiểu lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là nguyên lí cơ bản của lập luận rằng tất cả các chủ thể, trong mọi lúc, có thể cùng có lợi từ hợp tác và thương mại tự nguyện. Đó cũng là một nguyên tắc nền tảng trong lí thuyết thương mại quốc tế.

Để hiểu rõ lợi thế so sánh cần phải nắm vững chi phí cơ hội. Nói một cách đơn giản, chi phí cơ hội là lợi ích tiềm tàng mà một người phải từ bỏ khi lựa chọn một phương án và bỏ qua phương án khác. Trong trường hợp của lợi thế so sánh, chi phí cơ hội của một công ty thấp hơn chi phí cơ hội của các công ty khác. Công ty có chi phí cơ hội nhỏ nhất là bên nắm giữ lợi thế so sánh.

Ví dụ về lợi thế so sánh

Sự phân hoá về kĩ năng

Mọi người hiểu về lợi thế so sánh của mình thông qua tiền lương. Điều này thúc đẩy mọi người làm những công việc mà họ giỏi nhất. Nếu một nhà toán học kiếm được nhiều tiền với vai trò là một kĩ sư hơn là tiền lương anh kiếm được nếu là giáo viên, thì cả anh ta và những người trao đổi với anh sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu anh ấy làm kĩ sư.

Khoảng cách về chi phí cơ hội càng lớn càng tạo ra khả năng tạo ra giá trị sản xuất lớn hơn bằng cách tổ chứ lao động hiệu quả hơn. Con người và các kĩ năng của họ càng đa dạng thì cơ hội cho việc đem lại lợi ích trong thương mại thông qua lợi thế so sánh càng lớn.

Michael Jordan là một ngôi sao bóng rổ nổi tiếng. Giả sử Jordan có thể sơn nhà nhanh chóng, nhờ vào thể lực cũng như chiều cao ấn tượng của anh ấy. Theo giả thuyết, Jordan có thể sơn nhà trong 8 giờ. Tuy nhiên, trong 8 giờ đó, anh cũng có thể tham gia quay quảng cáo trên truyền hình để kiếm 50.000 USD.

Ngược lại, Joe, hàng xóm của Jordan có thể sơn nhà trong 10 giờ. Trong cùng khoảng thời gian đó, anh ta có thể làm việc tại một nhà hàng thức ăn nhanh và kiếm được 100 USD.

Dù Jordan có thể sơn nhà nhanh hơn nhưng trong trường hợp này, người có lợi thế so sánh lại là Joe. Một cuộc trao đổi có lợi nhất là Michael đi đóng quảng cáo, kiếm 50.000 USD và trả Joe hơn 100 USD để thuê anh ấy sơn nhà.

(Theo investopedia.com)

Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu mức giá thế giới
Chiến lược nguồn nhân lực (Human Resource Strategy) là gì? Vai trò chiến lược
30-08-2019 Chiến lược tài chính (Financial strategy) là gì? Nội dung chiến lược
30-08-2019 Quản trị kinh doanh quốc tế (International business administration) là gì?