Mua thuốc gây tê ở đâu

Nhiều người thắc mắc Thuốc gây tê là gì? có hại không? mua ở đâu? Bài viết hôm nay chiembaomothay.com sẽ giải đáp điều này.


Bài viết liên quan:

Thuốc gây tê là gì? có hại không?

Thuốc gây tê là những chất hóa học tổng hợp mà khi vào cơ thể ít gây hoặc không gây kích thích, có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh, khi ngấm vào dây thần kinh thì sự dẫn truyền bị ngưng tạm thời. Nếu là dây thần kinh đi từ ngoại biên lên vỏ não thì sẽ làm mất cảm giác, nếu là dây thần kinh từ vỏ não đi xuống thì gây liệt vận động.

Mua thuốc gây tê ở đâu

Những loại thuốc gây tê hiện nay:

Bupivacain (Marcain)

Là nhóm thuốc tê có đường nối amid như lidocain. Dùng từ 1963.

– Đặc điểm gây tê: thời gian khởi tê chậm, tác dụng gây tê lâu, cường độ mạnh gấp 16 lần procain, nồng độ cao phong tỏa cơn động kinh vận động.

– Dùng để gây tê từng vùng, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây tê tuỷ sống. Dung dịch gây tê tủy sống có tỷ trọng 1,020 ở 37 0 (ống 4ml = 20mg bupivacain clohydrat): tiêm tuỷ sống 3ml ở tư thế ngồi, tác dụng tê và mềm cơ (cơ bụng, cơ chi dưới kéo dài 2-2,5 giờ).

– Dễ tan trong mỡ, gắn vào protein huyết tương 95%, hoàn toàn chuyển hóa ở gan do Cyt.P   450 và thải trừ qua thận.

– Độc tính: độc tính trên tim mạnh hơn lidocain: gây loạn nhịp thất nặng và ức chế cơ tim, do bupivacain gắn mạnh vào kênh Na+ của cơ tim và ức chế cả trên trung tâm vận mạch.

– Gây tê từng vùng, tuỳ thuộc mục đích, tuỳ thuộc tuổi của người bệnh, dùng dung dịch 0,25 – 0,50% (có thể kèm theo adrenalin để gây co mạch), tiêm từ vài ml tới 20 ml. Tổng liều cho 1 lần gây tê không vượt quá 150mg.

Ethyl clorid (Kélène) C2H5Cl

Là dung dịch không màu, sôi ở nhiệt độ 12 0C. Có tác dụng gây mê nhưng ức chế mạnh hô hấp, tuần hoàn nên không dùng. Do bốc hơi ở nhiệt độ thấp, nên có tác dụng làm lạnh rất nhanh vùng da được phun thuốc, gây tác dụng tê mạnh, nhưng rất ngắn.

– Chỉ định: trích áp xe, mụn nhọt, chấn thương thể thao.

– Thuốc đựng trong lọ thủy tinh, có van kim loại, để tiện sử dụng khi phun vào nơi cần gây tê.

Cocain

Bảng A-nghiện. Vì vậy ngày càng ít dùng.

Là thuốc tê duy nhất có nguồn gốc thực vật (lá cây Erythroxylon coca) có nhiều ở Nam Mỹ.

Tác dụng

– Gây tê: thấm qua được niêm mạc, dùng trong tai mũi họng (dung dịch 10 -20%) hoặc khoa mắt (dung dịch 1-2%).

– Trên thần kinh trung ương: gây kích thích, sảng khoái, ảo giác, giảm mệt mỏi (dễ gây nghiện). Liều cao gây run chi và co giật.

– Trên thần kinh thực vật: Cocain cường giao cảm gián tiếp do ngăn cản tái thu hồi noradrenalin ở ngọn dây giao cảm, làm tim đập nhanh, co mạch, tăng huyết áp.

Độc tính

– Cấp: co mạch mạnh (tím tái, hồi hộp, lo sợ, dễ bị ngất), kích thích thần kinh trung ương (ảo giác, co giật).

– Mạn: dễ gây quen thuốc và nghiện, mặt nhợt nhạt, đồng tử giãn, hoại tử vách mũi.

Lidocain (xylocain)

Tổng hợp (1948). Hiện dùng rất rộng rãi.

– Là thuốc tê mang đường nối amid, tan trong nước.

– Là thuốc gây tê bề mặt và gây tê dẫn truyền tốt. Tác dụng mạnh hơn procain 3 lần, nhưng độc hơn hai lần.

– Tác dụng nhanh và kéo dài do bị chuyển hóa chậm. Hai chất chuyển hóa trung gian là monoethylglycin xylidid và glycin xylidid vẫn còn tác dụng gây tê. Vì không gây co mạch nên nếu dùng cùng với adrenalin, thời gian tác dụng sẽ lâu mà độc tính lại giảm.

– Độc tính:

+ Trên thần kinh trung ương: lo âu, vật vã, buồn nôn, nhức đầu, run, co giật và trầm cảm, ức chế thần kinh trung ương.

+ Trên hô hấp: thở nhanh, rồi khó thở, ngừng hô hấp

+ Trên tim mạch: tim đập nhanh, tăng huyết áp, tiếp theo là các dấu hiệu ức chế: tim đập chậm, hạ huyết áp, do tác dụng ức chế trung ương.

Procain (novocaine)

Bảng B. Tổng hợp (1905)

– Là thuốc tê mang đường nối este, tan trong nước.

– Tác dụng gây tê kém cocain 4 lần, ít độc hơn 3 lần.

– Không thấm qua niêm mạc, không làm co mạch, ngược lại, do có tác dụng phong tỏa hạch lại làm giãn mạch, hạ huyết áp. Khi gây tê nên phối hợp với a drenalin để làm co mạch, tăng thời gian gây tê.

– Dùng làm thuốc gây tê dẫn truyền, dung dịch 1% -2% không quá 3mg/kg cân nặng.

– Độc tính: dị ứng, co giật rồi ức chế thần kinh trung ương.

– Hiện có nhiều thuốc tốt hơn nên ngày càng ít dùng.

Các biểu hiện của nhiễm độc thuốc gây tê:

Nhiễm độc thuốc gây tê chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch, trong đó, các biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương thường gặp hơn và xảy ra sớm hơn so với các biểu hiện ở hệ tim mạch.

Các biểu hiện nhiễm độc cấp tính thường xảy ra do nồng độ thuốc tăng nhanh trong máu. Do đó, khi tiêm nhanh một liều nhỏ của thuốc gây tê cũng có thể gây ra các biểu hiện nhiễm độc cấp tính.

Biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương: Các biểu hiện do kích thích hệ thần kinh trung ương thường xảy ra sớm, giai đoạn muộn là các biểu hiện do tác dụng ức chế thần kinh của thuốc.

Những trường hợp nhẹ hoặc trong giai đoạn sớm, người bệnh thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê bì đầu chi, rối loạn vị giác, lú lẫn và buồn ngủ. Trong quá trình tiêm, thầy thuốc cần liên tục hỏi bệnh nhân về cảm giác của họ, nếu có dấu hiệu nghi ngờ có nhiễm độc thuốc, cần ngay lập tức ngừng tiêm.

Những trường hợp nặng, người bệnh có thể co giật, mất ý thức, hôn mê, suy hô hấp và ngừng thở. Tùy thuộc vào loại thuốc và tốc độ tăng của nồng độ thuốc trong máu, bệnh nhân có thể tỉnh lại sau một thời gian ngắn.

Các biểu hiện ở hệ tim mạch: Ở các trường hợp nhiễm độc nhẹ hoặc trong giai đoạn sớm, người bệnh thường có nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, đặc biệt là khi thuốc gây tê được tiêm kết hợp với adrenalin. Sau đó người bệnh thường biểu hiện nhịp tim chậm và tụt huyết áp.

Những trường hợp nặng, người bệnh có trụy tim mạch và rối loạn nhịp tim do tác dụng gây độc trực tiếp của thuốc tê trên tế bào cơ tim. Nói chung, bupivacain có độc tính trên cơ tim cao hơn so với lidocain. Rối loạn nhịp tim do thuốc gây tê có thể rất nặng và dai dẳng, khó điều trị. Nồng độ thuốc gây tê đủ để gây trụy tim mạch thường cao gấp 4-7 lần nồng độ thuốc đủ để gây ra co giật.

Điều trị:

Nếu người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm độc thuốc gây tê trong quá trình tiêm, cần ngay lập tức ngừng tiêm và mở đường truyền tĩnh mạch. Phải đảm bảo thông thoáng đường thở và cho bệnh nhân thở ôxy nồng độ cao nếu có. Cung cấp đủ ôxy giúp ngăn ngừa tổn thương não, tình trạng co giật và các rối loạn nhịp tim khó kiểm soát.

Nếu bệnh nhân co giật, có thể dùng diazepam tiêm tĩnh mạch hoặc đặt hậu môn. Các trường hợp hôn mê phải nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy. Nếu bệnh nhân bị trụy tim mạch, cần điều trị bằng truyền dịch và các thuốc co mạch như ephedrin.

Nếu ephedrin không hiệu quả, có thể dùng adrenalin dung dịch 1:1000 tiêm dưới da 0,3ml hoặc dung dịch 1:10,000 tiêm tĩnh mạch chậm 0,5 – 1ml. Điều trị các rối loạn nhịp tim nếu có, ép tim khi có ngừng tuần hoàn.

Nhiễm độc thuốc gây tê thường có tiên lượng tốt nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Tình trạng nhiễm độc thường nhanh chóng hồi phục nếu được điều trị đúng.

Thuốc gây tê có hại không?

Các loại thuốc gây tê tại chỗ như novocain, lidocain, bupivacain thường được sử dụng để giảm đau trong các thủ thuật và tiểu phẫu thuật ở ngoài da và niêm mạc hoặc để phong bế các dây thần kinh cảm giác.

Nói chung, nếu được sử dụng đúng cách, các thuốc này thường chỉ tác dụng tại chỗ mà ít được hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng phụ toàn thân. Bên cạnh các phản ứng dị ứng, tình trạng nhiễm độc do nồng độ thuốc trong máu cao quá mức cho phép cũng là một trong các tác dụng phụ thường gặp nhất với nhóm thuốc này.

Sau khi gây tê, nồng độ thuốc tê có thể tăng cao trong máu vì nhiều lý do khác nhau như thuốc gây tê được tiêm vào mạch máu, tốc độ tiêm quá nhanh, dùng vượt quá liều quy định hoặc do thuốc hấp thu vào máu quá nhanh khi gây tê ở một vùng giàu mạch máu (đặc biệt là các vùng niêm mạc).

Khi phong bế thần kinh liên sườn bằng các thuốc gây tê, thuốc cũng hấp thu nhanh hơn so với khi tiêm dưới da nên nồng độ thuốc trong máu cũng có thể tăng cao.

Thuốc gây tê mua ở đâu?

– Hiện nay thuốc gây tê không được buôn bán rộng rãi mà chỉ có giấy phép do bộ y tế cấp mới có thể sử dụng loại thuốc này. Nhưng nếu cần thiết có thể mua ở những con buôn ở chợ đen hay các bệnh viện ngầm.

Qua bài viết Thuốc gây tê là gì có hại không mua ở đâu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.


Từ khóa liên quan:

  • thuốc gây tê có tác dụng trong bao lâu
  • thuốc gây tê bán ở đâu
  • thuốc gây tê tại chỗ dạng xịt
  • có nên tiêm thuốc gây tê màng cứng
  • thuốc gây tê thường dùng
  • thuốc làm tê liệt thần kinh
  • mua thuốc gây tê ở đâu
  • thành phần thuốc gây tê
  • cách pha thuốc gây tê
  • tác dụng phụ thuốc gây tê
  • thuốc gây tê trong nha khoa
  • thuốc xịt gây tê trong thể thao

Hỏi

Chào bác sĩ. Tôi bị đau nhức không ngủ được. Tôi muốn mua thuốc gây mê để có thể ngủ được. Bác sĩ cho tôi hỏi có thể mua thuốc gây mê ở hiệu thuốc không? Có phải thuốc gây mê bị cấm bán phải không ạ? Mong bác sĩ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn!

Trường hợp của bạn phải đi khám bệnh chuyên khoa, xem nguyên nhân gây tình trạng trên là gì, có bệnh lý gì thì mới có chỉ định dùng thuốc. Những thuốc nằm trong danh mục cấm nếu không có chỉ định của bác sĩ thì bệnh viện và nhà thuốc sẽ không bán bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Hệ thống Y tế Vinmec, rất mong có thể gặp trực tiếp bạn để có thể được tư vấn kỹ càng hơn. Trân trọng!

Được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quốc Tuấn - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

XEM THÊM: